lạc hậu về kinh tế ký năm 1843 nhằm mục đích chống lại các cải cách tư sản tiến bộ ở Thuỵ Sĩ và bảo vệ đặc quyền của giáo hội và phái Dê-duýt; nghị quyết của Nghị viện Thuỵ Sĩ tháng Bảy 1847 về việc giải tán Dôn-đéc-bun đã tạo cái cớ cho Dôn-đéc-bun tiến hành vào đầu tháng Mười một hoạt động quân sự chống lại các bang khác. Ngày 23 tháng Mười một 1847, quân đội của Dôn-đéc-
bun bị quân đội của
Chính phủ liên bang đánh tan. Trong thời gian chiến tranh Dôn-đéc-bun, các cường quốc phản động Tây Âu - áo và Phổ - mưu toan can thiệp vào công việc của Thuỵ Sĩ, ủng hộ Dôn-đéc-bun, bảo vệ Dơn-đéc-bun, chính phủ của Lu-i Phi-líp thực tế đứng trên lập trường ủng hộ các cường quốc ấy.
Thung lũng Đáp-pơ - thung lũng miền núi nằm trên biên giới bang Vác
của Thuỵ Sĩ và Pháp. Đại hội Viên 1814-1815 đã thừa nhận bang này là lãnh thổ của Thuỵ Sĩ nhưng về sau Pháp không chịu thừa nhận quyết định ấy. Trước năm 1862, do ý nghĩa chiến lược của nó, thung lũng Đáp-pơ là đối tượng tranh chấp thường xuyên giữa Pháp và Thuỵ Sĩ. Năm 1862 Thuỵ Sĩ nhượng cho Pháp một phần thung lũng ấy và nhận của chính phủ của Lu-i Bơ-na-pác-tơ sự bồi thường lãnh thổ.-685.
521 Trong công hàm ngày 14 tháng Ba 1859 gửi một số nước, Hội đồng liên bang Thuỵ Sĩ tuyên bố rằng trường hợp có chiến tranh ở I-ta-li-a, Thuỵ Sĩ sẽ bảo vệ