Các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh trong hoạt động tíndụng của

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động tín dụng của NHTMCP quân đội khoá luận tốt nghiệp 459 (Trang 26 - 28)

1.2. Cạnh tranh trong hoạt động tíndụng củaNHTM

1.2.4. Các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh trong hoạt động tíndụng của

dụng của NHTM.

1.2.4.1. Nhóm chỉ tiêu định tính

- Uy tín, thương hiệu của NH: một NHTM có uy tín, thương hiệu càng cao thì khả năng cạnh tranh hoạt động kinh doanh nói chung, trong đó có hoạt động tín dụng, càng cao: và ngược lại.

- Chất lượng đội ngũ cán bộ tín dụng trực tiếp giao dịch với khách hàng: Neu chất lượng đội ngũ cán bộ tín dụng càng cao ( thể hiện ở tính chuyên nghiệp, thái độ phục vụ khách hàng,...) thì NH càng có tính cạnh tranh cao hơn trong hoạt động tín dụng so với các NH khác.

- Năng lực công nghệ: thông thường khách hàng luôn muốn t iếp cận các sản phẩm tín dụng nhanh chóng và tiện lợi. NH nào có năng lực cơng nghệ cao hơn, tạo ra tốc độ xử lý hồ sơ nhanh, ra quyết định tín dụng nhanh chóng thì có năng lực cạnh tranh cao hơn so với các NH khác.

- Chính sách tín dụng: chính sách tín dụng là chính sách phục vụ nhu cầu tín dụng của khách hàng, quy định các nội dung cụ thể như: quy mô, lãi su ất, kỳ hạn, TSĐB,.). Chính vì vậy, NH nào có chính sách tín dụng rõ ràng, hợp lý và tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng nhiều hơn sẽ góp phần giúp NH đó nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động tín dụng.

- Hệ thống kênh phân phối: NH nào có hệ thống kênh phân phối sản phẩm càng rộng khắp, tiếp cận càng gần được với khách hàng mục tiêu thì năng lực cạnh tranh trong cung cấp các sản phẩm tín dụng càng cao và ngược lại.

1.2.4.2. Nhóm chỉ tiêu định lượng

- Năng lực tài chính: Một NH với năng lực tài chính đủ lớn mạnh sẽ khơng bỏ lỡ các cơ hội đầu tư, mở rộng hoạt động tín dụng, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động tín dụng của NH. Một số các chỉ tiêu thể hiện năng lực tài chính của một NH bao gồm: vốn điều lệ, VCSH,...

- Tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng: Năng lực cạnh tranh của NH trong hoạt động tín dụng được biểu hiện cụ thể qua tỉ lệ tăng trưởng dư nợ. NH có tỷ lệ tăng trưởng dư nợ cao, chứng tỏ mức độ cạnh tranh được cải thiện.

, Dư nợ kỳ này

Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ = -----—-—— × 100%

Dư nợ kỳ tr ước

- Số lượng sản phẩm dịch vụ tín dụng: một NH càng cung cấp đa dạng sản phẩm tín dụng cho khách hàng trên thị trường lựa chọn thì năng lực cạnh tranh càng được nâng cao.

- Tốc độ tăng trưởng số lượng khách hàng trong hoạt động tín dụng, đặc biệt là

khách hàng có uy tín và làm ăn hiệu quả.

- Tốc độ tăng trưởng hay suy giảm thị phần dư nợ tín dụng:

__ , , _ Dư nợ của NH

Thị phần tín dụng = - ----- ^ '∖ ι Ấ— × 100%

Dư nợ tồn hệ th.ơng

- Tỷ lệ nợ xấu: Nợ xấu cũng có thể được xem là chỉ tiêu giúp đánh giá năng lực cạnh tranh trong hoạt động tín dụng của NH, bởi nếu một NH có tỷ lệ nợ xấu quá lớn, chứng tỏ NH đã phải mở rộng hoạt động cho vay bằng mọi giá, hay nói cách khác là khách hàng của NH này thiếu sự sang lọc hiệu quả.

_ „ Jj Dư nợ xấu

Tỷ lệ nợ xấu = —-T-— --- × 100%

Tông d ư n ợ

- Thu nhập từ hoạt động tín dụng: thu nhập ở đây được tính bằng chênh lệch giữa chi phí đầu vào và các chi phí khác cho hoạt động tín dụng với thu lãi đầu ra. Một NH có thu nhập từ hoạt động tín dụng cao chứng tỏ NH đó có năng lực cạnh trong trong hoạt động tín dụng cao. Chỉ tiêu này cịn giúp NH đánh giá được hiệu quả hoạt động tín dụng trong tổng quan hoạt động kinh doanh của NH.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động tín dụng của NHTMCP quân đội khoá luận tốt nghiệp 459 (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(78 trang)
w