Đồng minh những người cộng sả n tổ chức công sản quốc tế đầu tiên Trước khi thành lập Đồng minh những người cộng sản, Mác và Ăng-ghen đã tiến

Một phần của tài liệu [Triết Học] Học Thuyết Chủ Nghĩa Karl Marx - Marx Engels tập 14 phần 14 pptx (Trang 28 - 31)

khi thành lập Đồng minh những người cộng sản, Mác và Ăng-ghen đã tiến hành một cơng tác lớn lao nhằm đồn kết về tư tưởng và tổ chức những người xã hội chủ nghĩa và công nhân tiên tiến các nước. Nhằm mục đích đó đầu năm 1846 hai ông đã tổ chức ở Bruy-xen Uỷ ban thông tin cộng sản. Mác và Ăng- ghen đã bảo vệ tư tưởng chủ nghĩa cộng sản khoa học trong cuộc đấu tranh

ngoan cường chống chủ nghĩa cộng sản bình qn thơ sơ của Vai-tlinh, "chủ

nghĩa hội chân chính"

khơng tưởng tiểu tư sản của Pru-đơng đã có ảnh hưởng nhất là đối với thành viên

của Đồng minh những người chính nghĩa - một tổ chức bí mật của cơng nhân và thợ thủ công ra đời vào giữa những năm 30 và có chi bộ ở Đức, Pháp, Thuỵ Sĩ và Anh. Ban lãnh đạo của Đồng minh những người chính nghĩa ở Luân Đơn tin vào tính đúng đắn của quan điểm của Mác và Ăng-ghen, cuối tháng Giêng 1847 đã đề nghị hai ông gia nhập Đồng minh, tham gia cải tổ nó cũng như thảo ra cương lĩnh của Đồng minh dựa vào những nguyên tắc mà hai ông đã tuyên bố. Mác và Ăng-ghen đã đồng ý điều đó.

Đầu tháng Sáu 1847 đại hội của Đồng minh những người chính nghĩa đã họp ở Luân Đôn, đại hội được ghi vào sử sách như là đại hội lần thứ nhất của Đồng minh những người cộng sản. Ăng-ghen và V.Vôn-phơ đã tham gia công việc của đại hội. Tại đại hội, tổ chức đã đổi tên thành Đồng minh những người cộng sản, khẩu hiệu mập mờ trước đây "Tất cả mọi người là anh em!" đã được thay bằng khẩu hiệu quốc tế có tính chiến đấu của chính đảng vơ sản "Vơ sản tất cả các nước, đoàn kết lại!" Đại hội cũng nghiên cứu "Điều lệ của Đồng minh những người cộng sản" mà Ăng-ghen tích cực tham gia khởi thảo. Điều lệ mới đã xác định rõ ràng mục đích cuối cùng của phong trào cộng sản, xoá bỏ những điều đem lại cho tổ chức tính chất âm mưu, những nguyên tắc dân chủ là nền tảng của tổ chức của Đồng minh. Điều lệ rút cục đã được phê chuẩn ở đại hội lần thứ hai của Đồng minh những người cộng sản (xem C. Mác và Ph. Ăng- ghen, Toàn tập, tiếng Việt, Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội, 1987, tập 4, tr. 691- 697), Mác và Ăng-ghen đã tham gia công tác của đại hội lần thứ hai họp ở Luân Đôn những ngày 29 tháng Mười một-8 tháng Chạp 1847. Trong cuộc tranh luận nhiều ngày hai ông đã bảo vệ những nguyên tắc của chủ nghĩa cộng sản khoa học được đại hội nhất trí thơng qua. Được sự uỷ nhiệm của đại hội, Mác và Ăng-ghen đã viết văn kiện có tính chất cương lĩnh - "Tun ngơn của Đảng cộng sản" (xem C. Mác và Ph. Ăng-ghen, Toàn tập, tiếng Việt, Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội, 1987, t.4, tr. 563-613) đã được công bố vào tháng Hai 1848.

Do cách mạng nổ ra ở Pháp, vào cuối tháng Hai 1848 Uỷ ban trung ương của Đồng minh ở Luân Đôn đã trao quyền lãnh đạo cho Ban chấp hành khu bộ Bruy-xen của Đồng minh do Mác đứng đầu. Sau khi Mác bị trục xuất khỏi Bruy-xen, Pa-ri, nơi mà Mác chuyển tới, trở thành trụ sở của Uỷ ban trung ương mới từ đầu tháng Ba. Ăng-ghen cũng được bầu vào Uỷ ban trung ương mới. Nửa sau tháng Ba - đầu tháng Tư 1848, Uỷ ban trung ương tổ chức cho mấy trăm công nhân Đức, phần lớn là hội viên của Đồng minh những người cộng sản, trở về tổ quốc để tham gia cuộc cách mạng đã nổ ra ở Đức. "Những yêu sách của Đảng cộng sản ở Đức" (xem C.Mác và Ph. Ăng-ghen, Tồn tập, tiếng Việt, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội, 1993, t.5, tr.11-13) do Mác và Ăng-ghen viết vào cuối tháng Ba là cương lĩnh chính trị của Đồng minh những cộng sản trong cuộc cách mạng ấy.

Về Đức vào đầu tháng Tư 1848, Mác và Ăng-ghen cùng những người ủng hộ hai ông tin chắc rằng do tình trạng lạc hậu của nước Đức, tính chất phân tán và giác ngộ chính trị chưa đầy đủ của cơng nhân Đức, vài ba trăm hội viên của Đồng minh những người cộng sản rải ra khắp nước khơng thể có ảnh hưởng rõ rệt đối với đơng đảo quần chúng nhân dân. Vì vậy, Mác và Ăng-ghen cho rằng cần phải tham gia cánh cực tả, trên thực tế là cánh vô sản, của phong trào dân chủ. Hai ông tham gia hội dân chủ ở Khuên và giới thiệu những người ủng hộ mình tham gia các tổ chức dân chủ để bảo vệ ở đó lập trường của giai cấp vô sản cách mạng, phê phán tính khơng triệt để và tính dao động của các nhà dân chủ tiểu tư sản, thúc đẩy họ đi vào hành động kiên quyết. Đồng thời Mác và Ăng-ghen lưu ý những người ủng hộ mình đến việc tổ chức các hội công nhân, giáo dục chính trị cho giai cấp vô sản, tạo tiền đề cho việc thành lập chính đảng vơ sản có tính chất quần chúng. "Neue Rheinische Zeitung" (xem chú thích 354) do Mác biên tập bấy giờ là trung tâm lãnh đạo và hướng dẫn đối với các hội viên của Đồng minh những người cộng sản.

Tháng Tư 1849, Mác, Ăng-ghen và những người ủng hộ hai ông rút khỏi hội dân chủ. Kinh nghiệm chính trị mà quần chúng công nhân thu được, sự thất vọng của họ đối với phái dân chủ tiểu tư sản, tất cả những điều đó bấy giờ cho phép thực tế đặt ra vấn đề thành lập chính đảng vơ sản độc lập. Nhưng Mác và Ăng-ghen không thực hiện được kế hoạch đó. Chẳng bao lâu khởi nghĩa nổ ra ở Tây Nam nước Đức, sự thất bại của nó là sự cáo chung của cách mạng Đức.

người cộng sản trình bày trong "Tuyên ngôn của Đảng cộng sản" là duy nhất đúng đắn; Đồng minh là trường học tốt cho hoạt động cách mạng ở khắp mọi nơi, thành viên của Đồng minh đã kiên quyết tham gia phong trào, bảo vệ trong báo chí, trên chiến luỹ, trên chiến trường của giai cấp cách mạng nhất- giai cấp vô sản.

Thất bại của cách mạng giáng một đòn nặng nề vào Đồng minh những người cộng sản. Nhiều hội viên của Đồng minh bị tù hoặc lưu vong, địa chỉ bị

mất, liên

lạc bị cắt đứt, chi bộ ở các nơi đều ngừng hoạt động. Tổ chức của Đồng minh ở ngoài nước Đức cũng bị thiệt hại lớn.

Mùa thu 1849, đa số những người lãnh đạo của Đồng minh đã tập hợp ở Luân Đôn. Những cố gắng của Uỷ ban trung ương mới đã cải tổ, do Mác và Ăng-ghen lãnh đạo, khôi phục tổ chức trước đây và được Đồng minh những người cộng sản hoạt động sôi nổi vào mùa xuân 1850. "Thư của Uỷ ban trung ương gửi Đồng minh những người Cộng sản" (xem C.Mác và Ph. Ăng-ghen, Toàn tập, tiếng Việt, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội, 1993, t.7, tr.257- 267) do Mác và Ăng-ghen viết tháng Ba 1850 đã tổng kết cuộc Cách mạng 1848-1849 và đưa ra nhiệm vụ thành lập chính đảng của giai cấp vô sản, độc lập, không phụ thuộc vào giai cấp tiểu tư sản. Bức "Thư" lần đầu tiên nêu lên tư tưởng cách mạng không ngừng. Từ tháng Ba 1850 đã xuất bản tờ báo mới tuyên truyền cho chủ nghĩa cộng sản "Neue Rheinische Zeitung Politisch-

ệkonomische Revue".

Mùa hè 1850, những bất đồng có tính chất ngun tắc về vấn đề sách lược đã trở nên gay gắt trong Uỷ ban trung ương Đồng minh những người cộng sản. Đa số trong Uỷ ban trung ương đứng đầu là Mác và Ăng-ghen kiên quyết phản đối sách lược phiêu lưu bè phái mà tập đồn Vi-lích - Sáp-pơ đưa ra là phát động tức khắc cách mạng khơng đếm xỉa đến tính quy luật khách quan và tình hình chính trị thực tế ở châu Âu. Đối lập với điều đó, Mác và Ăng-ghen ra sức nhấn mạnh trong tình hình thế lực phản động tấn công, nhiệm vụ quan trọng nhất của Đồng minh những người cộng sản là tuyên truyền chủ nghĩa cộng sản khoa học và huấn luyện cán bộ của những người cách mạng vô sản cho những cuộc chiến đấu cách mạng sau này. Hoạt động chia rẽ của tập đồn Vi-lích - Sáp-pơ dẫn tới sự phân liệt của tập đồn này vào giữa tháng Chín 1850. Tại phiên họp ngày 15 tháng

Chín 1850 (xem C.Mác và Ph. Ăng-ghen, Tồn tập, tiếng Việt, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội, 1993, t. 8, tr. 733-739) theo đề nghị của Mác, chức quyền của Uỷ ban trung ương được chuyển cho Ban chấp hành khu bộ Khuên. Các chi bộ của Đồng minh những người cộng sản khắp nơi ở nước Đức đều tán thành quyết định của đa số trong Uỷ ban trung ương Luân Đôn. Theo chỉ thị của Mác và Ăng-ghen, Uỷ ban trung ương mới ở Khuên đã thảo ra vào tháng Chạp 1850 điều lệ mới của Đồng minh (nguyên văn và lời ghi chú của Mác, xem C.Mác và Ph. Ăng-ghen, Toàn tập, tiếng Việt, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội, 1993, t. 7, tr. 737-740). Sự truy nã của cảnh sát và việc bắt bớ các thành viên của Đồng minh khiến cho Đồng minh những người cộng sản ở Đức phải thực tế ngừng hoạt động vào tháng Năm 1851. Ngày 17 tháng Mười một 1852, chẳng bao lâu sau vụ án những người cộng sản ở Khuên, theo đề nghị của Mác, Đồng minh đã tuyên bố giải tán.

Đồng minh những người cộng sản đã đóng vai trị lịch sử lớn lao với tính cách trường học của những nhà cách mạng vơ sản, vườn ươm của chính đảng vô sản, tiền thân của Hội liên hiệp công nhân quốc tế (Quốc tế thứ nhất).-518. 363 Xem tác phẩm của C. Mác "Vạch trần vụ án những người cộng sản ở Khuên"

(C. Mác và Ph.ăng-ghen, Tồn tập, tiếng Việt, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội, 1993, t. 8, tr. 609-613). Tháng Giêng 1853 tác phẩm này được in thành một cuốn sách riêng ở Ba-lơ, Thuỵ Sĩ (Phô-gtơ dùng bản in này). ở Mỹ, tác phẩm ban đầu được đăng dần từng phần trên tờ báo dân chủ ở Bô-xtơn "Neu- England Zeitung" ("Báo nước Anh mới") và đến cuối tháng Tư 1850 được in thành sách riêng trong nhà in của báo này. Trong bài đả kích "Ngài Phơ-gtơ", Mác trích dẫn "Sự phịng ngừa" là theo cuốn sách in ở Bô-xtơn.-518.

364 Pa-le-Roay-an - cung điện ở Pa-ri. Trong thời kỳ Đế chế thứ hai là nơi ở của em trai của Na-pô-lê-ông I là Giê-rơm Bơ-na-pác-tơ và con trai của ơng ta, hồng trai của Na-pô-lê-ông I là Giê-rơm Bơ-na-pác-tơ và con trai của ơng ta, hồng thân Giô-dép Na-pô-lê-ông (biệt hiệu là Plông-Plông).-518.

365 Xem C.Mác và Ph.Ăng-ghen, Tồn tập, tiếng Việt, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội, 1993, t.8, tr.610. gia, Hà Nội, 1993, t.8, tr.610.

"Tiền vay nợ cách mạng Đức-Mỹ" khoản tiền mà Kin-ken và những lãnh tụ khác của những người lưu vong tiểu tư sản định vay vào những năm 1851-

Một phần của tài liệu [Triết Học] Học Thuyết Chủ Nghĩa Karl Marx - Marx Engels tập 14 phần 14 pptx (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(49 trang)