Phương pháp xử lý thông tin, dữ liệu, số liệu đã thu thập được

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn dân cư ở ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh tây đô (Trang 46 - 48)

CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3. Phương pháp xử lý thông tin, dữ liệu, số liệu đã thu thập được

2.3.1. Phương pháp luận

Dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, kết hợp với việc sử dụng hệ thống những khái niệm, quan điểm, những định nghĩa cơ bản và cụ thể liên quan đến hoạt động kinh doanh của một NHTM nói chung và hoạt động huy động vốn dân cư nói riêng, từ đó là cơ sở và nền tảng cho việc phân tích các số liệu phục vụ q trình nghiên cứu và đưa ra kết luận phù hợp.

2.3.2. Phương pháp thống kê mô tả

Mọi kết quả hoạt động kinh doanh cũng như hoạt động huy động vốn của Agribank – chi nhánh Tây Đô đều được thống kê theo những tiêu thức khác nhau:

- Thống kê theo các bộ phận cấu thành các chỉ tiêu: Chi tiết theo các bộ phận cấu thành bảng báo cáo kinh doanh và báo cáo hoạt động huy động vốn của Agribank - chi nhánh Tây Đô, các nguồn huy động vốn của chi nhánh nhằm giúp cho việc đánh giá chính xác và cụ thể, qua đó xác định nguyên nhân và trọng điểm trong công tác quản lý huy động vốn tại chi nhánh.

- Thống kê theo thời gian: Kết quả hoạt động huy động vốn của Agribank – chi nhánh Tây Đơ được phân tích trong giai đoạn 2015-2018. Chi tiết theo thời gian sẽ giúp cho việc đánh giá kết quả hoạt động huy động vốn tại chi nhánh một cách chính xác theo những thời gian khác nhau.

2.3.3. Phương pháp phân tích tỷ lệ

Phương pháp này được sử dụng trong đề tài nhằm đánh giá hiệu quả hoạt động huy động vốn tại Agribank - chi nhánh Tây Đô. Phương pháp tỷ lệ giúp khai thác có hiệu quả những số liệu và phân tích một cách có hệ thống hàng loại tỷ lệ theo chuỗi thời gian liên tục hoặc theo từng giai đoạn. Qua đó nguồn thơng tin kinh tế và tài chính được cải tiến và cung cấp đầy đủ hơn. Trong đề tài này, tác giả sử

dụng phương pháp tỷ lệ để tính tốn các chỉ tiêu sau:

+ Tỷ lệ từng khoản mục vốn huy động trên tổng nguồn vốn được huy động tại chi nhánh ngân hàng (cơ cấu vốn huy động).

+ Chi phí huy động vốn: Tính tỷ lệ từng khoản mục chi phí huy động vốn trên tổng chi phí

+ Hiệu suất sử dụng vốn: Thơng qua phân tích tỷ lệ giữa tổng dư nợ và tổng vốn huy động nhằm đánh giá mức độ sử dụng vốn của chi nhánh.

2.3.4. Phương pháp so sánh

Nếu có sự thống nhất về khơng gian, thời gian, nội dung, tính chất và đơn vị tính tốn của các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả huy động vốn và theo mục đích phân tích thì mới xác định gốc so sánh. Đây cũng chính là điều kiện để áp dụng phương pháp so sánh. Thông qua phương pháp này, tác giả so sánh tình hình biến động các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động huy động vốn tại Agribank – chi nhánh Tây Đơ nói riêng, cụ thể

Nội dung so sánh bao gồm:

- So sánh giữa các số hiện thực kỳ này với số hiện thực kỳ trước để thấy rõ xu hướng thay đổi về quy mô, cơ cấu vốn huy động. Đánh giá sự tăng trưởng hay thụt lùi trong hoạt động huy động vốn của chi nhánh.

- So sánh giữa số liệu huy động vốn của Agribank - chi nhánh Tây Đô và một số chi nhánh khác thuộc hệ thống Agribank, cũng như so sánh với một số ngân hàng trên địa bàn Hà Nội.

- So sánh theo chiều dọc để xem xét tỷ trọng của từng khoản mục vốn dân cư huy động so với tổng nguồn vốn được huy động.

- So sánh theo chiều ngang theo thời gian trong giai đoạn 2015-2018 để thấy được sự biến đổi cả về về quy mô huy động vốn của chi nhánh giữa các năm.

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN DÂN CƯ Ở NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn dân cư ở ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh tây đô (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(115 trang)
w