Nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh sở giao dịch 3 (Trang 48 - 52)

1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác huy động vốn của ngân hàng thương mạ

1.4.2 Nhân tố khách quan

1.4.2.1. Hành lang pháp lý và các chính sách tiền tệ

Hành lang pháp lý có ảnh hưởng lớn đến cơng tác huy động vốn nói chung của NHTM. Luật và các quy định điều tiết, giám sát của Ngân hàng Trung ương tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của NHTM. Có thể kể đến như: Luật các tổ chức tín dụng, Luật Ngân hàng Nhà nước... , những luật này quy định tỷ lệ huy

động vốn của NHTM đối với một khách hàng...Ngồi ra, có những bộ luật tác động gián tiếp đến hoạt động ngân hàng như Luật đầu tư nước ngồi, Luật thương mại,.... Song song với đó, NHNN cũng giám sát hoạt động huy động vốn của NHTM thông qua các định về lãi suất trần, sàn.

Bên cạnh những bộ luật, thì các chính sách tài chính tiền tệ của một quốc gia cũng ảnh hưởng lớn đến nghiệp vụ tạo vốn của NHTM. Các chính sách tiền tệ là cơng cụ kiểm sốt lạm phát, tăng trưởng kinh tế, bình ổn giá cả, ổn định sức mua của đồng tiền, tạo công ăn việc làm. Trong q trình vận hành cơng cụ này, NHNN tác động đến hoạt động huy động vốn của NH thông qua các quy định về lãi suất chiết khấu, dự trữ bắt buộc.

1.4.2.2. Tình hình kinh tế - xã hội trong và ngồi nước

Nền kinh tế ở vào thời kỳ tăng trưởng, sản xuất phát triển, người dân có thu nhập cao hơn nhờ đó tạo điều kiện tích luỹ nhiều hơn, tạo mơi trường cho việc thu hút vốn của ngân hàng thuận lợi. Bên cạnh đó, nó cũng tạo ra mơi trường đầu tư cho ngân hàng, nhờ đó ngân hàng phải có biện pháp để huy động vốn sao cho có hiệu quả thiết thực cho hoạt động kinh doanh của mình. Mơi trường đầu tư ngân hàng được mở rộng thì thu nhập của ngân hàng khơng ngừng phát triển, tạo tiền đề cho việc mở rộng vốn tự có của ngân hàng.

Ngược lại, khi nền kinh tế khơng tăng trưởng, sản xuất bị kìm hãm, nền kinh tế suy thối, lạm phát tăng làm cho môi trường đầu tư của NH bị thu hẹp, sản xuất đình trệ thua lỗ, vì vậy, khơng doanh nghiệp nào dám vay vốn của ngân hàng sản xuất. Do đó, thu nhập của ngân hàng bị giảm làm cho q trình tạo vốn của ngân hàng gặp khó khăn. Bên cạnh đó, lạm phát tăng làm cho đồng tiền bị mất giá, người dân và doanh nghiệp không gửi tiền vào ngân hàng mà thay vào đó họ dùng tiền để mua vàng cất trữ, vì vậy, cũng gây ảnh hưởng đến hoạt động tạo vốn của ngân hàng.

1.4.2.3. Tâm lý thói quen tiêu dùng của người gửi tiền

Có thể cho rằng NH là một ngành kinh doanh “lòng tin”. NH là người giữ túi tiền cho người dân cũng như các doanh nghiệp, là người nắm hầu bao của nền KTQD, nếu hệ thống NH không được người dân tin tưởng thì NH chắc chắn sẽ

khơng phát triển. Thói quen tiêu dùng của người dân ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của các NH, đặc biệt là tập quán sử dụng tiền tệ. Người dân có thói quen sử dụng tiền mặt nhiều thì rõ ràng NH sẽ mất đi cơ hội kinh doanh. Mức tiết kiệm của người dân càng cao rõ ràng càng có ảnh hưởng đến nguồn cung tín dụng cho các NH.

Tập quán tiêu dùng của người dân ảnh hưởng rất lớn đến nghiệp vụ tạo vốn của NH. Nếu ở những vùng dân cư thường dùng tiền nhàn rỗi dưới hình thức cất trữ là chính thì việc HĐV của ngân hàng gặp nhiều khó khăn như vào thời kỳ vàng cịn có giá trị thì người ta dùng tiền nhàn rỗi để mua vàng cất trữ... Cịn khi người dân có nhu cầu hưởng lãi hoặc bảo quản tài sản thì họ gửi tiền vào ngân hàng nhiều hơn. Do đó, cơ hội huy động vốn của NH tăng lên.

Ở những nước phát triển thì nhu cầu giao dịch thanh tốn qua ngân hàng rất phát triển. Hầu hết người dân có thu nhập đều mở tài khoản để thanh toán qua Ngân hàng. Ngược lại, những nước kém phát triển, thu nhập của người dân thấp, nhu cầu giao dịch thanh toán qua NH cịn hạn chế nên ít người mở tài khoản tại ngân hàng. Điều này sẽ hạn chế khả năng tạo tiền của hệ thống NHTM, khơng phát huy được tính hiệu quả của tài khoản giao dịch.

Đây không phải là yếu tố quan trọng nhất, ảnh hưởng đến hiệu quả huy động vốn của ngân hàng, nhưng lại có giá trị vì nó khiến cho các khoản tiền nhàn rỗi trong dân cư được ln chuyển vào ngân hàng.

Trình độ dân trí cũng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụng các dịch vụ ngân hàng. Dịch vụ NH là một loại hình dịch vụ cao cấp, khơng phải ai cũng cảm thấy tự tin khi thực hiện các giao dịch với ngân hàng. Trình độ dân trí ở một nước càng cao thì khả năng phổ biển về các dịch với NH. Trình độ dân trí

ở một nước càng cao thì khả năng phổ biến về các dịch vụ NH hiện đại càng thuận tiện và đó là cơ hội để đổi mới của NH cũng sẽ cao hơn và ngược lại.

Thu nhập của người dân là một trong những yếu tố trực tiếp quyết định đến lượng tiền gửi vào NH. Thu nhập của người dân càng cao, nhu cầu đầu tư và giao dịch của họ càng tăng lên so với nhu cầu tiêu dùng và lúc này nhu cầu mở tài khoản cũng như tiền gửi vào NH sẽ ngày một tăng lên.

Sự phát triển mạnh mẽ của ngành ngân hàng trong nước cũng như sự gia nhập của ngân hàng nước ngoài làm cho sức ép đối với NHTM ngày càng gia tăng. Sức cạnh tranh gay gắt buộc các ngân hàng phải luôn đổi mới, phát triển sản phẩm, công nghệ, chất lượng phục vụ để chiến thắng đối thủ. Các ngân hàng hiện tại phải luôn chú ý tới chất lượng sản phẩm dịch vụ, nâng cao uy tín và thương hiệu đang có, mở rộng mạng lưới chi nhánh, điểm giao dịch, nâng cao chất lượng phục vụ, chính sách lãi suất hợp lý... để có thể duy trì và phát triển khách hàng mới, cạnh tranh với các ngân hàng khác.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh sở giao dịch 3 (Trang 48 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(127 trang)
w