nâng cao được chất lượng cho vay doanh nghiệp.
1.3. Tổng quan các nghiên cứu về kinh nghiệm nâng cao hiệu quả hoạt độngcho vay cho vay
Nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay không chỉ tác động tới ngân hàng mà còn ảnh hưởng lớn tới các khách hàng (đặc biệt là các doanh nghiệp) có nhu cầu vay vốn. Đây là một vấn đề nhận được rất nhiều sự quan tâm từ các nhà nghiên cứu cũng như các lãnh đạo ngân hàng.
+ “Giáo trình quản trị tín dụng NHTM” của PGS.TS Đinh Xuân Hạng, ThS Nguyễn Văn Lộc (2012) là cơng trình nghiên cứu chung, cơ bản về nền tảng của hoạt động tín dụng.
+ Một số nghiên cứu điển hình về hiệu quả hoạt động cho vay của NHTM: - Tác giả Võ Việt Hùng (2009) với luận án tiến sĩ “Giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng của Ngân hàng Nơng nghiệp & Phát triển nông thôn Việt Nam trên địa bàn TP.HCM” đã đi sâu vào phân tích thực trạng tín dụng của ngân hàng bao gồm cơng tác về huy động vốn, cấp tiền vay, tiếp thị mở rộng. Ngoài ra, tác giả đã chỉ ra được hệ thống thơng tin tín dụng chưa hồn thiện, quy trình cho vay chưa được tuân thủ chặt chẽ, hoạt động marketing ngân hàng chưa được hiệu quả; công tác quản lý, điều hành nhân sự và mạng lưới phân phối; công nghệ thơng tin cịn nhiều trục trặc là nguyên nhân dẫn tới hoạt động tín dụng chưa được phát triển tối đa. Các giải pháp được đề xuất bao gồm phát triển mạng lưới, kênh phân phối, tăng cường huy động vốn; hồn thiện hệ thống thơng tin. Bên cạnh đó, tác giả cũng trình bày nhiều kiến nghị đối với Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan quản lý có liên quan.
- Tác giả Nguyễn Văn Lê (2014) đã thực hiện luận án tiến sĩ “Tăng trưởng tín dụng ngân hàng đói với DNVVN ở Việt Nam trong điều kiện kinh tế vĩ mơ bất ồn”. Đóng góp mới của luận án nằm ở chỗ tác giả phân tích được cơ sở lý luận về cung ứng tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trong điều kiện kinh tế vĩ mô bất ổn. Kinh nghiệm của Đài Loan, Hàn Quốc, và Ireland trong việc thúc đẩy mở rộng tín
dụng khi nền kinh tế biến động khó lường cũng được trình bày để rút ra những điểm đáng lưu ý cho Việt Nam. Sử dụng phưong pháp nghiên cứu định lượng bao gồm thu thập dữ liệu sơ cấp và thức cấp và phân tích mơ hình hồi quy, luận án đã cho thấy các DNVVN tại Việt Nam phải đối mặt với rủi ro tài chính cao khi tiếp cận tín dụng trong giai doan 2008 - 2013. Hai nhóm giải pháp mang tính chiến lược và cụ thể được tác giả đề xuất nhằm giúp ngân hàng thương mại và doanh nghiệp nhỏ và vừa kết nối và sử dụng vốn tín dụng hiệu quả.
- Luận án tiến sĩ của tác giả Đỗ Đoan Trang (2017) với tiêu đề “Mở rộng tín dụng
ngân hàng để phát triển bền vững cây cơng nghiệp dài ngày của các ngân hàng thương
mại trên địa bàn tỉnh Bình Dương” đã có những đóng góp về cả mặt lý luận lẫn thực tiễn. Luận án đã hệ thống hóa lý luận cơ bản về tín dụng ngân hàng cho sự phát triển bền vững cây công nghiệp dài ngày. Căn cứ vào thực trạng phát triển cây công nghiệp
dài ngày, tác giả đã phân tích thực trạng chính sách tín dụng, thực trạng tín dụng ngân
hàng đối với đối tượng này trên nhiều khía cạnh như quy mơ, tốc độ tăng truong, cơ cấu, chất lượng tín dụng và chỉ ra những hạn chế. Các giải pháp mở rộng tín dụng cho
sự phát triển bền vững cây công nghiệp dài ngày được đưa ra căn cứ vào kết quả nghiên cứu thực nghiệm về năng lực của ngân hàng và các nhân tố cản trở khả năng tiếp cận vốn của các hộ trồng cây trên địa bàn. Hệ thống các giải pháp được trình bày
bao gồm hồn thiện chính sách tín dụng; nâng cao năng lực tài chính, năng lực quản trị
điều hành, chất lượng dịch vụ; đa dạng hóa phương thức huy động vốn và nâng cao hiệu suất sản xuất, khả năng tiếp cận vốn từ phía hộ nơng dân.
- Nghiên cứu của ThS Nguyễn Thùy Dương (2013) “Đánh giá thực trạng tín dụng thời, định hướng và giải pháp cho giai đoạn từ nay đến năm 2015” đã làm rõ những cơ sở lý luận về vấn đề tăng trưởng, cơ cấu, nhân tố ảnh hưởng tới tín dụng ngân hàng cũng như ảnh hưởng của nó tới tăng trưởng kinh tế. Về mặt thực tiễn, nghiên cứu đã phân tích quy mơ, cơ cấu, nhân tố ảnh hưởng và tác động của tăng trưởng kinh tế tại hệ thống NHTM Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2013. Các tác giả đã đưa ra nhận định hoạt động tín dụng có những diễn biến ổn định, cơ cấu chuyển biến theo hướng hoạt động sản xuất kinh doanh; phù hợp với mục tiêu đề ra; góp phần kiểm sốt lạm phát, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, ồn định kinh tế vĩ mơ. Tuy nhiên, vẫn cịn những mặt tồn tại như tăng trưởng tín dụng thực
(sau khi loại bỏ lạm phát) ở mức thấp, gây ảnh hưởng không tốt tới hoạt động của các doanh nghiệp; tăng trưởng đơi khi thiếu tính chủ động; cơ cấu tín dụng chưa đa dạng, tập trung cao ở một số ngành nghề và có dấu hiệu rủi ro. Trên cơ sở đó, đề tài đã trình bày các nhóm giải pháp cho nhiều đối tượng như thúc đẩy tăng trưởng gắn với chuyển dịch cơ cấu tín dụng theo hướng hiện đại, bền vững; đấy mạnh khả năng huy động vốn trung dài hạn; xử lý nợ xấu, nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng và các giải pháp cải thiện khả năng hấp thụ vốn của doanh nghiệp.
- “Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đối với các DNVVN tại Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam”, Nguyễn Thị Ngọc Thanh (2004); “Nâng cao hiệu quả hoạt
động tín dụng của các DNVVN” của tác giả Nguyễn Tiên Phong (2008), tập trung nghiên cứu vào các phương thức cho vay cổ điển, chưa chú trọng và phân tích sâu về
tình hình hoạt động cho vay trong bối cảnh nền kinh tế biến đổi qua từng ngày. - Luận án tiến sĩ của ThS Nguyễn Thị Thu Đông (2012) về “Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam trong quá trình hội nhập”; “Đánh giá chất lượng cho vay tại NH TMCP Kỹ thương Việt Nam” của tác giả Nguyễn Đức Tú (2012); “Chất lượng cho vay đối với DNVVN tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam - chi nhánh Thăng Long” của Đỗ Đức Hiệp (2016) đã đều nêu được cơ sở lý luận chung về chất lượng tín dụng, các chỉ tiêu đánh giá cũng như đánh giá được rõ thực trạng chất lượng tín dụng tại ngân hàng nhằm đưa ra các giải pháp phù hợp trong việc cho vay đối với từng đối tượng khách hàng.
KẾT LUẬN CHƯƠNG I
Chương I đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về hiệu quả hoạt động cho vay KHDN của NHTM. Theo đó, tác giả đã đưa ra các khái niệm chính như KHDN là gì, vai trị KHDN, khái niệm cho vay KHDN, đặc điểm và phương thức cho vay, đồng thời, tác giả cũng đưa ra những nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động cho vay KHDN. Tác giả cũng đưa ra hệ thống chỉ tiêu đánh giá sự phát triển của hoạt động cho vay KHDN tại NHTM. Ngoài ra, tác giả đã nêu ra những kinh nghiệm tiêu biểu về hoạt động cho vay; chủ yếu các nghiên cứu tập trung bàn luận về các cơ sở lý luận chung về hoạt động cho vay, các khó khăn và giải pháp vượt qua; nhưng tính đến thời điểm bây giờ chưa có nghiên cứu nào liên quan tới hoạt động cho vay trong bối cảnh nền kinh tế chịu ảnh hưởng của dịch bệnh COVID 19. Dựa trên cơ sở lý luận, đồng thời bám sát vào hệ thống các chỉ tiêu ở Chương I, tác giả tiến hành phân tích thực trạng cho hiệu quả hoạt động cho vay KHDN tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam Chi nhánh Hoàng Mai ở Chương II.
1 PGĐ P.KHBLPGĐ r PGĐ P.DVKH & BP tác nghiệp r Khối trực CHƯƠNG II:
THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHDN CỦA VCB - CN HOÀNG MAI
2.1. Tổng quan về Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam - Chi nhánhHoàng Mai