2.5. Đánh giá chung về hoạt động cho vay KHDN của VCB CNHoàngMa i.
2.5.2. Hạn chế và nguyên nhân
2.5.2.1. Các hạn chế còn tồn tại
Trong giai đoạn 2018 - 2020, VCB - CN Hồng Mai đã có hướng tiếp cận phù hợp với đặc điểm chung của kinh tế địa phương, qua đó dần khẳng định vai trị của đơn vị trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của quận nói riêng và thành phố Hà Nội nói chung. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm cần phát huy, VCB - CN Hồng Mai vẫn cịn một số tồn tại cần khắc phục:
Trong tổng dư nợ cho vay của chi nhành thì dư nợ cho vay đối với KHDN thường chiếm trên 75% (nguồn tiền chính cho ngân hàng). Cụ thể, chiếm trên 80% tổng dư nợ vay vốn doanh nghiệp hoạt động trong ngành thương mại dịch vụ và ngành xây dựng, công nghiệp khai thác chế biến. Những KHDN thuộc ngành trên ảnh hưởng rất lớn tới thị trường xuất khẩu trong khi nền kinh tế nội địa và toàn cầu đang gặp nhiều bất lợi. Nếu như thị trường trên thế giới thay đổi thì sẽ ảnh hưởng lớn đến khả năng kinh doanh của các doanh nghiệp. Đây là bất lợi lớn mà cả ngân hàng lẫn doanh nghiệp khó có thể dự đốn trước; từ đó, gây ra những khó khăn trong việc trả nợ của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp ở quận Hoàng Mai chủ yếu là các DNVVN. Do đó, việc BCTC chưa minh bạch, nguồn vốn cần có của doanh nghiệp chưa đạt, hoạt động chính dựatrên việc trợ giúp vốn của NH nên sẽ chịu nhiều rủi ro nếu có sự tác động khách quan từ bên ngồi đến doanh nghiệp, từ đó suy giảm khả năng trả nợ của doanh nghiệp cho ngân hàng.
Hiện nay, trên địa bàn quận Hoàng Mai, số lượng các doanh nghiệp đang tồn tại khá lớn và tiềm năng của chi nhánh là rất lớn trong khi số lượng doanh nghiệp đến làm thủ tục vay vốn tại chi nhánh cịn ít cho dù có tăng đều qua các năm. Ngun do của việc này xuất phát từ việc ngân hàng chưa chú trọng vào việc CSKH. Ngoài ra, quy định về lãi suất cho vay chưa đủ “sức nguy hiểm” so với ngân hàng khác. Bên cạnh đó, cơng tác marketing hình ảnh đến khách hàng chưa được chú trọng đúng mức.
Tài sản đảm bảo vẫn được xem là một điều kiện quan trọng trong thủ tục cho vay của VCB - CN Hoàng Mai, do đó tỷ trọng cho vay có tài sản đảm bảo chiếm trên 95% được cho là quá cao trong tổng dư nợ cho vay doanh nghiệp. Điều này đã
làm giảm đi sức vay vốn cho KHDN; có tài chính tốt, phương án kinh doanh hiệu quả nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu về TSĐB.
Các doanh nghiệp khác hầu hết khơng có TSĐB hoặc khơng đủ TSĐB trong khi doanh nghiệp ngoại quốc doanh khi vay vốn đều phải có tài sản đảm bảo này. Sự khơng cân đối của các doanh nghiệp có dư nợ có TSĐB sản thấp, thậm chí cịn khơng có TSĐB với doanh nghiệp có đầy đủ TSĐB đủ để chắc chắn cho 100% số dư nợ cần được quan tâm đúng mức.
Sản phẩm cho vay doanh nghiệp thiếu phong phú, chưa tạo ra được những dịch vụ, sản phẩm mang tính đặc trưng của riêng quận Hồng Mai, công tác bán chéo sản phẩm còn hạn chế dẫn đến việc mở rộng đối tượng khách hàng chưa hiệu quả.
Kỷ luật của CBCNV còn nhiều hạn chế, điều này dẫn tới nhiều bất cập trong công tác làm hồ sơ cho vay hay giải ngân bị bỏ dở. Bên cạnh đó, trình độ thẩm định của đối tượng này vẫn chưa thật sự cao.
2.5.2.2. Nguyên nhân
a, Nguyên nhân khách quan
+ Các nhân tố thuộc về doanh nghiệp
Nhu cầu vốn vay của doanh nghiệp
Theo số liệu của NHNN, các NHTM chỉ đáp ứng tối được tối đa 50% đến 60% nhu cầu vốn vay của DN. Bên cạnh đó, sự phát triển lớn về số lượng doanh nghiệp trong giai đoạn 2018 - 2020 chỉ ra rằng chi nhánh có mở rộng quy mơ cho vay với đối tượng tiềm năng này.
Uy tín, thương hiệu của doanh nghiệp
Doanh nghiệp thuộc quận Hoàng Mai đa phần đều chưa xây dựng được uy tín và thương hiệu mạnh, từ đó dẫn đến sự thiếu đồng bộ trong các khâu thành lập và phá sản. Do đó, nếu gặp vấn đề trục trặc thì đa số doanh nghiệp này có xu hướng “bốc đồng”, sẵn sàng thay đổi doanh nghiệp, thay đổi ngành nghề kinh doanh liên tục nhằm trốn tránh nghĩa vụ. Đó là “nguy hiểm” lớn cho ngân hàng khi muốn được cấp vốn vay cho các doanh nghiệp.
Năng lực kinh doanh của doanh nghiệp
Mặc dù đăng ký kinh doanh theo hình thức doanh nghiệp nhưng đa phần HĐKD
của nhiều doanh nghiệp là mơ hình hộ sản xuất kinh doanh cá thể. Vì vậy, năng lực quản
trị của các doanh nghiệp dạng này cịn nhiều hạn chế, sử dụng vốn sai mục đích, cơng
nghệ lạc hậu, ... dẫn đến ảnh hưởng xấu tới hiệu quả cho vay của chi nhánh.
Năng lực quản trị tài chính của doanh nghiệp
Năng lực quản trị tài chính của các doanh nghiệp hiện nay chưa cao, đa số dùng kế tốn ngồi cho việc quyết toán, việc sử dụng linh hoạt các các nguồn lực tài chính làm địn bẩy cho DN phát triển hết khả năng trong HĐKD còn yếu và kém. Đây chính băn khoăn chính của chi nhánh khi cấp vốn và cũng là nhân tố chính ảnh hưởng đến chất lượng cho vay của ngân hàng.
Doanh nghiệp không hiểu về quy chế cho vay của ngân hàng
Trình độ của các giám đốc doanh nghiệp mục tiệu còn bị hạn chế nên hoàn thiện các khâu khi vay vốn là cịn khá khó khăn. Một trong những khó khăn đó là việc lập các thủ tục khi muốn tiếp cận vốn vậy như: các báo cáo về hồ sơ cho vay, hồ sơ quyết tốn, giấy tờ cơng chứng quyền sử dụng và sở hữu tài sản.
Vấn đề tài chính của doanh nghiệp
Năng lực tài chính yếu kém và thiếu vốn ln luôn là vấn đề nan giải cho doanh nghiệp. Kết quả thống kê từ NHNN Hoàng Mai cho thấy trong cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp thì nguồn vốn vay ngân hàng chiếm gần 50%, trong khi đó vốn tự có của doanh nghiệp chiếm khoản 1/3, còn lại là từ các nguồn vốn chiếm dụng khác. Năng lực tài chính yếu kém, vốn tự có thấp và ln trong tình trạng thiếu vốn và dựa quá nhiều vào các nguồn vốn ngoài vốn tự có làm cho doanh nghiệp hoạt động khơng ổn định, không mở rộng được quy mô, nguồn vốn quá nhỏ cũng ảnh hưởng lớn đến khả năng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và không đảm bảo được các hệ số đảm bảo tài chính theo yêu cầu của ngân hàng. Đây là vòng luẩn quẩn của doanh nghiệp.
Hạn chế về tài sản đảm bảo
Hiện nay, đa số các doanh nghiệp đều dùng TSĐB của bên thứ ba là chủ yếu. Số
doanh nghiệp dùng chính tài sản của mình để đảm bảo các khoản vay chiếm số lượng
rất ít. Đây là một vướng mắc lớn khi tiếp cận vốn vay ngân hàng của doanh nghiệp
Kế hoạch dự án kinh doanh chưa thuyết phục
Đa số doanh nghiệp chưa xây dựng được những phương án về kinh doanh hợp lý và đúng quy định của chi nhánh trong khi kế hoạch kinh doanh là yếu tố then
chốt nhằm đánh giá tiềm năng kinh doanh của doanh nghiệp. Nguyên nhân của vấn đề này là do tầm nhìn hạn chế, trình độ hạn hẹp của những chủ doanh nghiệp.
Việc thực hiện các quy định về kế toán, kiểm toán chưa tốt
Việc chỉ có một phần năm doanh nghiệp có báo cáo kết quả kiểm tốn độc lập và đóng dấu của cơ quan nhà nước dẫn đến các BCTC khi làm hồ sơ vay của doanh nghiệp có tín nhiệm thấp. Ngồi ra, các doanh nghiệp vẫn cịn tình trạng một số liệu, ba báo cáo (01 báo cáo tài chính dùng cho cơ quan thuế với HQKD kém, tình hình tài chính thấp để né thuế; 01 hệ thống BCTC dành riêng cho chủ doanh nghiệp, 01 BCTC được lập để vay vốn ngân hàng với HQKD cao, tình hình tài chính tốt) ảnh hưởng đến nhận định về sự trung thực và chuẩn xác của báo cáo này.
+ Nhân tố khách quan khác
Môi trường kinh tế
Giai đoạn 2018 - 2020, tình hình kinh tế trong và ngồi nước gặp nhiều khó khăn đã tác động xấu đến hoạt động kinh doanh của cả NHTM và doanh nghiệp, đặc biệt trong khoảng cuối năm 2019 đến năm 2020, do ảnh hưởng của dịch COVID 19, nền kinh tế của thế giới chịu ảnh hưởng nặng, kéo theo sức tiêu thụ của thị trường giảm sút, doanh nghiệp có xu hướng thu hẹp sản xuất, hoạt động cầm chừng hàng tồn kho ứ đọng,... dẫn đến chất lượng cho vay và nhu cầu vốn vay của doanh nghiệp giảm. Từ đó, các ngân hàng thận trọng và e dè hơn khi cho vay vốn kéo theo sụt giảm về tốc độ cho vay của chi nhánh.
Mơi trường pháp lý
Việc cải cách hành chính dẫn đến dễ dàng thành lập hay phá sản một doanh nghiệp gây nhiều bất lợi cho cả ngân hàng và việc thu hồi nợ. Một khi xảy ra tình trạng pháp lý đến mức phải khởi kiện, thi hành án thu hồi tài sản phải trải qua q trình với nhiều cơng đoạn và thủ tục gian nan, đó là chưa nói đến cho dù thành công trong khởi kiện nhưng việc thu hồi, tổ chức bán đấu giá nhằm thanh lý tài sản là chặng đường vất vả nhưng tài sản sau thu hồi cịn rất ít giá trị. Bên cạnh đó, các VBPL quy định phát triển các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng, đặc biệt là nghiệp vụ cho vay vẫn cịn chưa hồn chỉnh và thiếu đồng bộ.
b, Nguyên nhân chủ quan
Quy trình tín dụng
Quy trình cấp tín dụng từ lâu nay của VCB - CN Hoàng Mai chưa chú ý đến mảng Marketing của KH. Do đó, chất lượng KH sử dụng dịch vụ chưa cao, khơng tìm được những KH tiềm năng; bên cạnh việc có thêm những rủi ro cao về HĐCV, việc phát triển và đồng bộ hoá những dịch vụ sản phẩm cũng cần được cải tiến.
Năng lực của ngân hàng trong cơng tác phân tích cho vay
Năng lực của CBCNV trong việc phân tích khả năng cho vay, được vay còn nhiều hạn chế do những báo cáo liên quan tới việc thẩm định cịn thiếu, chưa đầy đủ thơng tin, chưa minh bạch và không đánh giá được hết các thực trạng, tính khả thi, khả năng trả nợ của doanh nghiệp khi có nhu cầu vay vốn.
Hoạt động Marketing ngân hàng
VCB là một trong bốn NHTM hàng đầu của Việt Nam về lịch sử hoạt động, thương hiệu, tài sản, quy mô vốn, nhân sự. Tuy nhiên hoạt động marketing của VCB - CN Hồng Mai trong thời gian qua chưa mạnh, cơng phu, hoạt động quảng bá trên các phương tiện khác nhau như hội thảo, tài trợ sự kiện, giới thiệu SPDV với kế hoạch bài bản, nhân sự chun mơn cao. Trong khi đó, đến tận năm 2018, 2019 VCB - CN Hồng Mai mới có những hoạt động nổi trội về marketing như hoạch định chiến lược khách hàng, quảng bá thương hiệu, phân khúc thị trường,...
KẾT LUẬN CHƯƠNG II
Ở chương II, tác giả đã tiến hành nghiên cứu, khảo sát và phân tích thực trạng tại VCB - CN Hồng Mai. Trong đó, tác giả trình bày sơ lược về quá trình hình thành và phát triển cùng kết quả hoạt động kinh doanh của VCB - CN Hồng Mai. Từ đó đưa ra nhận định về tình hình cho vay KHDN bên cạnh các yếu tổ tác động đến HĐCV KHDN tại chi nhánh trong giai đoạn 2018 - 2020; cùng những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân trong việc cho vay KHDN. Đây là cơ sở để đưa ra những giải pháp phù hợp nhằm đáp ứng vay vốn, hạn chế rủi ro sẽ được trình bày trong chương III.
CHƯƠNG III:
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHDN CỦA VCB - CN HOÀNG MAI