Đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng xuất khẩu tại Ngân hàng Phát triển

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hoạt động tín dụng xuất khẩu tại chi nhánh ngân hàng phát triển hải dương (Trang 48 - 98)

2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG XUẤT KHẨU TẠI CHI NHÁNH

2.2.4. Đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng xuất khẩu tại Ngân hàng Phát triển

Phát triển Việt Nam nói chung và Chi nhánh NHPT Hải Dƣơng nói riêng.

2.2.4.1. Những thành tựu

Thứ nhất, việc cho vay hỗ trợ xuất khẩu phù hợp với chủ trương của Chính phủ về khuyến khích xuất khẩu trong từng thời kỳ.

Việc mở rộng cho vay của Chi nhánh NHPT Hải Dƣơng là phù hợp với chủ trƣơng của Chính phủ về khuyến khích xuất khẩu trong từng thời kỳ, góp phần quan trọng trong việc xử lý những khó khăn về nguồn vốn cho các doanh nghiệp khi duy trì thị trƣờng xuất khẩu truyền thống và mở rộng xuất khẩu sang thị trƣờng mới nhƣ Châu Âu, Canada, Nga, Nhật Bản, Hồng Kông, Hàn Quốc, Đài Loan. Mặc dù số vốn cho vay đóng góp vào tổng kim ngạch xuất khẩu cịn khiêm tốn nhƣng việc tập trung chủ yếu nguồn vốn hỗ trợ vào một số mặt hàng nhƣ rau quả, thịt gia súc, gia cầm cũng đã giúp các doanh nghiệp tăng khả năng cạnh tranh của mình trên trƣờng quốc tế.

Thứ hai, Chính sách TDXK dần được hồn thiện theo hướng phù hợp thực tế

Việc ban hành và duy trì chính sách tín dụng hỗ trợ xuất khẩu trong thời gian qua là đúng đắn. Tín dụng HTXK cũng là kênh hỗ trợ về tài chính góp phần tháo gỡ khó khăn của doanh nghiệp, góp phần tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu của cả nƣớc, duy trì tốc độ tăng trƣởng kinh tế cao và từng bƣớc đƣa nền kinh tế hội nhập với kinh tế khu vực và trên thế giới. Cơ chế chính sách tín dụng HTXK phù hợp với quan điểm và chủ trƣơng về bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, khơng phân biệt doanh nghiệp nhà nƣớc và doanh nghiệp ngoài nhà nƣớc. Trong thời gian qua, chính sách TDXK có những điều chỉnh so với yêu cầu thực tế và phù hợp với cam kết hội nhập, cụ thể nhƣ sau:

Về lãi suất cho vay:

Trƣớc khi gia nhập WTO lãi suất cho vay ngắn hạn HTXK tƣơng ứng bằng 80% lãi suất cho vay ĐTPT, tƣơng ứng bằng 50-60% lãi suất cho vay của các NHTM. Cụ thể Bảng 2.9: So sánh lãi suất cho vay ngắn hạn giữa NHPT và Ngân hàng Ngoại thƣơng Việt Nam nhƣ sau:

Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006

Sau khi gia nhập WTO lãi suất TDXK đƣợc xác định theo nguyên tắc phù hợp với lãi suất thị trƣờng, điều chỉnh lãi suất có những thay đổi theo tín hiệu thị trƣờng, lãi suất cho vay đƣợc nâng liên tiệm cận với lãi suất cho vay của các NHTM. Cụ thể lãi suất áp dụng theo quyết định số 08/2007/QĐ-BTC ngày 02/03/2007 lãi suất cho vay TDĐT và TDXK của Nhà nƣớc, trong đó khơng có sự phân biệt giữa lãi suất cho vay đầu tƣ và cho vay xuất khẩu bằng đồng Việt Nam và đều bằng 0,75%/tháng, sau đó giảm xuống cịn 0,725%/tháng. Lãi suất cho vay ngắn hạn của Ngân hàng Ngoại thƣơng năm 2007 là 0,82-0,9%/tháng.

Về bảo đảm tiền vay:

Trƣớc khi gia nhập WTO: Cho vay trƣớc khi giao hàng, đơn vị vay vốn phải có tài sản cầm cố, thế chấp trị giá tối thiểu 30% số vốn vay. Cho vay hối phiếu hợp lệ đơn vị phải xuất trình hối phiếu hợp lệ kèm theo bộ chứng từ hàng xuất để chứng minh việc vay vốn.

Sau khi gia nhập WTO, cơ chế BĐTV đối với TDXK nhƣ cơ chế đang áp dụng cho hệ thống NHTM nhƣng có ƣu đãi cho đơn vị vay vốn. Khi vay vốn hoặc đƣợc bảo lãnh chủ đầu tƣ đƣợc dùng tài sản hình thành từ vốn vay để bảo đảm tiền vay và bảo lãnh. Trƣờng hợp tài sản hình thành từ vốn vay

khơng đủ điều kiện bảo đảm tiền vay và bảo lãnh, chủ đầu tƣ phải sử dụng tài sản hợp pháp khác để bảo đảm tiền vay và bảo lãnh với giá trị tối thiểu bằng 15% tổng mức vốn vay và bảo lãnh.

Trong khi đó tại các NHTM tài sản bảo đảm cầm cố thế chấp phải là 100% hoặc ít nhất cũng chiếm 50% phƣơng án vay vốn, một số ngân hàng quy định doanh nghiệp loại A thế chấp 50% còn lại phải thế chấp 100%, thậm chí các NHTM chỉ duyệt cho vay từ 70%-85% giá trị của tài sản cầm cố thế chấp. Nhƣ vậy, khi doanh nghiệp vay vốn TDXK tại NHPT đƣợc hƣởng ƣu đãi về tài sản đảm bảo rất nhiều.

Về mức vốn vay:

Trƣớc khi gia nhập WTO: mức vốn vay là 70% giá trị HĐXK, 80% giá trị L/C hoặc 90% giá trị bộ chứng từ hàng xuất hợp lệ.

Sau khi gia nhập WTO: mức vốn cho vay tối đa bằng 85% giá trị HĐXK đã ký hoặc giá trị L/C (đối với cho vay trƣớc khi giao hàng) hoặc giá trị hối phiếu hợp lệ (đối với cho vay sau khi giao hàng).

Mức vốn vay nhƣ hiện nay là ƣu đãi đối với các đơn vị vay vốn TDXK tại NHPT, các đơn vị đƣợc duyệt cho vay tối đa 85% giá trị HĐXK, L/C. Việc quy định mức vốn cho vay nhƣ hiện nay phù hợp với các quy định của WTO và đặc biệt là các điều khoản của OECD về TDXK của Nhà nƣớc.

Thứ ba, TDXK của Nhà nước được tập trung về một đầu mối là NHPTVN

Quyết định 133/2001/QĐ-TTg ra đời đã tập trung TDXK ƣu đãi đƣợc thực hiện ở nhiều kênh về một đầu mối là Quỹ HTPT (nay là NHPT Việt Nam), giúp tách bạch hoạt động tín dụng theo chính sách và tín dụng ngân hàng. NHPT vừa thực hiện chính sách TDĐT phát triển vừa thực hiện chính sách TDXK nên có thuận lợi trong việc cung cấp và quản lý vốn cho vay từ

khâu đầu tƣ đến khâu tiêu thụ sản phẩm đối với các đơn vị vừa hoạt động sản xuất vừa hoạt động xuất khẩu.

Thứ tư, NHPT ban hành tương đối đầy đủ các văn bản pháp lý đối với TDXK phù hợp với cơ chế chính sách

Thời gian qua NHPT đã ban hành tƣơng đối đầy đủ các Quy chế, văn bản hƣớng dẫn để triển khai thực hiện nhiệm vụ TDXK của Nhà nƣớc áp dụng thống nhất toàn hệ thống nhƣ: Quy chế quản lý vốn tín dụng xuất khẩu của Nhà nƣớc. Hƣớng dẫn nghiệp vụ cho vay đối với nhà xuất khẩu Việt Nam, Quy chế bảo đảm tiền vay, Quy chế xử lý rủi ro, phân cấp thực hiện nghiệp vụ cho vay TDXK, Sổ tay nghiệp vụ TDXK. Các văn bản này hƣớng dẫn tƣơng đối đầy đủ, cụ thể và chặt chẽ về quy trình, thủ tục xét duyệt cho vay, kiểm tra, giám sát tồn bộ q trình vay vốn và trả nợ của đơn vị xuất khẩu. Đây là một trong các yếu tố đảm bảo an tồn tín dụng xuất khẩu tại NHPT Việt Nam.

Thứ năm, kết quả cho vay nhà xuất khẩu Việt Nam liên tục tăng trưởng

Qua 7 năm thực hiện, mức tăng trƣởng cho vay ngắn hạn HTXK của NHPT (trƣớc đây là Quỹ HTPT) ở mức cao, giai đoạn 2001-2005 ln vƣợt kế hoạch Thủ tƣớng chính phủ giao từ 1,5 đến 2 lần. Doanh số cho vay sau hơn 7 năm đạt trên 50.000 tỷ đồng.

Vòng quay vốn từ 3-4 vịng/năm (thời hạn cho vay trung bình của mỗi món vay khoảng từ 3-4 tháng) là một trong những yếu tố dẫn đến doanh số cho vay vốn ngắn hạn HTXK đạt ở mức cao và tăng trƣởng liên tục qua các năm. Ngày càng có nhiều doanh nghiệp đƣợc tiếp cận nguồn vốn TDXK của Nhà nƣớc.

Cùng với tăng trƣởng về doanh số cho vay, chất lƣợng tín dụng cũng đƣợc đảm bảo, số thu nợ đạt ở mức cao và tăng trƣởng liên tục qua các năm.

Ngày càng có nhiều doanh nghiệp đƣợc tiếp cận nguồn vốn TDXK của Nhà nƣớc.

Cùng với tăng trƣởng về doanh số cho vay, chất lƣợng tín dụng cũng đƣợc đảm bảo, số thu nợ đạt cao và phù hợp với mức tăng doanh số cho vay. Tỉ lệ nợ quá hạn ở mức thấp.

Theo kết quả khảo sát ở Phụ lục 2: 45,1% số doanh nghiệp có doanh thu xuất khẩu tăng qua các năm. Cùng với sự tăng trƣởng trong doanh thu xuất khẩu của doanh nghiệp có sự đóng góp của NHPT trong việc thực hiện chính sách TDXK nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu. 70,6% số doanh nghiệp cho rằng cần thiết phát triển hoạt động TDXK tại NHPT để hỗ trợ tốt hơn cho các doanh nghiệp xuất khẩu.

Thứ sáu, chú trọng xây dựng bình đẳng giữa các thành phần kinh tế trong chính sách TDXK của Nhà nước

Tỷ trọng cho vay đối với các doanh nghiệp nhà nƣớc giảm dần qua các năm (từ khoảng 85% năm 2001 xuống còn 53% năm 2005) và chuyển dịch tƣơng ứng sang các loại hình doanh nghiệp khác. Việc cho vay của NHPT thay đổi theo hƣớng phù hợp với Chủ trƣơng của Chính phủ về thực hiện cơ chế cho vay bình đẳng đối với mọi thành phần kinh tế.

2.2.4.2. Những tồn tại

a. Cơ chế chính sách TDXK chƣa phù hợp

- Đối tượng được ưu đãi hạn chế:

Trƣớc khi gia nhập WTO đối tƣợng vay vốn theo Quyết định 133/2001/QĐ-TTg gồm: các đơn vị sản xuất chế biến, kinh doanh các mặt hàng thuộc chƣơng trình ƣu tiên khuyến khích xuất khẩu do Thủ tƣớng Chính phủ quy định hàng năm hoặc trong từng thời kỳ. Sau khi gia nhập WTO đối tƣợng vay vốn đƣợc xác định theo Nghị định 151/2006/NĐ-CP, bao gồm nhà xuất khẩu có HĐXK và nhà nhập khẩu có HĐNK hàng hố thuộc danh mục

mặt hàng vay vốn TDXK đƣợc ban hành kèm theo Nghị định này. Trong khi đó đối tƣợng vay vốn nhằm để bổ sung nhu cầu vốn tạm thời trong q trình thu gom hàng hố hoặc chế biến hàng hố để chuẩn bị xuất khẩu. Thị trƣờng xuất khẩu có rất nhiều loại hàng khác nhau và rất đa dạng trong khi đó chỉ có những nhóm mặt hàng nào thuộc đối tƣợng hƣởng TDXK thì mới tiếp cận vay vốn TDXK tại NHPT, do đó khả năng đáp ứng hết tất cả các nhu cầu đa dạng của khách hàng là không thể.

- Hình thức TDXK cịn đơn điệu:

Trƣớc khi gia nhập WTO theo Quyết định 133/2001/QĐ-TTg thì hình thức là cho vay ngắn hạn HTXK bao gồm cho vay ngắn hạn (cho vay trƣớc và sau khi giao hàng), bảo lãnh dự thầu và bảo lãnh thực hiện hợp đồng. Sau khi gia nhập WTO theo Nghị định 151/2006/NĐ-CP thì các hình thức TDXK gồm: cho vay nhà xuất khẩu, cho vay nhà nhập khẩu, bảo lãnh TDXK, Bảo lãnh dự thầu và bảo lãnh thực hiện hợp đồng. Nhƣng NHPT chỉ thực hiện nghiệp vụ cho nhà xuất khẩu Việt Nam vay bao gồm cho vay trƣớc khi giao hàng và cho vay sau khi giao hàng. Trong cho vay nhà xuất khẩu chủ yếu là cho vay theo 02 phƣơng thức là cho vay từng lần và cho vay theo hạn mức. Nghiệp vụ về bảo lãnh TDXK, bảo lãnh dự thầu và bảo lãnh thực hiện hợp đồng chƣa thực hiện đƣợc.

Nghị định 151/2006/NĐ-Cp có bổ sung các hình thức TDXK nhƣ cho vay nhà nhập khẩu, bảo lãnh TDXK nhƣng khơng có các hình thức nhƣ: chiết khấu, bao thanh tốn, bảo hiểm tín dụng xuất khẩu.

- Chậm trễ trong hướng dẫn thực hiện:

Nghị định 151/2006/NĐ-CP có hiệu lực ngày 16/01/2007 nhƣng Thông tƣ hƣớng dẫn thực hiện của Bộ Tài chính ban hành chậm và đến tháng

Nhà nƣớc. Việc chậm trễ này đã gây khó khăn cho hệ thống NHPT trong triển

khai thực hiện nhiệm vụ TDXK theo quy định mới.

b. Hoạt động cho vay còn hạn chế

- Thủ tục vay vốn tại NHPT phức tạp gây khó khăn cho doanh nghiệp

Theo kết quả khảo sát tại Phụ lục 2, nhiều doanh nghiệp cho rằng trƣớc đây thủ tục vay vốn tại NHPT phức tạp gây khó khăn cho doanh nghiệp, cụ thể là:

+ Thời gian xem xét cho vay dài và chủ yếu cho vay theo từng món nên chƣa đáp ứng đƣợc tính cấp thiết của vốn vay phục vụ cho các thƣơng vụ để chớp thời cơ kinh doanh. Việc xem xét cho vay theo hạn mức rất hạn chế.

+ Trƣớc đây NHPT quy định trƣớc khi ký Hợp đồng tín dụng phải ký Biên bản thoả thuận ba bên giữa NHPT – Đơn vị vay vốn – Ngân hàng thanh toán. Biên bản thoả thuận về việc Ngân hàng thanh toán cam kết sẽ thông báo cho NHPT khi khách hàng nƣớc ngồi thanh tốn tiền cho đơn vị vay vốn để NHPT thu nợ kịp thời. Việc quy định nhƣ trên gây khơng ít khó khăn cho đơn vị vay vốn, đơn vị vay vốn nào có mối quan hệ tốt với ngân hàng thanh toán mới ký đƣợc biên bản thoả thuận, các đơn vị khác thì gặp khó khăn khi ký biên bản thoả thuận ba bên.

+ Theo quy định trƣớc đây, một trong những điều kiện quan trọng nhất để nhà xuất khẩu có thể vay vốn tại NHPT dƣới hình thức sau khi giao hàng là phải xuất trình đƣợc bản gốc thơng báo địi tiền ngân hàng nƣớc ngồi của ngân hàng phục vụ nhà xuất khẩu. Đây là thủ tục gây khó khăn và mất nhiều thời gian nhất cho đơn vị vay vốn. Vì thơng thƣờng, khi khách hàng xuất trình Bộ chứng từ cho ngân hàng phục vụ nhà xuất khẩu, cán bộ ngân hàng sẽ kiểm tra, nếu thấy Bộ chứng từ chƣa phù hợp sẽ yêu cầu Khách hàng sửa lại. Trƣờng hợp Bộ chứng từ đã phù hợp thì các khâu tiếp theo sẽ do Ngân hàng

thực hiện. Ngân hàng lúc này đƣợc coi nhƣ đã đƣợc nhà xuất khẩu uỷ quyền trên cơ sở Bộ chứng từ sẽ địi tiền ngân hàng nƣớc ngồi. Do đó, ngân hàng sẽ chỉ gởi thơng báo địi tiền cho ngân hàng nƣớc ngồi chứ không gởi cho nhà xuất khẩu. Ngƣời xuất khẩu sẽ khơng biết chính xác khi nào thơng báo địi tiền đƣợc lập nên muốn có đƣợc tờ thơng báo này, nhà xuất khẩu sẽ phải mất nhiều thời gian giải trình với ngân hàng.

- Chất lượng thẩm định còn thấp:

Khi thẩm định cho vay căn cứ vào báo cáo tài chính để đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp trong một khoảng thời gian nhất định (vào cuối niên độ kế toán) là chƣa đủ, và chính xác, chỉ nắm đƣợc những thơng tin về một số chỉ tiêu khơng có sự biến động nhiều, nhƣ: chỉ tiêu doanh thu, nộp ngân sách, tài sản cố định, lợi nhuận…cịn các chỉ tiêu tài chính khác nhƣ: luân chuyển vốn, tiền mặt, công nợ, phải thu, phải trả, hàng tồn kho, nợ ngắn hạn…không thể cập nhật kịp thời, chính xác trong từng thời điểm. Để khắc phục những hạn chế đó, yêu cầu doanh nghiệp lập báo cáo nhanh tình hình tài chính, nhƣng khơng thể hiện hết tình hình tài chính và q trình hoạt động của doanh nghiệp. Thẩm định hồ sơ vay vốn, cán bộ tín dụng phần lớn dựa vào thơng tin và các báo cáo tài chính do khách hàng cung cấp dẫn đến đánh giá sai lệch và quyết định tài trợ khơng chính xác.

Cơng tác tổ chức thu thập thông tin về thị trƣờng, doanh nghiệp trong hệ thống NHPT chƣa thực sự hiệu quả, do các kênh thơng tin chƣa đƣợc xây dựng hồn chỉnh, tồn diện. Do đó, ảnh hƣởng rất lớn đến cơng tác thẩm định và xét duyệt cho vay của NHPT và tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Công tác tổ chức thu thập thông tin về thị trƣờng, doanh nghiệp trong hệ thống NHPT chƣa thực sự hiệu quả, do các kênh thông tin chƣa đƣợc xây dựng hồn chỉnh, tồn diện. Do đó, ảnh hƣởng rất lớn đến công tác thẩm định và xét duyệt cho vay của NHPT và tiềm ẩn nhiều rủi ro.

- Cơng tác kiểm tra giám sát tình hình sử dụng vốn vay chưa chặt chẽ

Việc theo dõi giám sát tiền vay, đối chiếu số liệu, hồ sơ, căn cứ chứng từ giải ngân chƣa chặt chẽ, giám sát tình hình sử dụng vốn vay chƣa đƣợc tiến hành thƣờng xuyên và đầy đủ. NHPT chƣa kiểm sốt đƣợc q trình lập và xuất trình chứng từ cũng nhƣ thời điểm tiền thanh tốn từ nƣớc ngồi về tài khoản của nhà xuất khẩu nên không nắm đƣợc luồng chu chuyển vốn vay dẫn đến việc không thu nợ kịp thời và một số nhà xuất khẩu sử dụng vốn sai mục

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hoạt động tín dụng xuất khẩu tại chi nhánh ngân hàng phát triển hải dương (Trang 48 - 98)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(113 trang)
w