CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.4. Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác công tác huy động vốn tạ
4.4.3. Kiến nghị với Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam là cơ quan quản lý, điều hành toàn bộ hoạt động hệ thống BIDV, có trách nhiệm trong việc hoạch định chính sách, xây dựng kế hoạch phát triển của tồn hệ thống BIDV. Để hệ thống BIDV ngày càng phát triển, BIDV phải có những biện pháp tích cực hơn nữa để quản lý và giúp đỡ cho hoạt động của tồn bộ các chi nhánh nói chung và của chi nhánh Sở giao dịch 3 nói riêng. Đối với riêng vấn đề huy động vốn từ dân cư của Sở giao dịch 3, BIDV cần có những biện pháp cụ thể như:
- Cần tạo điều kiện cho chi nhánh được chủ động hơn trong hoạt động kinh doanh theo hướng nâng cao quyền tự chủ, phân rõ trách nhiệm quyền hạn, phù hợp với quy mô và đặc điểm của ngân hàng, cơ chế tổ chức, cơ chế điều hành vốn, lãi suất hoặc hỗ trợ vốn cho các khách hàng, dự án...
- Hiện đại hóa hệ thống cơng nghệ thơng tin ngân hàng: Hiện đại hóa cơng nghệ thơng tin trong Nghiệp vụ của NH góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, rút ngắn thời gian, chi phí giao dịch của khách hàng. Điều này sẽ kích thích nhu cầu sử dụng về sản phẩm dịch vụ ngân hàng của khách hàng và nhờ đó, ngân hàng có điều kiện thuận lợi để mở rộng quan hệ với khách hàng. Ngoài ra, để đẩy mạnh liên doanh, liên kết và hợp tác với các tổ chức trong và ngoài nước về nghiên cứu, phát triển dịch vụ ngân hàng để tiếp cận những công nghệ mới, phù hợp với tiêu chuẩn, thông lệ và chuẩn mực quốc tế. Hồn thiện, chuẩn hố các quy trình tác nghiệp và quản lý nghiệp vụ theo hướng áp dụng cơng nghệ, tự động hố, ưu tiên các nghiệp vụ thanh tốn khơng dùng tiền mặt, tín dụng, quản lý rủi ro, kế tốn và hệ thống quản lý thơng tin.
Hồn thiện, phát triển và hiện đại hố hệ thống thanh tốn khơng dùng tiền mặt, thanh toán điện tử và thanh toán điện tử liên ngân hàng thống nhất trên phạm
vi toàn quốc, tạo nên một hệ thống thanh tốn tiện lợi, an tồn và chi phí thấp, tiến tới tự động hố hồn tồn hệ thống thanh tốn của ngân hàng.
- Xây dựng chính sách lãi suất hợp lý từng thời kỳ: lãi suất là một nhân tố tác động mạnh đến quyết định gửi tiền của khách hàng cũng như công tác huy động vốn của ngân hàng, đặc biệt trong thời kỳ nền kinh tế thế giới đang trong giai đoạn khó khăn, Ngân hàng sẽ phải nghiên cứu áp dụng một mức lãi suất đảm bảo tính cạnh trạnh, phù hợp với các ngân hàng bạn, để có thể hấp dẫn người gửi tiền khơng chỉ ở tính sinh lời mà cịn ở tính đa dạng trong phương thức trả lãi.
- Đa dạng hóa hình thức huy động vốn: Ngân hàng cần phải luôn đổi mới và đa dạng hóa các hình thức huy động vốn, tạo ra sản phẩm thích hợp với mọi nhu cầu, đối tượng khách hàng. Thực hiện hình thức gửi tiền tiết kiệm ở một nơi và lấy ra ở nhiều nơi, nhiều ngân hàng khác nhau, kỳ phiếu, tiết kiệm hưởng lãi bậc thang, có thưởng... có nghĩa là xen thêm vào giữa các kỳ hạn tiết kiệm truyền thống hiện nay đang áp dụng, để thu hút khách hàng sử dụng những sản phẩm mới đa dạng tiện ích hơn. Mở các đợt tuyên truyền, vận động để các tổ chức kinh tế và người dân mở tài khoản cá nhân ở ngân hàng, thẻ thanh tốn, phát hành séc thanh tốn và tạo thói quen mới tiêu dùng qua thẻ, tiến bộ, hạn chế sử dụng tiền mặt.
- Đưa ra chính sách đào tạo, hỗ trợ đào tạo cho các chi nhánh. Có chiến lược đào tạo, bồi dưỡng dài hạn, nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ đối với cán bộ, nhân viên, lãnh đạo của các đơn vị, phòng giao dịch của chi nhánh cho tương xứng với yêu cầu nhiệm vụ được giao, để phục vụ công tác hội nhập với ngân hàng khu vực và thế giới. Thực tiễn đã chứng minh đầu tư và nhân lực là đầu tư hiệu quả và bền vững nhất giúp ngân hàng tạo ra được lợi thế cạnh tranh riêng biệt của mình. Bên cạnh đó, cơng tác bố trí sắp xếp lao động hợp lý là điều kiện quan trọng và cần thiết để cán bộ nhân viên phát huy hết được khả năng , tố chất của mình. Cần mạnh dạn giao việc cho các cán bộ trẻ có năng lực trình độ, phẩm chất đạo đức tốt để rèn luyện và thử thách. Từ đó đề bạt vào cương vị nặng nề hơn
để họ có thể phấn đấu và phát huy các thế mạnh của bản thân. Chính vì thế , ngân hàng cần phải hết sức quan tâm, chú trọng đến vấn đề cán bộ trong chiến lược kinh doanh của đơn vi mình.
KẾT LUẬN
Trong bối cảnh nền kinh tế đã được hội nhập, đặc biệt Việt Nam cam kết từng bước mở cửa thị trường tài chính trong nước, các ngân hàng có tiềm lực tài chính mạnh sẽ tham gia vào thị trường tài chính Việt Nam và cạnh tranh trực tiếp với các ngân hàng trong nước dưới rất nhiều hình thức khác nhau. Đứng trước tình hình đó, các ngân hàng trong nước đã khơng ngừng cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, thu hút khách hàng, cũng như tăng cường uy tín, quảng bá thương hiệu, hình ảnh. Một trong số cơng tác đó là tăng cường tiềm lực vốn cho ngân hàng, đảm bảo cho ngân hàng có nền vốn ổn định vững chắc, sẵn sang đáp ứng bất kỳ lúc nào nhu cầu vốn của khách hàng. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác huy động vốn, tác giả quyết định chọn đề tài “Huy động vốn tại Ngân
hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Sở giao dịch 3”. Trên cơ
sở mục đích và phạm vi nghiên cứu của đề tài, tác giả đã đề cập và giải quyết những nội dung như sau:
1. Chương 1 của luận văn làm rõ khái niệm, hình thức và vai trị của huy động vốn đối với ngân hàng thương mại. Tác giả cũng đưa ra các chỉ tiêu đánh giá công tác huy động vốn theo 4 tiêu chí: quy mơ (quy mơ nguồn vốn, tốc độ tăng trưởng), cơ cấu (cơ cấu theo thành phần, theo kỳ hạn, theo tiền tệ), chi phí (chi phí lãi, chi phí ngồi lãi) và hiệu quả sử dụng vốn (hệ số sử dụng vốn ngắn hạn, trung và dài hạn). Đồng thời, đưa ra 4 nhân tố khách quan (hành lang pháp lý và chính sách tiền tệ; tình hình kinh tế xã hội; thói quen tiêu dùng và các đối thủ cạnh tranh) 8 nhân tố chủ quan quy mơ, uy tín của ngân hàng; năng lực, trình độ nhân viên; chính sách tín dụng và nhu cầu sử dụng vốn của ngân hàng; chính sách lãi suất huy động; hoạt động tiếp thị quảng cáo; sự đa dạng sản phẩm dịch vụ; công nghệ ngân hàng và mạng lưới hoạt động ngân hàng) ảnh hưởng đến công tác huy động vốn.
2. Chương 3, tác giả đánh giá thực trạng huy động vốn tại Chi nhánh Sở giao dịch 3 trên các phương diện quy mô, cơ cấu, chi phí và hệ số sử dụng vốn. Với các sản phẩm huy động vốn đa dạng, quy mô huy động vốn của Chi nhánh liên tục tăng
với tốc độ bình quân 22%/năm trong giai đoạn 2014-2017. Năm 2017, tổng huy động vốn của chi nhánh là 12.553 tỷ đồng, trong đó: theo kỳ hạn thì chủ yếu là tiền gửi dưới 1 năm (10.958 tỷ đồng); theo thành phần thì chủ yếu là tiền gửi định chế tài chính (6.804 tỷ đồng); theo tiền tệ thì chủ yếu là VND (10.183 tỷ đồng). Áp dụng mơ hình quản lý vốn tập trung thống nhất như tồn hệ thống BIDV, chi phí vốn trong huy động của chi nhánh là chi phí mua vốn với Hội sở chính.
Từ thực trạng đó, tác giả chỉ ra được những kết quả trong hoạt động huy động vốn của chi nhánh, đó là (i) quy mơ huy động lớn, tăng trưởng cao qua các năm; (ii) huy động và cân đối vốn đáp ứng nhu cầu thanh khoản và (iii) sản phẩm huy động vốn đa dạng về kỳ hạn, hình thức, các dịch vụ đi kèm,… Cùng với đó, tác giả chỉ ra các hạn chế về (i)quy mô huy động vốn dân cư thấp; (ii) tỷ trọng huy động vốn ngoại tệ thấp; (iii) chi phí huy động vốn tương đối cao và (iv) cơ cấu huy động chưa thật sự phù hợp với cơ cấu kỳ hạn vay.
3. Chương 4, tác giả đề xuất 8 nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả công tác huy động vốn tại Chi nhánh Sở giao dịch 3, đó là các nhóm giải pháp về tận dụng lợi thế bán bn, phát triển nguồn nhân lực, hồn thiện chính sách khách hàng, áp dụng cơ chế lãi suất linh hoạt cạnh tranh và các chương trình khuyến mại, tăng cường tiếp thị quảng cáo, đa dạng hóa sản phẩm, hiện đại hóa cơng nghệ thơng tin và phát triển mạng lưới giao dịch.
Đồng thời, tác giả cũng đưa ra các kiến nghị đối với Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và đặt biệt là 5 kiến nghị đối với Hội sở chính BIDV về quyền tự chủ tự quyết của chi nhánh, hiện đại hóa cơng nghệ thơng tin, xây dựng khung chính sách lãi suất phù hợp, đa dạng hóa các sản phẩm huy động cũng như đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực.
Luận văn trên là kết quả đạt được của tác giả từ những nghiên cứu lý luận và thực tế trong thời gian công tác tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam
- Chi nhánh Sở giao dịch 3.
Do tính phức tạp và biến động thường xuyên của thị trường tiền tệ trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, hoạt động huy động vốn cần phải được nghiên cứu sâu
hơn kết hợp cùng với hoạt động sử dụng vốn để có thể đạt được hiệu quả. Trong khn khổ luận văn thạc sỹ không thể tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót, tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cơ và những người quan tâm để có thể hồn thiện hơn đề tài nghiên cứu này.
Qua đây, một lần nữa, tác giả xin gửi lời chân thành cảm ơn đến PGS.TS Phí Mạnh Hồng, các thầy cơ giáo khoa Tài chính-Ngân hàng và bạn bè, người thân và đồng nghiệp đã tận tình giúp đỡ.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội , ngày … tháng … năm 2018
Tác giả luận văn
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt
1. Phạm Tuấn Anh và Nguyễn Chí Đức, 2016. Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của hộ thống ngân hàng thương mại Việt Nam. Tạp chí Cơng nghệ Ngân
hàng số 118+119.
2. Phan Thị Thu Hà, 2009. Giáo trình Ngân hàng thương mại. Hà Nội: Nhà xuất bản Giao thông vận tải.
3. Nguyễn Văn Hải, 2013. Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng
TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Sở giao dịch 1. Luận văn thạc sỹ, Đại học Ngoại thương.
4. Hoàng Trần Ngọc Hòa, 2012. Hồn thiện chính sách huy động vốn tại
Agribank Chi nhánh Đông Sài Gịn TP. Hồ Chí Minh. Nghiên cứu khoa học, Trường
Đại học Lạc Hồng.
5. Ngân hàng Nhà nước, 2004. Quy chế về tiền gửi tiết kiệm. Hà Nội
6. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, 2015. Định hướng phát
triển kinh doanh Ngân hàng bán lẻ năm 2015-2020. Hà Nội.
7. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt nam, 2016. Định hướng phát
triển hoạt động kinh doanh giai đoạn 2017-2018, Hà Nội
8. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Tạp chí Đầu tư và phát
triển của BIDV các năm 2012, 2013, 2014, 2015, 2016.
9. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Sở giao dịch 3, 2012.
10. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Sở giao dịch 3, 2013. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2013. Hà Nội.
11. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Sở giao dịch 3, 2014. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2014. Hà Nội.
12. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Sở giao dịch 3, 2015. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2015. Hà Nội.
13. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Sở giao dịch 3, 2016. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2016. Hà Nội.
14. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Sở giao dịch 3, 2017. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2017. Hà Nội.
15. Peter S.Rose, 2004. Quản trị ngân hàng thương mại. Hà Nội: Nhà xuất bản Tài chính.
16. Nguyễn Thanh Phong, 2011. Đa dạng hóa sản phẩm kinh doanh NHTM Việt
Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế. Luận án tiến sỹ, Đại học Kinh tế Thành phố
Hồ Chí Minh.
17. Quốc Hội Khóa 12, 2010. Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12. Hà Nội.
18. Dương Huyền Trang, 2013. Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân
hàng Phát triển nhà Đồng bằng Sông Cửu Long – Chi nhánh Hà Nội. Trường Đại
học Kinh tế, Đại học Quốc gia.
19. Đỗ Văn Trường, 2013. Huy động vốn tại Ngân hàng Ngoại thương – Chi
nhánh Thành Công. Học viện Ngân hàng.
Tài liệu tiếng Anh
20. Mamo Esayas Ambe Khoa Kinh tế Đại học Wolaita Sodo, 2017, Bài nghiên
cứu các yếu tố quyết định huy động vốn tại Ngân hàng thương mại Ethiopia,
Ethiopia Các Website 21. http://www.sbv.gov.vn 22. http://www.thoibaokinhte.com.vn 23. http://www. vneconomy.vn. 24. http://www.bidv.com.vn