GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LựC XỬ LÝ NỢ XẤUCỦA VAMC

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực xử lý nợ xấu của VAMC cho hệ thống NH việt nam khoá luận tốt nghiệp 462 (Trang 81 - 113)

5 .Kết cấu đề tài

3.2 GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LựC XỬ LÝ NỢ XẤUCỦA VAMC

TRONG TƯƠNG LAI

Về vai trò của VAMC trong xử lý nợ xấu không dễ dự báo bao giờ xử lý xong, nhưng ngay cả ở điều kiện tốt nhất cũng phải mất vài năm. Tốc độ xử lý nợ xấu của VAMC phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: sự ổn định kinh tế vĩ mô, chu kỳ phục hồi thị trường BĐS ngắn hay dài và cùng đó là sự nỗ lực vượt qua những điểm nghẽn để giúp cho VAMC cùng các NH xử lý nợ xấu hiệu quả.

Giải quyết triệt để, để tăng hiệu quả thu hồi vốn từ các khoản nợ xấu hiện nay không chỉ chờ vào mệnh lệnh của cơ quan chức năng, hay vai trò của VAMC hoặc sự nỗ lực của chính các NHTM. Vấn đề quan trọng là phải vượt qua những điểm nghẽn này.

3.2.1 Về phía VAMC

3.2.1.1 Tiếp tục tăng vốn điều lệ của VAMC

Nghị định 34/2015/NĐ-CP mới ban hành đã nâng vốn điều lệ của VAMC lên 2.000 tỷ đồng. Biết rằng 2000 tỷ đồng chỉ là vốn pháp định ban đầu nhưng nếu triển khai các nhiệm vụ sắp tới: phải xử lý hàng trăm nghìn tỷ đồng nợ xấu thì con số đó cũng chẳng thấm tháp gì. Vì thế điều cần thiết là phải tiếp tục tăng vốn pháp định từ đó

nâng cao năng lực tài chính của VAMC. Lúc đó, nguồn vốn này được sử dụng như nguồn vốn cơ bản để mua khoản nợ theo giá thị trường hoặc tham gia góp vốn tái cấu trúc các khoản nợ. Trong quá trình mua bán nợ sau này, tích tụ tư bản nhiều thêm, vốn lớn thêm thì mới có thể nói chuyện sịng phẳng bằng tiềm lực tài chính khi xử lý triệt để nợ xấu.

3.2.1.2 Hồn thiện hành lang pháp lý và giao quyền năng đặc biệt cho VAMC

Để VAMC thực thi tốt nhiệm vụ được giao cần một cơ chế luật pháp chắc chắn hậu thuẫn phía sau. Do vậy, vốn điều lệ có được nâng lên như đề xuất thì phải kết hợp với các cơ chế luật pháp. Theo kinh nghiệm quốc tế, các nước có AMC hầu như đều có một bộ luật riêng về cơ chế hoạt động của AMC để có thể xử lý nợ xấu một cách nhanh nhất, thơng thống nhất và từ đó đạt được hiệu quả cao nhất cho phát triển kinh tế. Những quy định trong cơ chế hoạt động của VAMC mới chỉ dừng lại ở Thông tư, Nghị định. Trong khi một mơ hình AMC điển hình mà chúng ta đã nghiên cứu ở trên- AMC của Malaysia - Dahanarta, đã đạt được thành cơng lớn là bởi nó nhận được sự hậu thuẫn từ chính quyền Malaysia. Sau khi được thể chế hóa, bộ luật đã mang lại bộ khung pháp lý rất đặc biệt, hỗ trợ hoàn hảo cho sự hoạt động của AMC này.

Hai năm qua, việc triển khai mua nợ xấu bằng TPĐB là bước đi đầy nỗ lực nhưng hiện nay, VAMC gặp rất nhiều vướng mắc về xử lý tài sản, quyền định đoạt tài sản, bất động sản; tranh chấp, kiện tụng.. .Ngay cả hành lang pháp lý để bảo vệ cho cán bộ VAMC chưa được rõ ràng khi tiến hành định giá phát mại tài sản hoặc đấu giá.. .Đây là những yếu tố khiến cho các đơn vị chủ nợ như VAMC rất khó khăn khi địi nợ. Vì thế cùng với việc nâng vốn, Nhà nước phải có bộ luật về xử lý nợ xấu để xử lý nợ và cho VAMC “cơ chế” thì mới giải quyết triệt để được xử lý nợ xấu.

Trước hết, VAMC cần đưa những kiến nghị của mình lên Quốc hội để hồn thiện hành lang pháp lý. Ngoài ra, kiến nghị Quốc hội xem xét bổ sung Luật Đất đai cho phép các nhà đầu tư nước ngoài mua nợ được nhận thế chấp tài sản là quyền sử dụng đất, đề nghị Quốc hội có ý kiến để tịa án chấp thuận nội dung hợp đồng ủy quyền khởi kiện của VAMC cho TCTD. Theo đó, TCTD được phép thay mặt VAMC ký đơn khởi kiện và thực hiện toàn bộ quyền và nghĩa vụ của nguyên đơn. Đồng thời, cho VAMC được phép kế thừa toàn bộ quyền và nghĩa vụ của TCTD trước khi bán nợ.

Tiếp theo, cần cho phép VAMC có quyền xử lý TSĐB, chuyển nhượng, bán khoản nợ mà không phải xin phép bên đi vay. Ngồi ra, cơ quan này có quyền phối hợp với cơ quan công an cưỡng chế nếu bên đi vay khơng hợp tác. Nhất là hạn chế hình sự hóa trong quan hệ tranh chấp dân sự, đặc biệt trong việc bán nợ, tài sản thấp hơn giá trị gốc. Có một hành lang pháp lý hồn thiện, đủ mạnh như vậy mới đẩy nhanh được tốc độ xử lý nợ xấu.

Về phía cơ quan quản lý, NHNN cần liệt kê tất cả các bộ luật hiện hành đang có những nội dung không phù hợp với việc xử lý nợ xấu thơng qua VAMC trình Chính phủ để báo cáo Quốc hội cân nhắc có hướng điều chỉnh trong thời gian tới. Cùng với đó, cần phải có những quy định pháp lý rõ ràng hơn, đặc thù hơn cho VAMC. Trong tương lai NHNN cần phối hợp với các bộ, ngành chức năng tiếp tục giải quyết khoản nợ khổng lồ trên, nhằm giải phóng nhanh một lượng giá trị tài sản lớn đang bị tồn đọng làm tắc nghẽn một lượng vốn không nhỏ của xã hội.

3.2.1.3 Cần tiếp tục nới lỏng một số quy định

Ngay từ khi ra đời VAMC đã sở hữu một số quy định có phần lợi có lợi hơn cho VAMC. Qua nhiều nghị định thông tư ban hành nó vẫn khơng được sửa đổi như quy định khơng phải NHTM cứ bán nợ cho VAMC là khoản nợ đó được xóa hồn tồn. Sau nhiều nhất là 10 năm (theo nghị định 34/2015/NĐ-CP, nghị định cũ là 5 năm) nếu không xử lý được hết nợ xấu thì NHTM phải lấy lại món nợ đó. Như thế, rủi ro chính vẫn là các NH vì họ bán nợ đi, khơng biết được hưởng được bao nhiêu trong khi vẫn phải trích lập dự phịng rủi ro cho các khoản nợ để giảm trừ giá trị trái phiếu ( theo nghị định 34/2015/NĐ-CP là tỷ lệ trích lập do NHNN hướng dẫn chứ khơng ép 20% hàng năm như trước mà đang giảm dần xuống đến 10%- mặc dù đã nới lỏng hơn những vẫn khơng có lợi cho NH)khiến các NH ngần ngại khi bán nợ cho VAMC.Rõ ràng với như thế thì phần rủi ro bán nợ vẫn thuộc về phía các TCTD. VAMC phải nới những điều khoản này thì NH mới mạnh dạn bán nợ cho VAMC. Nếu VAMC cởi bỏ nút thắt này, thì khơng chỉ nhà đầu tư trong nước mà ngay cả các tổ chức nước ngồi cũng sẽ tham gia vào q trình mua bán nợ cùng VAMC.

Một số quy định đã được sửa đổi hoặc bãi bỏ như việc không yêu cầu nợ xấu muốn bán phải đảm bảo bằng 65% bằng BĐS; hoặctỷ lệ chiết khấu tối đa là 70% của

TPĐB, cao hơn nhiều so với quy định trước đó...Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn nhiều cho các NHTM trong bán nợ xấu, từ đó khuyến khích NH chủ động bán nợ cho VAMC.

3.2.2 Về phía NHTM

3.2.2.1 Minh bạch con số nợ xấu: các NH cần nhìn thẳng vào sự thật

Đã có rất nhiều con số khác nhau về tình trạng nợ xấu được công bố trong thời gian qua. Các con số nợ xấu hiện nay chưa phản ánh đúng sự thật. Trên thực tế, bản thân NH chưa thực hiện tốt cơng tác xếp loại nợ và trích lập dự phịng rủi ro, hoặc cố ý đánh giá, làm sai lệch dữ liệu, không công bố báo cáo thường niên theo quy định. Các động cơ khác khiến NH muốn che giấu nợ xấu của mình có thể kể đến như việc phân loại khoản nợ vào đúng nhóm nợ sẽ làm tăng trích lập dự phịng rủi ro, làm giảm lợi nhuận và tổng tài sản của NH, khiến uy tín thương hiệu, niềm tin của khách hàng dành cho NH sụp giảm, kéo theo lượng khách hàng giảm, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của NH. Một động cơ quan trọng khác nữa là vấn đề sở hữu chéo NH. Khi con số nợ xấu được công khai, các cơ quan chức năng sẽ tiến hành thanh tra, kiểm tra có thể làm lộ những hoạt động làm ăn của NH như đầu tư BĐS, đầu tư vốn vào dự án, các hoạt động kinh doanh liên quan đến chính chủ NH... gây khơng ít những hệ lụy.

Song xử lý nợ xấu thì cần phải nhìn thẳng vào sự thật, hiện VAMC xử lý nợ xấu trên nguồn số liệu nhảy múa, nợ xấu của hệ thống NH vẫn chưa được cơng bố chính xác, đầy đủ. Điều này cho thấy nợ xấu của nhiều NH hết sức phức tạp. NHNN đang dựa trên hai nguồn số liệu khác nhau để giám sát tình hình nợ xấu của các TCTD, bao gồm số liệu nợ xấu do các TCTD báo cáo và số liệu nợ xấu theo kết quả giám sát của cơ quan Thanh tra, giám sát NH. Điều này đồng nghĩa VAMC xử lý nợ xấu trên nguồn số liệu không đồng nhất. Theo VAMC, thông thường, số liệu nợ xấu theo kết quả giám sát của Cơ quan Thanh tra, giám sát NH cao hơn và đáng tin cậy hơn so với số liệu nợ xấu do các TCTD báo cáo. Cơ quan Thanh tra, giám sát NH có nhiều nguồn thơng tin khác nhau để đánh giá chất lượng nợ xấu của TCTD (thơng tin chung về tồn hệ thống, thông tin về khách hàng vay, thông tin từ hoạt động thanh tra tại cho...).Khi phân tích về tình hình nợ xấu, nhiều chun gia kinh tế cho rằng cả hệ thống NH đang có lượng nợ xấu khổng lồ. Bởi vì có những khoản nợ xấu khơng trốn đi, nó nằm đó, chỉ có điều người ta khơng chịu thừa nhận và gọi đúng tên mà thôi. Một phần đáng ra

là nợ xấu nhưng vẫn được nằm ở nhóm chưa xấu; một phần về bản chất là nợ và xấu, nhưng đã được làm mới lại trước thời điểm chốt sổ báo cáo. Cũng có những khoản nợ khó thu hồi, song trước ngày chốt số lập báo cáo tài chính, NH đã kịp “đổi đời” cho nó. Đây chủ yếu là khoản tiền gửi-cho vay giữa các NH với nhau, khó khăn và chất lượng của nó cũng khơng có ở những tỷ lệ nợ xấu được báo cáo “đẹp”, dù không lẩn khuất. Việc xử lý nợ xấu trở nên hết sức khó khăn bởi ngay cả số liệu về nợ xấu cho đến nay vẫn chưa được công khai chắc chắn.

Hiện tại các NH đang áp dụng quy định theo Thông tư 02/2013 của NHNN về phân loại và trích lập dự phịng rủi ro, tỷ lệ nợ xấu đã xác định cao và chính xác hơn. Càng ngày tỉ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ được các quan chức năng NHNN thừa nhận càng gần với số liệu mà các tổ chức tài chính quốc tế dự đốn. Nhưng dù tỉ lệ nợ xấu có tăng cao nhưng nó phản ánh đúng bản chất tín dụng của NH thì khơng hề xấu.Điều quan trọng hơn hết là các NH cần thẳng thắn nhìn nhận những khoản nợ để con số nợ xấu là thật, chứ không chỉ để làm đẹp báo cáo. Chỉ điều đó mới giúp cơ quan chức năng đưa ra những cơ chế điều chỉnh phù hợp. Do vậy, cơ quan thanh tra giám sát NH cần bắt buộc các NHTM đưa ra số liệu rõ nguồn, phương pháp xác định và thời điểm xác định, từ đó mới xác định số nợ xấu chính xác.

3.2.2.2 Nghiêm chỉnh chấp hành các văn bản pháp luật của cơ quan chức năng

Việc ban hành các thơng tư, nghị định giúp đưa các tiêu chí đánh giá nợ xấu của Việt Nam thống nhất và tiến gần hơn với quy định của thông lệ quốc tế.

- Về phần NHTM, bản thân NH cần tự giác thực hiện kịp thời, đúng và đủ các quy định được giao dưới sự giám sát của NHNN.

- Về phần NHNN, NHNN cần đảm bảo các thông tư, nghị định này được ban hành theo đúng lộ trình. Hơn nữa, NHNN cùng các cơ quan bộ ngành cần có

những bổ

sung, sửa đổi, ban hành thêm những văn bản pháp luật mới phù hợp với tình

hình kinh

tế và điều kiện thực tiễn ở từng thời kì.

3.2.2.3 Tích cực phối hợp với VAMC trong việc mua bán xử lý nợ

Sẽ rất nguy hiểm nếu VAMC mua nợ xấu và không bán được nợ xấu, sau đó trả lại cho NH. Để đảm bảo hạn chế những tình huống như vậy, NH cần phối hợp với VAMC lựa chọn kỹ càng các khoản nợ xấu sẽ trao đổi, không phải khoản nợ xấu nào

trị của TSĐB, đồng thời, cần cùng nhau thiết kế các cơ chế đấu thầu, phân loại, chia nhóm nợ xấu phù hợp đểgiải phóng nhanh nợ xấu thu được. Vì các tổ chức mua lại nợ xấu với mục tiêu lợi nhuận chủ yếu là mua nhanh, bán nhanh để hưởng chênh lệch, tổ chức bán nợ xấu muốn bán tháo nợ xấu để làm đẹp BCĐKT, trong khi mục đích cốt lõi hơn cả là làm sao phải để con nợ có khả năng tự trả nợ nên cũng cần cân nhắc thận trọng: với VAMC không phải đối tượng nào cũng mua, với NH không phải đối tượng nào cũng bán.

3.2.3 Phát triển thị trường mua bán nợ

Trước hết để hình thành, tồn tại và phát triển thị trường mua bán nợ thì đầu tiên việc cần làm là hoàn thiện khung pháp lý, tạo điều kiện cho thị trường hoạt động. Khuôn khổ pháp lý thuận lợi là bước đệm cho một thị trường hồn hảo. Cần rà sốt và xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật về mua bán nợ, về quan hệ giữa công ty xử lý nợ với các TCTD,đặc biệt là vấn đề trần tỷ lệ sở hữu tại các doanh nghiệp, nhất là các NH cũng như việc sở hữu tài sản tại Việt Nam, nhất là bất động sản. Môi trường đầu tư minh bạch, rõ ràng, thủ tục nhanh chóng, đơn giản sẽ thu hút được nhà đầu tư trong và ngoài nước tự nguyện tham gia thị trường.

3.2.3.1 Giải pháp phía cung

a, Thống nhất việc phân loại và xếp hạng nợ xấu

Các NHTM tiếp tục áp dụng đúng thông tư 02/2013/TT-NHNN và thơng tư 09/2014/TT-NHNN về phân loại, trích lập dự phịng đúng đủ các nhóm nợ, đảm bảo đưa ra con số nợ xấu chính xác nhất của cơ quan mình, nhằm cung cấp thơng tin chuẩn cho VAMC để VAMC có cơ sở để thể tiến hành xây dựng biện pháp xử lý một cách hiệu quả nhất.

b, Xây dựng hệ thống, xác định giá bán nợ và đấu giá các khoản nợ

Một trong những điểm nghẽn là chúng ta chưa thực sự có cơ chế thị trường để đấu giá các khoản nợ. Phải tạo ra được cơ chế thị trường để các khoản nợ có thể đem ra đấu giá và giải quyết. Đây là điều tối quan trọng để giải quyết vấn đề nợ xấu. Có VAMC là điều tốt, nhưng cần xây dựng cơ chế thị trường để xử lý các khoản nợ nhanh chóng hiệu quả. Nếu các khoản nợ chỉ chuyển từ tay người này sang tay người khác thì sẽ khơng thể giải quyết được vấn đề. Thậm chí đây cịn là nguy cơ dẫn tới một cuộc khủng hoảng khác nữa. Vì thế trước tiên cần thống nhất trong việc xây dựng hệ thống

cơ sở xác định giá trị khoản nợ để làm cơ sở đàm phán giữa bên mua và bên bán để hài hịa lợi ích giữa các bên. Bởi hiện tại sự chênh lệch lớn giữa giá chào mua và chào bán trong giao dịch mua bán nợ làm kéo dài thời gian đàm phán, dẫn đến thất bại trong giao dịch.Bên cạnh đó nên nghiên cứu việc cho ra đời các công ty định giá với chức năng định giá độc lập và chính xác các khoản nợ. Sự ra đời của công ty này hứa hẹn sẽ mang đến lợi ích cho cả hai bên mua bán khi giúp họ có cơ sở để xem xét, quyết định giá trị khoản nợ, đảm bảo việc mua bán nợ được thực hiện khách quan, rút ngắn thời gian giao dịch. Điều này đặc biệt ý nghĩa với các NH khi trách nhiệm về sử dụng và mất vốn luôn nặng nề.

Một việc không kém phần quan trọng so với việc xác định giá bán nợ là việc hoàn thiện cơ chế việc bán đấu giá các khoản nợ. Biện pháp này sẽ xem các khoản nợ cần thu hồi tương tự như các gói thầu được đem ra đấu giá, việc tổ chức đấu giá các

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực xử lý nợ xấu của VAMC cho hệ thống NH việt nam khoá luận tốt nghiệp 462 (Trang 81 - 113)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(113 trang)
w