Kiến nghị với Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB mở rộng hoạt động huy động vốn tại ngân hàng hợp tác xã việt nam chi nhánh thanh hóa (Trang 110 - 114)

4.3 .Một số kiến nghị

4.3.1. Kiến nghị với Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam

4.3.1.1. Kiến nghị về các chính sách huy động vốn

- Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam cần xây dựng hoàn chỉnh các chức năng, cơ chế huy động vốn, điều hồ vốn mang tính tƣơng đối ổn định nhằm thực hiện các mục tiêu chiến lƣợc phát triển.

- Để đáp ứng công tác huy động vốn, đề nghị Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam tăng cƣờng năng lực công nghệ cả về trang thiết bị và các chƣơng trình tiện ích, chƣơng trình phần mềm ứng dụng, các chƣơng trình cung cấp thơng tin phục vụ công tác quản trị điều hành.

- Trong cơng tác hoạch định chính sách huy động vốn, thì điều khơng thể thiếu đó là việc xây dựng chính sách cho từng loại hình khách hàng. Nó quan trọng là vì chi nhánh ln có khách hàng truyền thống, khách hàng tiềm năng, khách hàng dân cƣ, khách hàng doanh nghiệp, khách hàng là các tổ chức, ... Mỗi một khách hàng lại có một đặc điểm khác nhau cả về tính chất hoạt động, quy mơ vốn, tình hình tài chính, cũng nhƣ nhu cầu tài chính... Việc phân định rõ ràng cơ cấu khách hàng sẽ giúp cho Chi nhánh có những điều chỉnh hợp lý, trong việc tính các mức lãi suất đầu vào, lãi suất đầu ra, sự ƣu tiên trong sử dụng dịch vụ.

4.3.1.2. Kiến nghị về chính sách lãi suất, điều hành nguồn vốn

- Xây dựng chính sách lãi suất hợp lý – lãi suất luôn là một nhân tố tác động mạnh đến công tác huy động vốn của Ngân hàng. Do đó, cần xử lý theo hƣớng: theo cơ chế cạnh tranh linh hoạt. Trên cơ sở Trung ƣơng quy định lãi suất điều hoà vốn, cho chi nhánh đƣợc quyền quy định lãi suất trên địa bàn, chi nhánh sẽ áp dụng một mức lãi suất đảm bảo tính cạnh tranh với các Ngân hàng bạn, để sao cho có thể hấp dẫn ngƣời gửi khơng chỉ ở tính sinh lời mà cịn ở tính đa dạng trong phƣơng thức trả lãi.

Ngồi việc căn cứ vào mối quan hệ cung – cầu về vốn, Chi nhánh còn phải xem xét đến lãi suất sử dụng vốn, để quy định lãi suất huy động vốn và đảm bảo kinh doanh có lãi. Hơn nữa, cịn phải duy trì đƣợc mức lãi suất hợp lí giữa nguồn vốn ngắn hạn và nguồn vốn trung – dài hạn, mục đích là bảo đảm lợi ích của ngƣời gửi tiền và khuyến khích mọi ngƣời gửi tiền với kỳ hạn dài hơn, nhƣng khơng đơn giản là tăng lãi suất vì nhƣ vậy các doanh nghiệp sẽ không chấp nhận. Mặt khác, lãi suất tiền gửi cao họ sẽ không đầu tƣ vào các phƣơng án kinh doanh mà chuyển sang gửi tiền vào Ngân hàng lấy lãi. Vì vậy, phải tính tốn cân đối, hợp lý giữa lãi suất ngắn hạn và lãi suất trung – dài hạn

4.3.1.3. Kiến nghị về nâng cao năng lực, trình độ, đạo đức nghề nghiệp của cán bộ ngân hàng

Chế độ tuyển dụng của Ngân hàng Hợp tác hiện nay mới chỉ chú trọng đến chuyên mơn mà ít quan tâm đến kỹ năng mềm của ứng viên. Việc lựa chọn nhân sự dựa trên các kỹ năng mềm của ứng viên là một cơng việc rất khó, địi hỏi rất nhiều

kinh nghiệm. Các nhà tuyển dụng trƣớc hết cần thấy đƣợc sự cần thiết của kỹ năng mềm đối với ngƣời lao động. Kỹ năng mềm mang tính chất yếu tố cá nhân, thể hiện qua sự nhạy bén trong xử lý công việc và giao tiếp của ngƣời lao động. Kỹ năng mềm cịn là sự mơ tả những tính cách riêng của ứng viên nhƣ: sự duyên dáng, khéo léo trong giao tiếp, sự thân thiện, tinh thần lạc quan,…Có thể nêu một số kỹ năng mềm nhƣ: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng sống, kỹ năng thích ứng, kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng tổ chức, kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng giải quyết vấn đề,…Theo nhƣ các cuộc nghiên cứu và khảo sát đã cho thấy “ngƣời thành đạt chỉ có 25% là kiến thức chun mơn, cịn lại 75% đƣợc quyết định bởi các kỹ năng mềm”. Do đó, trong q trình tuyển dụng, bên cạnh việc đánh giá về trình độ chuyên môn và một số kỹ năng cần thiết cho vị trí tuyển chọn, cần quan tâm đến kỹ năng mềm của ứng viên sao cho phù hợp với vị trí ứng tuyển.

Để đảm bảo nhân viên làm tốt công việc đƣợc giao, trƣớc hết cần phải đào tạo nghiệp vụ cho nhân viên. Nhân viên tập sự tại Ngân hàng Hợp tác hiện nay chƣa đƣợc đào tạo một cách có hệ thống mà chỉ học nghiệp vụ thơng qua q trình quan sát các nhân viên cũ làm việc và đƣợc các nhân viên cũ hƣớng dẫn. Do đó, q trình học nghiệp vụ sẽ khơng liên tục, khơng mang tính logic, mất nhiều thời gian của nhân viên tập sự cũng nhƣ ngƣời hƣớng dẫn trực tiếp. Vậy nên Ngân hàng Hợp tác cần thành lập trung tâm đào tạo tại từng khu vực trong điểm, đảm nhận vai trị đào tạo cho tồn hệ thống. Nhƣ vậy thì nhân viên tập sự sẽ đƣợc đào tạo trong một thời gian nhất định, có tham gia các khoa kiểm tra đánh giá kết quả đào tạo rồi mới phân về vị trí cụ thể để tác nghiệp.

Đồng thời, ngân hàng cũng cần thƣờng xuyên tiến hành đánh giá lại nhân viên thông qua các kỳ thi sát hạch kết hợp với kết quả làm việc thực tế đƣợc đánh giá bởi đồng nghiệp và các cấp quản lý trực tiếp, làm cơ sở để bố trí lại cơng việc cho phù hợp với năng lực nhân viên và cũng là cơ sở để đề bạt nhân viên lên các vị trí cao hơn.

Bên cạnh việc tổ chức các khoá đào tạo nghiệp vụ truyền thống, Ngân hàng cần thƣờng xuyên tổ chức đào tạo cho nhân viên về các nghiệp vụ, kỹ năng mới nhƣ

kỹ năng bán chéo sản phẩm, kỹ năng quan hệ khách hàng,… Ngân hàng cần chọn lựa những cán bộ giỏi nghiệp vụ, có khả năng truyền đạt tốt tham gia các khố đào tạo này để có thể phân tích tốt các vấn đề thuộc nội dung khóa học và truyền đạt lại cho các nhân viên khác cùng bộ phận, phòng ban, chi nhánh. Đặc biệt, Ngân hàng Hợp tác cần thƣờng xuyên tổ chức các khoá đào tạo ngắn ngày có sự tham gia của các chuyên gia hoặc các tổ chức đào tạo có uy tín đào tạo về các kỹ năng mềm cho nhân viên, góp phần nâng cao chất lƣợng dịch vụ cho ngân hàng. Ngoài ra, Ngân hàng cần quan tâm nâng cao trình độ Anh văn giao tiếp, tin học cho các nhân viên ngân hàng, đặc biệt là các nhân viên giao dịch.

Cần có cơ chế động viên, khen thƣởng xứng đáng những ngƣời lao động làm việc hiệu quả, đồng thời cũng có các biện pháp nhắc nhở, xử lý đối với những cá nhân làm việc chƣa hiệu quả, mắc nhiều lỗi sai sót. Có chính sách đãi ngộ thoả đáng đối với những ngƣời đã làm việc lâu năm, gắn bó để tránh tình trạng chảy máu chất xám đang diễn ra phổ biến. Tất cả những điều trên cần phải đƣợc cụ thể hoá và phổ biến rộng rãi cho nhân viên.

4.3.1.4. Kiến nghị về tài khoản tiền gửi thanh toán của các tổ chức kinh tế

Hiện nay, hệ thống tài khoản tiền gửi thanh toán của ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam đang còn ở dạng phân tán. Nghĩa là số hiệu tài khoản chƣa thể hiện đƣợc rõ mã vùng, mã chi nhánh, có sự trùng lắp về tài khoản giữa các chi nhánh. Điều này gây khó khăn cho việc tra cứu thơng tin của khách hàng và kiểm tra độ chính xác của tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng. Do vậy, Ngân hàng Hợp tác nên hệ thống hóa hệ thống tài khoản tiền gửi thanh toán theo hƣớng tập trung, số hiệu tài khoản phải thể hiện rõ đƣợc mã vùng, mã chi nhánh, cá nhân hay tổ chức. Có nhƣ vậy mới dễ dàng hơn trong việc quản lý tài khoản khách hàng và tra cứu thông tin khách hàng.

4.3.1.5. Kiến nghị khác

Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam cần tăng cƣờng hơn nữa trong công tác thông tin quảng cáo tuyên truyền trên đài phát thanh, đài truyền hình, báo chí,… về các hoạt động của ngân hàng để cho quần chúng nhân dân đƣợc biết, nhất là trong

giai đoạn vừa mới thực hiện chuyển đổi mơ hình hoạt động từ Quỹ tín dụng trung ƣơng sang Ngân hàng Hợp tác xã.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB mở rộng hoạt động huy động vốn tại ngân hàng hợp tác xã việt nam chi nhánh thanh hóa (Trang 110 - 114)