Nguyên nhân của những tồn tại:

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động tín dụng của NHTMCP quân đội khoá luận tốt nghiệp 459 (Trang 57 - 61)

2.3. Những đánh giá về năng lực cạnh tranh trong hoạt động tíndụng của

2.3.3. Nguyên nhân của những tồn tại:

Trên thực tế, với thương hiệu và sức mạnh tiềm năng của MBbank, nếu như không tôn tại những hạn chế nêu trên thì NH cịn đạt được kết quả tốt hơn thế. NHững hạn chế đó là do nhiều ngun nhân ở nhiều phía khác nhau . Trong đó có các ngun nhân chủ quan nảy sinh từ phía Ngân Hàng, nguyên nhân khách quan từ phía khách hàng và các nguyên nhân khách quan khác tác động từ bên ngoài.

Nguyên nhân chủ quan từ phía Ngân Hàng

Sự phát triển mạnh mẽ của các NH khác trong hệ thống NH (ũng chính là nguyên nhân khiến thị phần tín dụng của MBbank vẫn chưa thực sự cao. Do tình hình kinh tế thị trường phát triển mạnh , ngày càng ra đời thêm rất nhiều NH, chính vì vậy việc c ạnh tranh giữa các NHTM càng trở nên gay g ắt và quyết liệt hơn. Các NH đang đua nhau mở rộng hoạt động bằng việc mở thêm nhiều chi nhánh, điểm giao dịch nhằm tiếp xúc và phục vụ tối đa nhất cho khách hàng.

Kế đến là nguyên nhân khiến chất lượng tín dụng chưa cao. Nếu cán bộ tín dụng mang sức trẻ hay sự nhiệt huyết là ưu điểm, lợi thế cạnh tranh cho MBbank, thì điểm bất lợi song hành cùng với đó là kinh nghiệm làm việc của cán bộ tín dụng trẻ chưa nhiều. Điều này dẫn đến việc thẩm định , giám sát khơng được đảm bảo , làm cho chất lượng tín dụng khơng đư ợc tốt. Mà chất lượng tín dụng cũng là một yếu tố trong cạnh tranh. Do còn trẻ nên khả năng xử lý các tình huống xảy đến ít được kịp thời và phản ánh đúng mức . Cần đào tạo và bồi dưỡng thêm về chuyên ngành và các vấn đề kinh tế khác cho cán bộ tín d ụng nói riêng và đội ngũ nhân sự của MBbank nói chung để có thể phân tích và nắm bắt thị trường , thị hiếu của khách hàng một cách tốt nhất .

Chưa thu hút mạng lưới khách hàng rộng khắp một phần là do việc phân bổ nhân sự chưa hợp lý. Tuy nhân sự của MBbank khá dồi dào nhưng sự phân bổ nhân sự giữa các khu vực chưa thực sự hợp lý. Sự phân bổ nhân sự chưa hợp lý giữa các

chi nhánh là thuộc về trách nhiệm của các nhà quản lý. Các nhà quản lý chưa nắm rõ được lượng nhu cầu của khách hàng của từng khu vực là khác nhau. Từ đó dẫn đến có những khu vực thiếu nhân sự, có những khu vực thừa nhân sự, làm lãng phí nguồn nhân lực mà chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu của khách hàng một cách triệt để và đầy đủ nhất.

Nhiều cán bộ, công nhân viên chưa nhiều kinh nghiệm. Do một phần đều là các nhân viên trẻ hoặc là sinh viên mới ra trường vì vậy chất lượng cán bộ tín dụng chưa có tính đảm bảo cao. Hoặc do áp lực chỉ tiêu cao nên nhiều cán bộ tín dụng cố gắng c ó thật nhiều khách để đạt chỉ tiêu đề ra mà nới lỏng các quy định , điều kiện với khách hàng. Lợi dụng điều này nhiều doanh nghiệp làm ăn bất chính đi vay và dẫn đến rủi ro khơng đáng có cho ngân hàng . Những điều này dẫn đến việc th ẩm định khách hàng để cho vay thiếu chính xác làm ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng. Thêm vào đó, một phần nhỏ trong đội ngũ nhân sự chưa thực sự nhiệt huyết và thiếu trách nhiệm trong công việc, nên đôi khi khiến khách hàng chưa thực sự hài lòng với thái độ cũng như kinh nghiệm làm việc của cán bộ tín dụng. Mà để hoạt động hiệu quả, năng cao năng lực cạnh tranh thì sự hài lịng của khách hàng đóng vai trị vơ cùng quan trọng.

Chiến dịch marketing, quảng bá hình ảnh của NH chưa thực sự đạt được hiệu quả tốt nhất. Ngày càng nâng cao thương hiệu, uy tín, hình ảnh của NH là con đường ngắn nhất dẫn đến sự thành công và vị thế cao hơn trên thị trường.

Nguyên nhân từ phía khách hàng

Ngân hàng là một ngành kinh doanh đặc biệt đi vay với lãi suất thấp và sau đó cho vay lại với lãi suất cao hơn để hưởng chênh lệch lãi suất. Dó đó, ngân hàng ln xem xét rất cẩn thận mức lãi suất huy động để vừa giảm chi phí, vừa có khả năng cạnh tranh với các NH khác. Tuy nhiên, đối với tâm lý của những người gửi tiền thì lãi suất chưa phải là yếu tố duy nhất dẫn đến quyết định gửi tiền vào NH nào. Các NH có vốn nhà nước chi phối như Agribank, Vietcombank, Viettinbank,... thường có được lịng tin tưởng cao hơn từ phía khách hàng.

Mbbank chưa thực sự là một NH có thời gian hoạt động lâu dài so với nhiều NH khác trong hệ thống. Mà khách hàng Việt Nam thường có xu hướng gắn

bó với một NH có nền tảng quan hệ với họ. Đây cũng là nguyên nhân khi ến cho việc thu hút khách hàng của MBbank gặp phải khơng ít khó khăn.

Ngun nhân khách quan khác

Thứ nhất, nguyên nhân từ phía mơi trường vĩ mơ và hệ thống luật pháp: Hệ thống luật pháp trong ĩnh v ực hoạt động NH còn thiếu những quy định quan trọng tạo điều kiện cho ngành phát triển phù hợp với các chuẩn mực Quốc tế, đổi mới trong NH diễn ra chậm, chưa có những quy định chặt chẽ về minh bạch thông tin trong hoạt động kinh doanh.

Thứ hai, trong thời kỳ hội nhập kinh tế Quốc tế, MBbank không chỉ phải cạnh tranh với các NH trong nước mà còn phải cạnh tranh với rất nhiều NH nước ngoài ra nhập thị trường NH Việt Nam. Điều này khiến thị phần tín dụng bị san sẻ cho nhiều NH hơn, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng cạnh tranh trong hoạt động tín dụng của MBbank.

Thứ ba, do môi trường pháp lý không chặc chẽ tạo cho những khách hàng khơng tốt có cơ hội lợi dụng kẻ hở của pháp luật gây ảnh hưởng xấu tới khoản thu của ngân hàng , ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng tín dụng và làm giảm khả năng cạnh tranh trong hoạt động tín dụng.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Từ những cơ sở lý thuyết về các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của một NHTM trong chương 1, chương 2 khái quát sơ lược quá trình hình hình và phát triển, điểm qua các loại hình tín dụng mà MBbank triển khai trong những năm qua. Kế tiếp là đánh giá năng lực cạnh tranh của MBbank theo mơ hình SWOT và so sánh năng lực cạnh tranh trong hoạt động tín dụng với các NHTM khác trong hệ thống. Dựa trên những tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của NHTM trong chương 1, để đi đến những tóm tắt về năng lực cạnh tranh của MBbank như những kết quả đạt được, những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân của những hạn chế đó. Sau cùng là đi đến giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động tín dụng của MBbank trong chương 3.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO NĂNG Lực CẠNH TRANH TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA

NH TMCP QUÂN ĐỘI

3.1. Định hướng nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động tín dụngcủa NH TMCP Quân đội.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động tín dụng của NHTMCP quân đội khoá luận tốt nghiệp 459 (Trang 57 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(78 trang)
w