người lãnh đạo là Ph. C. Hếch-cơ. Đơn vị của Hếch-cơ cũng như các đơn vị khởi nghĩa khác đều bị quân chính phủ đánh tan. Cuộc khởi nghĩa đã thất bại. Một số những người tham gia cuộc khởi nghĩa Ba-đen về sau tham gia vào đơn vị do Vi-lích tổ chức gồm những người lưu vong Đức - công nhân và thợ thủ công - ở Bơ-dăng-xông (Pháp) tháng Mười một 1848. Các chiến sĩ của đơn vị này được trợ giúp của Chính phủ Pháp, nhưng từ đầu năm 1849 người ta ngừng trợ giúp. Về sau đơn vị này được biên chế vào phân đội tình nguyện, do Vi-lích chỉ huy tham gia hoạt động của quân khởi nghĩa Ba-đen - Pphan-xơ tháng Năm - tháng Bảy 1849.-505.
353 "Cuộc phiêu lưu lớn đi tìm chiếc trống đã mất" là chữ Mác dùng để gọi một
cách châm biếm tham vọng của Na-pơ-lê-ơng III và tập đồn các phần tử Bô- na-pác-tơ ở Pháp được Phô-gtơ ủng hộ trên báo chí là chiếm tả ngạn sông
Ranh. Mác so sánh kế hoạch ấy của phái Bơ-na-pác-tơ với những tình tiết buồn cười trong vở kịch của Sếch-xpia. "Tất cả cái gì kết thúc tốt đẹp đều tốt đẹp" (hồi III, cảnh 5 và 6, hồi III cảnh 1 và 3) trong vở kịch này đại uý Pa-rôn được phái đi tìm chiếc trống đã mất và rút cuộc bị đồng đội cũ của mình vạch mặt là kẻ nhát gan, khoác lác và bán rẻ nhân cách. Mác lấy Pa-rôn để chỉ Phô-gtơ.- 506.
354 "Neue Rheinische Zeitung. Organ der Demokratie" ("Báo mới vùng Ranh, Cơ
quan của phong trào dân chủ") xuất bản hàng ngày ở Khuên từ 1 tháng Bảy 1848 đến 19 tháng Năm 1849 do Mác làm tổng biên tập. Tham gia bộ biên tập có Ăng-ghen cũng như V.Vơn-phơ, G.Véc-thơ, Ph. Vôn-phơ, E.Đrôn-ke, Ph. Phrai-li-grát và H. Buyếc-ghéc-sơ.
Là cơ quan chiến đấu của cánh vô sản trong phái dân chủ, "Neue Rheinische Zeitung" đóng vai người giáo dục của quần chúng nhân dân, động viên họ vào cuộc đấu tranh chống phản cách mạng. Những bài xã luận xác định lập trường của tờ báo trên những vấn đề quan trọng nhất của cách mạng Đức và châu Âu thông thường là do Mác và Ăng-ghen viết.
Lập trường kiên định và không thoả hiệp của tờ báo, chủ nghĩa quốc tế chiến đấu của nó, việc nó đăng các bài vạch mặt chính trị đối với Chính phủ Phổ và nhà cầm quyền địa phương ở Khuên, - tất cả những cái đó đã gây ra ngay từ những tháng tồn tại đầu tiên của "Neue Rheinische Zeitung" sự cơng kích của báo chí phong kiến-bảo hoàng và tư sản tự do cũng như sự truy nã của chính phủ được đặc biệt tăng cường sau cuộc chính biến phản cách mạng ở Phổ tháng Mười một- tháng Chạp 1848.
Bất chấp mọi sự truy nã và sự gây khó dễ của cảnh sát, "Neue Rheinische Zeitung" vẫn dũng cảm bảo vệ lợi ích của phái dân chủ cách mạng, lợi ích của giai
cấp vơ
sản. Tháng năm 1849, trong tình hình thế lực phản cách mạng tiến cơng tồn diện, vin cớ Mác khơng có quốc tịch Phổ, Chính phủ Phổ đã ra lệnh trục xuất ông khỏi Phổ. Việc trục xuất Mác và sự đàn áp các biên tập viên khác của "Neue Rheinische Zeitung" là nguyên nhân đình bản của tờ báo. Số cuối cùng, số 301, của "Neue Rheinische Zeitung" in màu đỏ ra ngày 19 tháng Năm 1849. Trong lời từ biệt gửi công nhân, các biên tập viên của tờ báo tuyên bố rằng "Câu nói cuối
cùng của họ ở mọi nơi và mọi lúc vẫn là sự giải phóng giai cấp cơng nhân!".-507. 355 Cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc của Slê-dơ-vích và Hơn-stai-nơ nhằm tách
khỏi Đan Mạch bắt đầu từ tháng Ba 1848 do ảnh hưởng của Cách mạng tháng Hai ở Pháp và Cách mạng tháng Ba ở Đức và kéo dài có gián đoạn đến cuối tháng Sáu 1850. Thấy rằng dư luận Đức ủng hộ Slê-dơ-vích và Hơn-stai-nơ, tập đồn thống trị Phổ phát động vào tháng Ba 1848 một cuộc chiến tranh giả dối chống Đan Mạch, trong đó nó từng bước bán rẻ quân đội cách mạng Slê-dơ-vích - Hơn-stai-nơ, rút cục họ đã thất bại.
Cuộc tập kích kho quân giới Prum vào ngày 17-18 tháng Năm 1849 do những người dân chủ tiến hành được sự ủng hộ của công nhân Tơ-ria và các điểm dân cư lân cận. Mục đích của những người tham gia cuộc tập kích là chiếm vũ khí và phát động cuộc khởi nghĩa bảo vệ hiến pháp đế quốc. Tuy những người khởi nghĩa nhất thời chiếm được kho quân giới, song phong trào chẳng bao lâu đã bị quân chính phủ đến kịp đè bẹp.-507.
356 "Revue contemporaine ("Tạp chí hiện đại") - tạp chí ra hai tuần một kỳ ở Pháp, xuất bản ở Pa-ri trong những năm 1851-1870. Trong thời kỳ nền Cộng Pháp, xuất bản ở Pa-ri trong những năm 1851-1870. Trong thời kỳ nền Cộng hồ thứ hai, nó là cơ quan ngơn luận của đảng trật tự hợp nhất phái chính thống và phái c-lê-ăng, sau cuộc chính biến ngày 2 tháng Chạp 1851 là cơ quan của phái Bô-na-pác-tơ.
Bài của Ê-đu-a Xi-mông "Vụ kiện của Ngài Phô-gtơ đối với "Báo Au- xbuốc"" đăng trong "Revue contempsoraine", số ra ngày 15 tháng Hai 1860. Nhận xét của Mác về bài này, xem tập này, tr. -576-578, 600-602 và 731-733.- 508.
357 Có ý nói tác phẩm của C.Mác "Góp phần phê phán khoa kinh tế chính trị" (xem C.Mác và Ph.Ăng-ghen. Toàn tập, tiếng Việt, Nhà xuất bản Chính trị (xem C.Mác và Ph.Ăng-ghen. Toàn tập, tiếng Việt, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1993, t.13, tr.9-225.-508.
358 "Hội giày" - Hội liên hiệp bí mật của nơng dân cách mạng hoạt động ở Đức
trước cuộc chiến tranh nông dân năm 1526; Si-li dùng chữ "hội giày" ở đây để chỉ Đồng minh những người cộng sản do Mác và Ăng-ghen lãnh đạo. Si-li nhấn mạnh khơng có quan hệ gì giữa các thành viên của bọn lưu hoàng với Đồng
minh những người cộng sản.-511.