Đánh giá hiệu quả hoạt động của BIDV

Một phần của tài liệu Phân tích báo cáo tài chính NHTMCP đầu tư và phát triển việt nam giai đoạn 2012 2014 và các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của NH khoá luận tốt nghiệp 569 (Trang 81 - 83)

2.3.1. Đánh giá kết quả và tồn tại về tài sản.

Trong giai đoạn 2012 - 2014, tài sản của BIDV đã tăng lên với tốc độ khá nhanh theo chiến lược phát triển của ngân hàng. BIDV đã hình thành được danh mục tài sản phù hợp với đinh hướng hoạt động của các nhà quản trị ngân hàng. Quá trình này thể hiện tốc độ tăng trưởng của các khoản mục tài sản tài sản theo khuynh hướng khoản mục trực tiếp sinh lời có tốc độ tăng trưởng nhanh, các bộ phận không sinh lời tăng trưởng ở mức thấp hơn. Trong các khoản mục tài sản thì khoản mục tín dụng ln là vấn đề được quan tâm chú ý nhất,nhìn chung tăng trưởng tín dụng được kiểm soát chặt chẽ, phù hợp với tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, cũng như định hướng điều hành của NHNN. Tăng trưởng tín dụng được kiểm soát gắn với chất lượng tín dụng, đáp ứng vốn các cơng trình ưu tiên, trọng điểm của quốc gia cũng như hỗ trợ các doanh nghiệp khó khăn theo chỉ đạo của Chính Phủ. Cơ cấu cho vay theo kì hạn và theo ngành được đánh giá là phát triển hài hòa, cân đối và chú trọng đến quản trị rủi ro, cơ cấu lại khách hàng theo hướng tăng số lượng khách hàng là doanh nghiệp nhỏ và vừa, cá nhân có kết quả xếp hạng tín nhiệm tốt. Đảm bảo cân đối giữa cho vay với khả năng nguồn vốn nhằm đáp ứng nhu cầu thanh khoản cũng như tối đa hóa được lợi nhuận. Chất lượng tín dụng giai đoạn này đã được nâng lên, biểu hiện ở tỷ lệ nợ xấu giảm đáng kể ở mức 2,03% năm 2014.

Bên cạnh đó, vẫn cịn những mặt tồn tại trong tài sản của BIDV như khoản mục chứng khoán đầu tư và khoản mục cho vay các tổ chức tín dụng khác, chất lượng của các khoản mục này vẫn thấp hơn một số ngân hàng cùng nhóm, thể hiện ở tỷ lệ trích lập dự phòng cho các khoản mục nay là cao hơn, tốc độ tăng trưởng tín dụng những năm gần đây thấp hơn Vietcombank và Vietinbank, chưa xứng với quy mô và lợi thế tài sản của BIDV. Việc quản trị bộ phận các tài sản có khơng sinh lời như khoản mục dự trữ có xu hướng tăng và lớn hơn với các ngân hàng khác. Vì vậy trong giai đoạn tới, BIDV cần có những biện pháp nhằm nâng cao chất lượng các khoản mục này.

2.3.2. Đánh giá kết quả và tồn tại về Nguồn vốn.

Nhìn chung trong giai đoạn 2012 - 2014, nguồn vốn của BIDV đã có những sự cải thiện đáng ghi nhận. về phần nợ phải trả, khoản mục quan trọng nhất là tiền gửi của khách hàng đã có sự tăng lên nhanh chóng từ đó kéo theo tỷ trọng khoản mục này

trong tổng nợ phải trả của ngân hàng cũng tăng lên mức 71% . Vốn chủ sở hữu cũng có sự tăng lên đáng kể trong giai đoạn này, tuy tốc độ tăng trưởng vốn chủ sở hữu hàng năm không cao so với một số ngân hàng khác nhưng được duy trì ở mức ổn định, khơng biến động lớn và có xu hướng tăng lên. Đóng góp chủ yếu vào sự tăng lên của vốn chủ sở hữu vẫn chủ yếu từ những nguồn bên ngoài nhưng trong giai đoạn này ghi nhận sự tăng lên từ nguồn vốn nội bộ, điều đó cho thấy BIDV đang hướng đến sự tăng trưởng bền vững.

Tuy nhiên vẫn còn một số vấn đề cần lưu ý về chất lượng nguồn vốn của BIDV, tỷ lệ LDR tuy có giảm nhưng vẫn ở mức cao so với các trung bình chung của ngành, BIDV hiện sử dụng địn bẩy tài chính khá cao, cao hơn khá nhiều so với một số ngân hàng khác, và điều đó cũng dễ hiểu tại sao hệ số CAR của BIDV là khá thấp và có xu hướng giảm nhẹ. Ngoài ra, trong cơ vốn chủ sở hữu thì khoản mục thặng dư vốn cổ phần vẫn chiếm tỷ trọng rất nhỏ so với một số ngân hàng cùng nhóm, điều này đã gây bất lợi lớn cho BIDV trong việc tăng vốn từ quỹ thăng dư vốn cổ phần này. BIDV cần có những biện pháp nhằm cải thiện chất lượng nguồn vốn hơn nữa nhằm đạt được những mục tiêu trong ngắn hạn cũng như dài hạn.

2.3.3. Đánh giá kết quả và tồn tại về khả năng sinh lời.

Nhìn chung các chỉ tiêu sinh lời của BIDV chưa thực sự ấn tượng hơn so với Vietinbank và Vietcombank. ROA luôn đạt giá trị thấp nhất trong 3 ngân hàng so sánh, ROE đạt giá trị cao giúp hấp dẫn nhà đầu tư, nhưng do BIDV duy trì hệ số địn bẩy tài chính lớn. Giai đoạn 2012- 2014 là giai đoạn được xem là giai đoạn khó khăn của ngành ngân hàng và bắt đầu có dấu hiệu phục hồi, ban lãnh đạo BIDV đã có những biện pháp quản trị nhất định nhằm duy trì khả năng sinh lời của ngân hàng. Các biện pháp này phần nào đã phát huy được hiệu quả, tuy vậy khả năng sinh lời của BIDV trong giai đoạn này vẫn chưa được cải thiện nhiều, so với mức tăng khá nhanh của Vietinbank và Vietcombank. Vì vậy trong giai đoạn tiếp theo, ban lãnh đạo BIDV cần có những biện pháp nhằm cải thiện hơn nữa các chỉ tiêu sinh lời nhằm đạt được mục tiêu hoạt động của ngân hàng.

2.3.4. Đánh giá kết quả và tồn tại về lưu chuyển tiền tệ.

Các dòng tiền tệ của BIDV biến động khá lớn trong giai đoạn 2012 - 2014, sau hai năm 2012 lưu chuyển tiền thuần trong kì âm thì đến năm 2013 và 2014, chỉ tiêu này đã dương. Tuy nhiên, điều đó chưa phải là tốt, bởi lẽ năm 2013 dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh trước những thay đổi về tài sản và vốn lưu động đã bị suy giảm, ngoài ra những khó khăn trong việc mở rộng tín dụng cũng đã dẫn đến việc tồn quỹ tăng lên. Trong giai đoạn tiếp theo, ban lãnh đạo BIDV cần có những biện pháp nhằm cải thiện hơn nữa dòng tiền từ hoạt động kinh doanh.

Một phần của tài liệu Phân tích báo cáo tài chính NHTMCP đầu tư và phát triển việt nam giai đoạn 2012 2014 và các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của NH khoá luận tốt nghiệp 569 (Trang 81 - 83)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(95 trang)
w