.Những hạn chế

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB mở rộng hoạt động huy động vốn tại ngân hàng hợp tác xã việt nam chi nhánh thanh hóa (Trang 85 - 87)

3.3 .Đánh giá khái quát huy động vốn tại Coop-bank Thanh hóa

3.3.2 .Những hạn chế

Công tác huy động vốn tại Ngân hàng Hợp tác- Chi nhánh Thanh Hóa đã đạt đƣợc những thành cơng nhất định trong thời gian qua. Tuy nhiên, nhƣ ta đã biết công tác huy động vốn là một hoạt động Ngân hàng phức tạp, linh hoạt trên từng thời kỳ trên bƣớc đƣờng hoạt động của mình Ngân hàng phải vừa làm vừa học hỏi để không ngừng bổ sung và hồn thiện. Chính vì vậy, khơng thể tránh khỏi những hạn chế, vƣớng mắc trong hoạt động huy động vốn cần nhanh chóng khắc phục trong thời gian tới cụ thể:

* Về quy mô nguồn vốn huy động: mặc dù huy động vốn của Ngân hàng liên tục tăng qua các năm nhƣng so sánh với một số chi nhánh ngân hàng trên cùng địa bàn nhƣ

Ngân hàng Đầu tƣ & phát triển, Ngân hàng Cơng thƣơng, Ngân hàng Nơng nghiệp & PTNT,…. thì quy mơ huy động vốn của Ngân hàng Hợp tác Thanh Hóa cịn hạn chế.

* Danh mục sản phẩm huy động vốn chƣa đa dạng. Hoạt động huy động vốn bằng cách phát hành giấy tờ có giá chƣa phát sinh doanh thu. Chi nhánh chƣa có các gói sản phẩm mới hấp dẫn khách hàng.

*Nguồn vốn huy động tại chỗ chiếm tỷ lệ thấp.

Nguồn vốn huy động tại chỗ chƣa đạt 50% tổng vốn huy động. Ngoài ra, trong những tháng cuốinăm 2015 đầu Năm 2016, khi mà nguồn vốn huy động tại chỗ có xu hƣớng sụt giảm do những biến động trên thị trƣờng, cũng nhƣ do sự cạnh tranh quyết liệt từ các Ngân hàng khác, tại Ngân hàng Hợp tác- CN Thanh Hóa đã bắt đầu gặp phải một số khó khăn trong cơng tác điều hành nguồn vốn. Nguồn vốn từ hội sở điều chuyển về dù tăng liên tục qua các năm và hỗ trợ tốt cho nguồn vốn huy động tại chỗ một cách khá hiệu quả song nhìn chung mới chỉ miễn cƣỡng đáp ứng tạm thời đƣợc nguồn vốn trong hệ thống vẫn chƣa thể trợ giúp một cách đầy đủ cho cả việc cho vay ngoài hệ thống. Mặt khác, nguồn vốn điều chuyển về là nguồn vốn có chi phí vốn tƣơng đối cao, thậm chí vốn ngồi hạn mức tăng trƣởng có lãi suất xấp xỉ lãi suất cho vay nên chênh lệch giữa chi phí vốn đầu ra và đầu vào thấp, hiệu quả tài chính khơng cao.

* Vốn huy động từ tiền gửi liên tục giảm.

Mặc dù tổng vốn huy động tăng nhƣng vốn huy động từ tiền gửi giai đoạn 2013-2016 của chi nhánh liên tục giảm. Điều này cho thấy, chi nhánh đã chƣa làm tốt công tác huy động tiết kiệm từ ngƣời dân địa phƣơng.

* Về nguồn huy động vốn điều hòa

Xuất phát từ đặc điểm vốn huy động của Ngân hàng Hợp tác xã, trong cơ cấu nguồn vốn phân theo đối tƣợng huy động, ngoài vốn huy động từ dân cƣ và các tổ chức kinh tế cịn có vốn gửi điều hịa của các Quỹ tín dụng nhân dân. Nguồn vốn này tuy khơng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn huy động tuy nhiên nếu Ngân hàng không thực hiện tốt quy chế điều hịa vốn thì sẽ xảy ra những rủi ro nhƣ sau:

Lƣợng tiền gửi điều hòa của các QTDND tăng vào cuối năm, ngân hàng Hợp tác sẽ phải trả lãi cao trong một thời gian dài nghỉ Tết. Lƣợng tiền gửi điều hòa của

các QTDND tăng vào đầu năm. Tại thời điểm này, nếu Ngân hàng Hợp tác không cho vay kịp thời sẽ xảy ra tình trạng ứ đọng vốn. Thực tế, tình trạng này xảy ra vào đẩunăm 2015 ngay sau Tết Nguyên Đán, khi đó số lƣợng tiền của các QTDND chuyển về Ngân hàng Hợp tác là rất lớn, đồng thời lãi suất Ngân hàng trả tƣơng đối cao (khoảng 7%/năm). Trong khi đó tại Ngân hàng Hợp tác xảy ra tình trạng ứ đọng vốn do các QTDND khơng vay. Nếu khơng có biện pháp xử lý kịp thời thì tình trạng này sẽ ảnh hƣởng không nhỏ tới hiệu quả huy động vốn nói riêng và hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng nói chung.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB mở rộng hoạt động huy động vốn tại ngân hàng hợp tác xã việt nam chi nhánh thanh hóa (Trang 85 - 87)