Rủi ro tín dụng xuất khẩu của Nhà nƣớc

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hoạt động tín dụng xuất khẩu tại chi nhánh ngân hàng phát triển hải dương (Trang 26 - 28)

1.2. TÍN DỤNG XUẤT KHẨU CỦA NHÀ NƢỚC

1.2.5. Rủi ro tín dụng xuất khẩu của Nhà nƣớc

Rủi ro tín dụng là khả năng (xác suất) xảy ra những thiệt hại về kinh tế mà bên cho vay phải gánh chịu do khách hàng vay vốn thanh tốn khơng đúng hạn hoặc khơng hồn trả đƣợc nợ vay (gồm gốc hoặc lãi).

Do bản chất của TDXK của Nhà nƣớc khác với bản chất tín dụng NHTM nên bản chất rủi ro TDXK của Nhà nƣớc không chỉ đơn thuần là khả năng xảy ra những thiệt hại về kinh tế mà còn xảy ra những thiệt hại về xã hội và ảnh hƣởng đến điều tiết vĩ mô của Nhà nƣớc trong từng thời kỳ.

Rủi ro TDXK của Nhà nƣớc và rủi ro tín dụng NHTM có một số điểm khác biệt, cơ bản có một số điểm khác biệt nhƣ sau:

- Khả năng xảy ra rủi ro TDXK của Nhà nƣớc cao hơn các NHTM vì đối tƣợng cho vay thuộc đối tƣợng khuyến khích xuất khẩu của Nhà nƣớc, hỗ trợ về tài chính cho các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế tham gia sản xuất kinh doanh hàng xuất khẩu có điều kiện đầu tƣ sản xuất, đổi mới cơng nghệ, giám chi phí hạ giá thành, nâng cao chất lƣợng sản phẩm tạo sức cạnh tranh trên thị trƣờng thế giới. Tín dụng tài trợ xuất khẩu tại các NHTM là quan hệ tín dụng

trên cơ sở hai bên cùng có lợi, tuỳ từng trƣờng hợp mà ngân hàng có thể chủ động cho doanh nghiệp vay với lãi suất, mức vốn và thời gian vay khác nhau.

- Những tổn thất khi rủi ro xảy ra: đối với tín dụng NHTM, rủi ro xảy ra sẽ làm giảm bớt lợi nhuận của ngân hàng, có thể dẫn đến tình trạng thua lỗ và thậm chí dẫn đến tình trạng phá sản. Cịn đối với TDXK của Nhà nƣớc, khơng vì mục tiêu lợi nhuận mục đích để khuyến khích thúc đẩy xuất khẩu nên khi rủi ro xảy ra sẽ làm cho nguồn vốn vay bị thu hẹp, ảnh hƣởng đến sự điều tiết vĩ mô của Nhà nƣớc. Nếu rủi ro liên tục trong nhiều năm sẽ ảnh hƣởng đến cơ cấu thu chi ngân sách Nhà nƣớc, ảnh hƣởng đến nguồn vay nợ và viện trợ từ nƣớc ngoài.

- Việc phân loại nợ để có hƣớng xử lý rủi ro: NHTM phân loại dƣ nợ đƣợc chia thành 5 nhóm bao gồm nhóm 1 nợ đủ tiêu chuẩn, nhóm 2 là nợ cần chú ý, nhóm 3 nợ dƣới tiêu chuẩn, nhóm 4 là nợ nghi ngờ, nhóm 5 là nợ có khả năng mất vốn. Trong khi việc phân nợ TDXK của Nhà nƣớc đƣợc chia thành 3 nhóm đó là nợ bình thƣờng, nợ xấu và rất xấu.

- Trích lập quỹ dự phòng để xử lý rủi ro: đối với NHTM việc trích lập quỹ dự phịng căn cứ vào các nhóm nợ với tỷ lệ nhƣ sau: nhóm 1 là 0%, nhóm 2 là 5%, nhóm 3 là 20%, nhóm 4 là 50%, nhóm 5 là 100%. Trong khi đó TDXK của Nhà nƣớc việc trích lập quỹ dự phịng rủi ro hàng năm là tối đa bằng 0,2% trên dƣ nợ bình quân cho vay và bảo lãnh.

- Khả năng xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ vay của chính sách tín dụng NHTM cao hơn TDXK của Nhà nƣớc. Đối với TDXK của Nhà nƣớc chủ đầu tƣ phải sử dụng tài sản hợp pháp để bảo đảm tiền vay và bảo lãnh với giá trị tối thiểu bằng 15% tổng mức vốn vay và bảo lãnh. Trong khi đó tại các NHTM tài sản đảm bảo cầm cố thế chấp phải là 100% hoặc ít nhất cũng chiếm 50% phƣơng án vay vốn, thậm chí các NHTM chỉ duyệt cho vay từ 70%-85% giá trị của tài sản cầm cố, thế chấp.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hoạt động tín dụng xuất khẩu tại chi nhánh ngân hàng phát triển hải dương (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(113 trang)
w