2.1.1. Lịch sử thành lập.
BIDV là một trong những ngân hàng thương mại quốc doanh lớn nhất Việt Nam với tiền thân là Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam được thành lập ngày 26/4/1957 theo Quyết định số 177/TTG của Thủ tướng Chính phủ. Năm 1981, Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam đổi tên thành ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam. Đến năm 1991, đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam. Sau khi IPO vào năm 2011, đến tháng 5 năm 2012, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chính thức đi vào hoạt động.
Năm 1996, BIDV bắt đầu hoạt động theo mơ hình Tổng Cơng ty Nhà nước và là doanh nghiệp Nhà nước hạng đặc biệt. Ngay từ khi được thành lập, với vai trò là ngân hàng chuyên ngành phục vụ trong lĩnh vực xây dựng cơ bản, BIDV đã sử dụng đã sử dụng các nghiệp vụ Ngân hàng như: cho vay vốn lưu động thi công xây lắp, sản xuất, cung ứng vật liệu xây dựng, thanh toán trong xây dựng cơ bản để chuyển tải toàn bộ vốn Ngân sách Nhà nước giành cho xây dựng cơ bản, góp phần hình thành cơ sở vật chất, kĩ thuật ban đầu cho đất nước và góp phần thực hiện các nhiệm vụ chiến lược trong từng thời kì. Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước, nhất là từ năm 1996 đến nay, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ cả về số lượng, chất lượng về quy mơ và phạm vi hoạt động, có tốc độ tăng trưởng cao về kinh doanh tiền tệ với năng suất, chất lượng, hiệu quả, đúng pháp luật, an tồn, tích cực, đóng góp cho Ngân sách Nhà nước, phát triển cả bề rộng và bề sâu tổ chức cán bộ, quản lý điều hành, tăng năng lực tài chính, nâng cao trình độ cơng nghệ, uy tín và tín nhiệm.
Từ một ngân hàng chuyên doanh thuộc Bộ Tài Chính, BIDV đã trở thành một ngân hàng lớn mạnh và là một trong những NHTMCP hàng đầu Việt Nam. Từ 8 chi nhánh và 200 cán bộ đầu tiên khi mới thành lập, trải qua nhiều giai đoạn phát triển thăng trầm, điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ, NHTMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã tiến một bước dài trong quá trính phát triển. Đến nay, hệ thống BIDV có các chi nhánh
cấp 1 tại khắp các tỉnh thành trên cả nước, số lao động khoảng 18.231 nhân viên, 2 trung tâm đào tạo và Công nghê thông tin và 5 công ty con: Công ty cho thuê Tài chính TNHH một thành viên BIDV (BLC), Tổng công ty CP Bảo hiểm BIDV (BIC), Cơng ty CP Chứng khốn BIDV (BSC), Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản BIDV (BAMC), Công ty TNHH BIDV Quốc tế tại Hongkong (BIDVI); 5 Công ty liên doanh: Ngân hàng Liên doanh Việt Nga (VRB), Ngân hàng Liên doanh VID Public (VID public Bank), Công ty Liên doanh quản lý Đầu tư BIDV - Vietnam Partners (BVIM), Công ty Liên doanh tháp BIDV (BIDV Tower), Ngân hàng Liên doanh Lào - Việt (LaoVietBank).
2.1.2. Cơ cấu tổ chức.
Trong cơ cấu tổ chức của BIDV bao gồm 4 khối:
- Khối công ty con ( Công ty TNHH MTV Cho thuê Tài chính BIDV, Cơng ty Quản lý nợ và khai thác tài sản BAMC, Công ty TNHH BIDV quốc tế tại Hồng Kong và Tổng Công ty cổ phần bảo hiểm BIC)
- Khối ngân hàng (Các ban, trung tâm tại Hội sở chính, các chi nhánh/Sở giao dịch, các văn phòng, đại diện, trung tâm công nghệ thông tin và trường đào tạo cán bộ BIDV)
- Khối liên doanh (Ngân hàng liên doanh VID- Public, Ngân hàng liên doanh Lào- Việt, Ngân hàng liên doanh Việt- Nga và Công ty LD quản lý quỹ đầu tư BIDV- Việt Nam Partners- BVIM)
- Khối góp vốn (Cơng ty cổ phần Đường cao tốc và Công ty cổ phần cho thuê máy bay).
Sơ đồ 2.1: Tổ chức bộ máy quản trị BIDV
2.1.3. Vị thế của BIDV
NHTMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam nằm trong tốp 3 ngân hàng đứng đầu về cho vay, huy động vốn và giá trị tổng tài sản: BIDV có thị phần huy động và cho vay lớn thứ 3 trong hệ thống sau Agribank và Vietinbank. Hoạt động truyền thống của BIDV là tài trợ cho các dự án quốc gia về phát triển cơ sở hạ tầng, tập trung cung ứng dịch vụ tín dụng vào hỗ trợ xuất khẩu, sản xuất kinh doanh mặt hàng thiết yếu, hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hỗ trợ nông nghiệp. Ngân hàng cũng có lợi thế trong việc tiếp cận các nguồn vốn hấp dẫn như vốn ODA và sở hữu một cơ sở khách hàng tương đối ổn định, bao gồm các tập đoàn, các doanh nghiệp lớn, cũng như các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Một số khách hàng lớn của BIDV có thể kể đến như Tập đồn dầu khí quốc gia, Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN), Tập đồn viễn thơng Qn đội Viettel, Tập đồn Bưu chính Viễn thơng Việt Nam (VNPT), Tập đồn than và khoáng sản Việt Nam, Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines), Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex), Tập đoàn Phát triển Nhà và Đô thị Việt Nam (HUD).
BIDV có mạng lưới hoạt động đứng thứ 3, sau Agribank và Vietinbank: Tận dụng lợi thế về mạng lưới hoạt động rộng khắp cả nước với 126 chi nhánh, 584 phòng giao dịch, 1 sở giao dịch, 16 quỹ tiết kiệm, điểm giao dịch và hơn 1400 máy ATM1, BIDV đã phát triển các dịch vụ ngân hàng cốt lõi về sản phẩm điện tử như ngân hàng trực tuyến, dịch vụ ngân hàng SMS, máy nộp tiền hay thẻ Master nhằm đạt được mục tiêu trở thành ngân hàng bán lẻ năm 2015-2020.
Các chỉ số sinh lời ROA, ROE, NIM so với các ngân hàng lớn khác như Vietinbank, Vietcombank đang dần được cải thiện nhưng vẫn thấp hơn. Điều này được lý giải bởi chính sách phát triển thận trọng của BIDV cũng như vai trò đặc biệt của ngân hàng trong việc hỗ trợ chính phủ thực hiện chính sách tiền tệ. Thêm vào đó BIDV vẫn chưa tận dụng được hồn tồn những thế mạnh của mình để hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh, trong khi Vietcombank có lợi thế về kinh doanh ngoại hối và các hoạt động kinh doanh phi tín dụng, Vietinbank thì tận dụng được mức chênh lệch cao giữa lãi suất huy động và cho vay.
600000