Quy mô tăng trưởng vốn huy động dân cư

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn dân cư ở ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh tây đô (Trang 67 - 79)

CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Tổng quan về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thônViệt Nam – Ch

3.3.1. Quy mô tăng trưởng vốn huy động dân cư

Vốn có tầm quan trọng rất lớn trong các NHTM nói chung cũng như Agribank - Chi nhánh Tây Đơ nói riêng. Vì vậy, cơng tác huy động vốn rất được ngân hàng chú trọng. Theo như báo cáo từ phòng Kế hoạch Nguồn vốn của Agribank - Chi nhánh Tây Đơ giai đoạn 2015-2018 thì mức độ huy động vốn có nhiều biến động. Cụ thể khối lượng huy động vốn tại chi nhánh năm 2015 đạt 3,672 tỷ đồng, năm 2016 đạt 4,172 tỷ đồng, năm 2017 giảm còn 3,823 tỷ đồng, đến năm 2018 khối lượng vốn huy động tăng lại và đạt 4,005 tỷ đồng. Kết quả huy động vốn cho thấy hoạt động huy động vốn của Chi nhánh đang dần được ổn định và cải thiện. Hiện tại, Agribank - Chi nhánh Tây Đô đang thực hiện hoạt động huy động vốn dân cư thơng qua các hình thức sau:

- Dịch vụ tài khoản

- Tiết kiệm

- Khác (bao gồm giấy tờ có giá và chiết khấu, tái chiết khấu...)

Việc đánh giá khối lượng, mức tăng trưởng huy động vốn của Agribank - Chi nhánh Tây Đô giai đoạn 2015-2018 sẽ được đánh giá thơng qua nhiều hình thức khác nhau, cụ thể:

Theo loại tiền:

Bảng 3.4. Quy mô tăng trưởng huy động vốn dân cư tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Tây Đô theo loại tiền giai đoạn

2015-2018 Loại tiền VNĐ Ngoại tệ Tổng

Trong năm 2015, chi nhánh huy động được 3,672 tỷ đồng. Năm 2016, Chi nhánh huy động được tổng cộng 4,172 tỷ VND, tăng 13.62% so với năm 2015. Mức huy động trong năm 2017 giảm 349 tỷ đồng tương ứng giảm 8.37% so với năm 2016. Năm 2018, mức huy động vốn là 4,005 tỷ đồng, tương ứng tăng 4.75 % so với năm 2017. Có thể thấy vốn huy động của chi nhánh hơn 98% là tiền Việt Nam, con số gần như tuyệt đối.

Do hoạt động huy động vốn bằng ngoại tệ chịu tác động của lãi suất ngoại tệ trên thị trường quốc tế. Agribank - chi nhánh Tây Đô chủ yếu là hoạt động tiền gửi, ký quỹ đảm bảo thanh toán LC, chuyển tiền thanh toán các hợp đồng xuất nhập khẩu của các tổ chức kinh tế và một phần tiền gửi tiết kiệm của dân cư. Cho nên, ngoại tệ Chi nhánh thu được chủ yếu là USD. Tiền gửi ngoại tệ trong giai đoạn 2015-2018 tăng dần, từ mức 46 tỷ đồng năm 2015 đã tăng lên 61 tỷ đồng năm 2017 và tăng 69 tỷ đồng năm 2018.

Trong khi đó, tiền gửi bằng VNĐ tăng 13.57% năm 2016 nhưng giảm trong năm 2017 với tỷ lệ giảm 8.66% và tăng dần năm 2018 với mức tăng 4.63%. Như vậy, so với năm 2016 thì vốn huy động của Agribank - Chi nhánh Tây Đô thấp hơn nhiều thể hiện qua biểu đồ sau:

Biểu đồ 3.1. Quy mô tăng trưởng huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Tây Đô theo loại tiền giai đoạn 2015-2018

Như vậy, nếu xét theo loại tiền huy động thì khối lượng vốn huy động tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Tây Đô chỉ đạt mức tăng trưởng cao trong giai đoạn 2015-2018 về ngoại tệ cịn VNĐ có biến động giảm, điều đó cho thấy hiệu quả huy động vốn tại chi nhánh chưa cao, nhất là khả năng huy động vốn bằng VNĐ

Theo đối tượng huy động

Bảng 3.5. Quy mô tăng trưởng huy động vốn dân cư ở Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Tây Đô theo đối tượng giai đoạn

2015-2018 Chỉ tiêu Tổng vốn huy động Dịch vụ tài khoản Tiết kiệm Khác

(Nguồn: PKD Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn VN – Chi nhánh Tây Đô)

Nguồn vốn được huy động tại chi nhánh chủ yếu là nguồn từ tiền gửi tiết kiệm từ cá nhân và tăng qua các năm, cụ thể nguồn này đạt 1,972 tỷ năm 2015, đạt 2,182 tỷ đồng trong năm 2016 tương ứng tăng 10.65% so với 2015, đạt 2,305 tỷ đồng trong năm 2017, tăng 199 tỷ đồng tương ứng tăng 12.30% so với năm 2016. Trong năm 2018 tăng 123 tỷ đồng tương ứng tăng 5.65% so với năm 2017. Tiền gửi dân cư là phần huy động vốn quan trọng nhất, nhờ sự ổn định, duy trì lâu trong nhiều năm nhưng thực tế cũng ít tạo ra sự đột biến tăng quá mạnh hay là xuống quá

các năm 2015, 2016, 2017, 2018 có những sự thay đổi khá ổn định. Hiện nay các ngân hàng đang cạnh tranh rất khốc liệt để đưa ra mức lãi suất hiệu quả, vừa huy động được vốn và đảm bảo giảm chi phí nên khả năng huy động vốn của ngân hàng từ nguồn này chưa cao nên đa số khách hàng cá nhân lựa chọn gửi tiết kiệm có kỳ hạn để đảm bảo rút vốn về mà khơng ảnh hưởng lãi suất, do đó vốn huy động tiết kiệm dân cư chiếm tỷ trọng cao nhất trong vốn huy động dân cư tại chi nhánh với tỷ trọng 53.7% năm 2015, chiếm 52.3% năm 2016, 60.29% năm 2017 và 62.82% năm 2018.

Nguồn vốn huy động từ dịch vụ tài khoản biến động giảm qua các năm, chiếm tỷ trọng dưới 50%, cụ thể chiếm 39.6% năm 2015, chiếm 40.1% năm 2016, giảm còn 29.11% năm 2017 và tiếp tục giảm còn 27.21% năm 2018. Với tổng mức huy động năm 2015 đạt 1,453 tỷ đồng, năm 2016 đạt 1,673 tỷ đồng, giảm cịn 1,090 tỷ đồng năm 2018. Vì đa số khách hàng muốn đảm bảo an tồn vốn trước tình hình kinh tế nhiều biến động nên chọn những kỳ hạn ngắn để gửi ngân hàng. Do đó dịch vụ tài khoản giảm dần những năm về sau. Ngoài ra các nguồn vốn huy động khác của chi nhánh như giấy tờ có giá, chiết khấu, tái chiết khấu chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng vốn huy động dân cư tại chi nhánh. Biến động vốn huy động giai đoạn 2015- 2018 thể hiện qua biểu đồ sau:

Biểu đồ 3.2. Quy mô tăng trưởng huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn VN - chi nhánh Tây Đô theo đối tượng giai đoạn 2015-2018

có dấu hiệu khả quan với mức vốn có sự cải thiện dần qua các năm. Và huy động vốn chủ yếu từ tiền gưỉ tiết kiệm dân cư. Kết quả phân tích cho thấy, Agribank - Chi nhánh Tây Đơ đạt mức độ tăng trưởng cao về huy động vốn tiết kiệm từ dân cư.

Huy động vốn theo kỳ hạn

Bảng 3.6. Quy mô tăng trưởng huy động vốn ở Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn VN - Chi nhánh Tây Đô theo kỳ hạn giai đoạn 2015-2018

(Đơn vị: tỷ đồng) Kỳ hạn 2015 Có kỳ 2,907 hạn Khơng kỳ hạn Tổng vốn huy 3,672 động

(Nguồn: PKD Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn VN – Chi nhánh Tây Đô)

Vốn huy động ở Agribank – chi nhánh Tây Đơ có thể thấy chủ yếu là có kỳ hạn với tỷ lệ 79.16% năm 2015, chiếm 80.8% năm 2016, 69.57% năm 2017 và 71.2% năm 2018. Vốn huy động có kỳ hạn có nhiều biến động qua các năm. Vốn có kỳ hạn giảm trong năm 2017 và tăng lại trong năm 2018 với tỷ lệ tăng 8.34%. Nhưng con số này so với năm 2016 vẫn thấp hơn. Trong khi đó, vốn huy động khơng kỳ hạn trong năm 2017 và 2018 lại cao hơn so với năm 2016 và đạt 1,163 tỷ đồng năm 2017 và 1,149 tỷ đồng năm 2016. Mức độ biến động thể hiện qua biểu đồ sau:

Biểu đồ 3.3. Quy mô tăng trưởng huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn VN - chi nhánh Tây Đô theo kỳ hạn giai đoạn 2015-2018

Như vậy, xét theo kỳ hạn thì có thể thấy tình hình huy động vốn có kỳ hạn của chi nhánh khá hiệu quả qua các năm, tuy nhiên nguồn vốn này có nhiều biến động do khách hàng có thể rút ra bất cứ khi nào, phần nào ảnh hưởng đến nguồn vốn chi nhánh.

Qua đánh giá kết quả huy động vốn ở Agribank - Chi nhánh Tây Đô thông qua chỉ tiêu tăng trưởng vốn huy động thì nhận thấy nguồn vốn huy động tại chi nhánh tăng trưởng tương đối trong giai đoạn 2015-2018, kết quả huy động vốn trong năm 2017 và 2018 vẫn còn thấp hơn so với 2016. Tuy nhiên dấu hiệu tăng trưởng trở lại trong năm 2018 cũng là đáng mừng cho hoạt đông huy động vốn của chi nhánh trong thời gian tới.

3.3.2. Chi phí huy động vốn dân cư ở Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Tây Đô

Nguồn vốn mà Agribank - Chi nhánh Tây Đô huy động hiệu quả không những đáp ứng được nhu cầu kinh doanh của ngân hàng mà cịn phải là nguồn vốn có chi phí huy động thấp. Chi phí huy động vốn tại chi nhánh bao gồm: chi phí trả lãi tiền gửi, chi phí trả lãi tiền vay, chi phí phát hành giấy tờ có giá, chi phí quản lý…trong đó chủ yếu là chi phí trả lãi tiền gửi, chi phí trả lãi phát hành giấy tờ có giá. Lãi suất là yếu tố trực tiếp ảnh hưởng đến sự biến động của nguồn vốn huy

động cũng như tốc độ vay vốn, từ đó ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của Chi nhánh. Do chi phí huy động có ý nghĩa quan trọng như vậy nên trong hoạt động kinh doanh Ngân hàng cần tìm giải pháp nhằm giảm chi phí, cũng là yếu tố đánh giá mức độ hiệu quả huy động vốn.

Bảng 3.7: Chi phí huy động vốn dân cư ở Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn VN - Chi nhánh Tây Đô giai đoạn 2015-2018

(Đơn vị: tỷ đồng) Chỉ tiêu Vốn huy động Chi phí huy động vốn Chi phí huy động vốn/Vốn huy động

(Nguồn: PKD Ngân hàng Nơng nghiệp và Phát triển nông thôn VN- Chi nhánh Tây Đô)

Nhận xét: Dựa vào bảng thống kê về chi phí huy động vốn dân cư của ngân hàng có biến động giảm các năm, cụ thể, chi phí huy động vốn năm 2016 tăng 35.44% so với 2015, trong khi đó chi phí huy động vốn năm 2017 thấp hơn 18.71% so với năm 2016, tăng lên trong năm 2018 là 5.43% so với năm 2017. Tổng chi phí huy động vốn so với nguồn vốn huy động chiếm khoảng 9%. Trong tổng chi phí thì chủ yếu là chi phí trả lãi, thường chiếm hơn 70% trong tổng chi phí. Chi phí huy động vốn của chi nhánh giảm dần là dấu hiệu tốt cho thấy chi nhánh đang cố gắng kiểm sốt tốt nguồn chi phí. Một phần do nguồn vốn huy động của Chi nhánh giảm

Biểu đồ 3.4. Chi phí huy động vốn ở Ngân hàng Nơng nghiệp và Phát triển nông thôn VN - chi nhánh Tây Đơ giai đoạn 2015-2018

Trong chi phí huy động vốn dân cư ở Agribank - Chi nhánh Tây Đơ, ngồi chi phí trả lãi ngân hàng cịn có các chi phí khác như chi phí quản lý, chi phí quảng cáo, trích lập dự phịng rủi ro, chi phí tiền lương nhân viên, chi phí in ấn giấy tờ nghiệp vụ, chi phí cơ sở vật chất, chi phí giao dịch…Tuy chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng chi phí nhưng nó cũng có ảnh hưởng đến kết quả doanh thu. Đặc biệt trong giai đoạn cạnh tranh hiện nay, các ngân hàng đua nhau thực hiện các chương trình khuyến mãi, cạnh tranh huy động làm cho chi phí tăng lên đáng kể.Tuy nhiên trong tổng chi phí huy động mà ngân hàng đưa ra chưa bóc tách được các chi phí này cho từng loại hình huy động. Từ đó rất khó để đánh giá chính xác hiệu quả của hình thức huy động mà ngân hàng đưa ra qua chỉ tiêu chi phí huy động vốn. Khơng thể thấy được hiệu quả của từng hình thức huy động với mỗi mức chi phí khác nhau.Cho nên rất khó tìm ra hình thức huy động có mức chi phí hợp lý nhất.

Để thu hút nguồn vốn dân cư, Chi nhánh đã đưa ra các sản phẩm dịch vụ có chất lượng và khơng ngừng đổi mới sản phẩm tạo ra sự tiện ích cho khách hàng.

Ngân hàng cịn đưa ra nhiều hình thức trả lãi như: trả lãi sau, trả lãi trước trả lãi định kỳ... Trong đó hình thức trả lãi sau là phổ biến. Lãi suất không ngừng biến động qua các thời kỳ khác nhau, chủ yếu đối với ngoại tệ. Chi nhánh cần ln ưu tiên các hình thức huy động vốn dân cư có chi phí thấp để đảm bảo mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận của chủ sở hữu. Tuy nhiên có thể thấy những nỗ lực của Chi nhánh khá hiệu quả khi chi phí huy động vốn dân cư của ngân hàng ngày càng giảm qua các năm. Chi phí huy động vốn dân cư ở chi nhánh theo từng khoản mục thể hiện qua bảng sau:

Bảng 3.8. Thống kê chi phí huy động vốn dân cư tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn VN - chi nhánh Tây Đô giai đoạn 2015-2018

(Đơn vị: tỷ đồng) Chỉ tiêu Tổng chi phí Huy động vốn dân cư Chi phí trả lãi Chi phí DPRR Chi phí quản lý Chi phí nhân viên - Chi phí khác

(Nguồn: PKD Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn VN – Chi nhánh Tây Đơ)

Dựa vào bảng trên có thể thấy, trong tổng chi phí huy động vốn dân cư ở Agribank - chi nhánh Tây Đơ thì chi phí trả lãi chiếm tỷ trọng cao nhất, cụ thể chi phí trả lãi năm 2015 chiếm 74.17%, năm 2016 chiếm 76.25%, năm 2017 chiếm 73.36% và năm 2018 chiếm tỷ trọng 68.12%. Đây là khoản chi phí khá cao, có thể thấy tỷ trọng chi phí trả lãi đang có xu hướng giảm dần qua các năm. Tuy nhiên, nếu xét về con số tuyệt đối thì thực chất chi phí trả lãi giảm trong năm 2017 và tăng nhẹ vào năm 2018, cụ thể tổng chi phí trả lãi tại chi nhánh Tây Đơ như phân tích ở bảng 3.7 thì đã tăng 35.44% năm 2016, giảm trong năm 2017 là 16.73%, năm 2018 tăng 5.43% so với 2017. Với kết quả trên có thể thấy chi nhánh Tây Đô đang nỗ lực để giảm dần chi phí trả lãi trong tổng chi

Ngồi chi phí trả lãi thì trong tổng chi phí huy động vốn dân cư cịn có chi phí dự phịng rủi ro (năm 2015 chiếm 10.95%, năm 2016 chiếm 11.02%, năm 2017 chiếm 12.24% và năm 2018 chiếm tỷ trọng 12.18%), chi phí quản lý, chi phí nhân viên và một số chi phí khác như chi phí quảng cáo, giao dịch chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng chi phí huy động vốn dân cư tại chi nhánh. Tỷ trọng từng loại chi phí huy động vốn dân cư ở Agribank - Chi nhánh Tây Đô năm 2018 thể hiện qua biểu đồ sau:

Biểu đồ 3.5. Hạng mục chi phí huy động vốn ở Ngân hàng Nơng nghiệp và Phát triển nông thôn VN - chi nhánh Tây Đơ năm 2018

Nhìn vào biểu đồ dễ dàng nhận thấy chi phí trả lãi chiếm đến 80% tổng chi phí huy động vốn ở Chi nhánh.

3.3.3. Khả năng đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn dân cư của Ngân hàng Nôngnghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Tây Đô

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn dân cư ở ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh tây đô (Trang 67 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(115 trang)
w