Nhóm giải pháp trực tiếp

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động tín dụng của NHTMCP quân đội khoá luận tốt nghiệp 459 (Trang 64 - 67)

Giải pháp nâng cao năng lực tài chính

Một ngân hàng với tiềm lực tài chính đủ lớn mạnh khơng bỏ lỡ các cơ hội đầu tư, nâng cao vị thế của ngân hàng đó, đáp ứng được triệt để nhu cầu tín dụng từ xã hội, hoạt động tín dụng ngày càng được phát triển, mở rộng hơn. Để nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động tín dụng mình MBbank cần có các biện pháp nhằm nâng cao năng lực tài chính.

Một cách để nâng cao năng lực tài chính là việc tăng vốn điều lệ. Theo xu thế tăng vốn điều lệ của các NH TMCP thì năng lực cạnh tranh của các NH TMCP sẽ được nâng lên đáng kể, sẽ khiến áp lực cạnh tranh trên thị trường ngày càng cao. Quy mô về vốn điều lệ của một ngân hàng là một trong những tiêu chí đánh giá năng lực tài chính và khả năng đảm bảo tỷ lệ an tồn vốn của ngân hàng. Quy mô quá nhỏ về vốn là một trong những điểm yếu lớn, sẽ cản trở sự phát triển của một ngân hàng, và làm giảm năng lực cạnh tranh trong hoạt động tín dụng của ngân

hàng đó. MBbank cần tăng thêm nguồn vốn điều lệ nhằm nâng cao năng lực tài chính, nâng cao tính tự chủ về tài chính của bản thân ngân hàng.

Thêm nữa, MBbank cần có chiến lược kinh doanh, thực hiện các hoạt động kinh doanh có hiệu quả, mang lại tỷ suất sinh lời cao. Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh sẽ giúp MBbank tăng thu nhập, lợi nhuận sau thuế từ đó giúp ngân hàng gia tăng lượng VCSH. Mà VCSH là yếu tố để đánh giá năng lực tài chính của một tổ chức kinh tế. Như vậy năng lực tài chính của MBbank sẽ được nâng cao khi hoạt động kinh doanh đạt kết quả tốt.

Gia tăng thị phần tín dụng đi đơi với đảm bảo chất lượng tín dụng

MBbank cần tiếp tục nỗ lực hơn nữa để tăng trưởng thị phần tín dụng nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh tín dụng. Tuy nhiên, điều đó khơng có ngh là MBbank cần tăng thị phần tín dụng bằng mọi cách. Tăng trưởng tín dụng, nâng cao thị phần cần phải luôn đi kèm với việc đảm bảo chất lượng tín dụng. MBbank cần nâng cao chất lượng hoạt động phân tích, dự báo, dự đốn tình hình để hỗ trợ cho quá trình thẩm định và xem xét cho vay. Lấy đó làm cơ sở để có quyết định cho vay đúng, đầu tư đúng, đảm bảo cho chất lượng của khoản vay. Cần đánh giá tầm quan trọng, ý nghĩa c ủa hoạt động này, xem xét thơng tin với vai trị là nguồn lực trong hoạt động kinh doanh, để có đầu tư đúng mức. Có như vậy mới nâng cao khả năng phân tích, đánh giá hiệu quả dự án, định lượng được giá trị thu nhập trong tương lai khi dự án đi vào hoạt động, đặt trong điều kiện nền kinh tế thị trường thường xuyên biến động và thay đổi phức tạp, với các yếu tố nhạy cảm như: giá cả, tỷ giá, thị trường tiêu thụ và rất nhiều yếu tố rủi ro khác. Gắn liền quá trình này là xây dựng quy trình tín dụng khoa học, hợp lý, thực hiện sổ tay tín dụng đảm bảo quản lý, theo dõi, kiểm tra khách hàng tốt.

Nhằm mục đích đảm bảo mức tăng trưởng dư nợ hợp lý, gia tăng thị phần tín dụng đi kèm chất lượng tín dụng tốt, và mang lại hiệu quả cao trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động tín dụng trong thời gian tới, cần thực hiện các giải pháp sau:

- Thứ nhất: cần thống nhất nhận thức và nhất quán trong thực hiện chính sách tín dụng với tầm nhìn dài hạn, khơng vì lợi ích trong một vài năm trước mắt mà làm

tổn hại đến lợi ích lâu dài trong các năm tiếp theo. Không nên mạo hiểm cho vay ồ ạt cá dự án kém chất lượng, tiềm ẩn nhiều rủi ro, dẫn đến có thể tăng đột biến nợ quá hạn và giảm mạnh các mặt khác của chất lượng tín dụng trong các năm sau.

- Thứ hai: cần thay đổi một cách căn bản trong tư suy và cách thức điều hành hoạt động tín dụng, chuyển từ bị động chạy theo xử lý các hậu quả xảy ra do rủi ro cao và chất lượng suy giảm sang chủ động lường trước các tình huống và thực hiện đồng bộ các biện pháp phịng tránh tích cực.

- Thứ ba: cụ thể hóa và sử dụng hệ thống các chỉ số phản ánh chất lượng tín dụng như một cơng cụ để quản lý quan hệ giữa tăng trưởng và chất lượng tín dụng. Bên cạnh tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ có thể được coi là chỉ số tổng hợp về chất lượng tín dụng, cần bổ sung thêm một số nhóm các chỉ số khác, thí dụ:

Nhóm 1: các chỉ số về mức nợ quá hạn: tỷ lệ quá hạn ròng, bằng tỷ lệ của hiệu giữa nợ quá hạn ròng( tổng số nợ quá hạn trừ đi dự phòng rủi ro) trên tổng dư nợ'...

Nhóm 2: các chỉ số về hiệu quả tín dụng: tỷ suất thu nhập từ hoạt động cho vay( sau thuế) trên vốn tự có.

Nhóm 3: các chỉ số về cơ cấu cho vay: tỷ lệ cho vay trung dài hạn trên tổng dư nợ.

Nhóm 4: các chỉ số phản ánh mức độ tuân thủ: tỷ lệ giữa số các khoản vay có những vi phạm chế độ, quy định cho vay ( theo đánh giá của thanh tra, kiểm tra, kiểm soát nội bộ) trên tổng số các khoản đã cho vay trên một năm.

Giải pháp nâng cao uy tín, thương hiệu và tạo lập triết lý kinh doanh

Trong nền kinh tế thị trường hiện đại, thương hiệu của một doanh nghiệp là yếu tố có ý nghĩa quan trọng, một nguồn tài sản lớn, trong một số trường hợp, giá trị thương hiệu của một doanh nghiệp có thể lớn hơn tổng số tài sản hữu hình của doanh nghiệp đó. Để phát triển thương hiệu của mình, MBbank cần có chiến lược và kế hoạch rõ ràng, phải dành nguồn lực cần thiết để tiến hành nghiên cứu thị trường và khách hàng, thực hiện thường xuyên việc quảng bá thương hiệu. Trong quá trình này cần thực hiện các yêu cầu sau:

- Cần tuyên truyền giáo dục cho toàn thể cán bộ nhân viên của MBbank hiểu rõ ý ngha và t ầm quan trọng của việc quảng bá thương hiệu ngân hàng, tự giác tham gia và có những đóng góp thiết thực cho hoạt động này.

- Cần xác định và nêu rõ triết lý kinh doanh của MBbank đến từng khách hàng,

cố gắng tạo dựng hình ảnh của ngân hàng thơng qua nhiều việc làm cụ thể.

- Không ngừng cải tiến và nâng cao chất lượng dịch vụ tiện lợi, an toàn cho khách hàng, coi đây là yếu tố quyết định đối với giá trị và mức độ thành công của thương hiệu ngân hàng.

- Trong quá trình quảng bá, cần chú ý cung cấp các thông tin và chỉ ra cho khách hàng nhận biết được những nổi trội của ngân hàng mình trong chất lượng và cách thức cung cấp dịch vụ để họ có thể tự so sánh với các ngân hàng khác và tự rút ra kết luận

Phân bổ nhân sự hợp lý nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu tín dụng của khách hàng trong từng khu vực

Nhu cầu tín dụng của khách hàng ở từng địa bàn, từng khu vực là không giống nhau. Chính vì vậy, MBbank cần phân bổ nhân sự một cách hợp lý hơn.

Đối với những khu vực có nhu cầu về tín dụng lớn thì cần phân bổ nhiều nhân sự hơn. Và ngược lại, ở những khu vực có lượng nhu cầu tín dụng ít hơn, nhỏ lẻ và khơng thường xun thì nên bố trí ít nhân sự hơn ở các địa bàn này. Điều đó cũng giúp cho MBbank tránh được việc lãng phí nhân sự, góp phần cắt giảm chi phí hoạt động của ngân hàng.

Như vậy, các nhà quản lý của MBbank nhất là các nhà quản lý về mặt nhân sự, quản lý kinh doanh, quản lý thị trường cần quan tâm hơn nữa đến vấn đề phân bổ nhân sự nhằm phục vụ đầy đủ và tốt nhất cho khách hàng trong từng khu vực, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động tín dụng cho MBbank.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động tín dụng của NHTMCP quân đội khoá luận tốt nghiệp 459 (Trang 64 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(78 trang)
w