Bài học kinh nghiệm về hoạt động TDXK của Nhà nƣớc đối với VN

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hoạt động tín dụng xuất khẩu tại chi nhánh ngân hàng phát triển hải dương (Trang 37 - 42)

1.4. KINH NGHIỆM HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG XUẤT KHẨU CỦA NHÀ

1.4.2. Bài học kinh nghiệm về hoạt động TDXK của Nhà nƣớc đối với VN

Qua tìm hiểu cơ chế hoạt động và một số hoạt động tín dụng xuất khẩu chủ yếu của các nƣớc trên có thể thấy Chính phủ các nƣớc đều coi trọng chính sách tài trợ cho xuất khẩu, trong đó, cơng cụ tín dụng tài trợ xuất khẩu đƣợc sử dụng nhƣ một biện pháp quan trọng trong tay Chính phủ để thúc đẩy xuất khẩu phát triển lâu dài và bền vững. Mỗi nƣớc trên thế giới đều có một mơ hình hỗ trợ xuất khẩu riêng, phù hợp với mục tiêu chiến lƣợc kinh tế của từng nƣớc. Việt Nam có thể học tập kinh nghiệm của các nƣớc nhƣng phải phù hợp với mục tiêu, điều kiện của nền kinh tế để hỗ trợ về tài chính cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hàng xuất khẩu nhằm thúc đẩy xuất khẩu, tăng trƣởng kinh tế. Tuy nhiên chúng ta có thể rút ra những điểm chung nhất về hoạt động hỗ trợ xuất khẩu của các nƣớc để có thể vận dụng, học tập:

- Thứ nhất, về các hình thức hỗ trợ xuất khẩu:

Hầu hết các nƣớc đều có hình thức tài trợ xuất khẩu, bao gồm:

+ Tín dụng hỗ trợ đầu tƣ xuất khẩu: Cho vay đầu tƣ để sản xuất kinh doanh các mặt hàng xuất khẩu nhằm tăng thêm số lƣợng hàng xuất khẩu; cho vay đầu tƣ để đổi mới thiết bị, công nghệ nhằm tăng số lƣợng và chất lƣợng hàng xuất khẩu.

+ Tín dụng hỗ trợ cho q trình sản xuất kinh doanh xuất khẩu (tín dụng ngắn hạn): Tín dụng hỗ trợ xuất khẩu thực hiện cung cấp tín dụng cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hàng xuất khẩu, nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho quá trình sản xuất kinh doanh, gồm các hình thức tín dụng trƣớc khi giao hàng và sau khi giao hàng cho cả nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu.

+ Bảo lãnh cho hoạt động XK bao gồm: Bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh vay vốn tín dụng ngân hàng và bảo lãnh thanh toán ứng trƣớc.

+ Bảo hiểm xuất khẩu, bảo hiểm tín dụng xuất khẩu là phƣơng thức hỗ trợ xuất khẩu đƣợc phần lớn các ngân hàng và tổ chức tài chính thực hiện. Khi mua bảo hiểm tín dụng xuất khẩu các ngân hàng và các tổ chức tín dụng phân tán rủi ro trong hoạt động tín dụng xuất khẩu. Ngồi ra, bảo hiểm xuất khẩu còn bảo vệ, tránh cho nhà xuất khẩu một loạt các rủi ro tiềm ẩn trong, trƣớc và sau khi giao hàng.

- Thứ hai, về lĩnh vực hỗ trợ:

Để đảm bảo sự cạnh tranh lành mạnh của các doanh nghiệp trên thế giới, các cam kết quốc tế ngày càng yêu cầu sự hỗ trợ của Chính phủ các nƣớc dành cho hoạt động sản xuất, xuất khẩu không làm ảnh hƣởng đến sản xuất của doanh nghiệp nƣớc khác. Theo đó, chính sách tín dụng hỗ trợ xuất khẩu đang chuyển biến nhanh theo xu hƣớng chuyển từ việc tập trung tài trợ cho ngƣời cung cấp trong nƣớc sang tập trung hỗ trợ cho mục tiêu chiếm lĩnh thị

trƣờng, lấy việc đảm bảo cho khâu tiêu thụ sản phẩm quốc nội, nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên trƣờng quốc tế làm mục tiêu chủ yếu cho việc thực hiện chính sách hỗ trợ xuất khẩu. Cụ thể, các nƣớc hƣớng vào việc:

+ Tập trung tài trợ nhiều hơn cho các nhà đầu tƣ trong nƣớc thực hiện các dự án đầu tƣ ở nƣớc ngoài bằng các thiết bị, kỹ thuật trong nƣớc.

+ Tăng cƣờng hỗ trợ tín dụng cho ngƣời mua hàng nƣớc ngồi để thanh tốn cho ngƣời cung cấp.

+ Thông qua tài trợ xuất khẩu, các nƣớc phát triển (thậm chí cả nƣớc đang phát triển) đều chú trọng đến việc tăng cƣờng các khoản tín dụng ƣu đãi (ODA) cho các nƣớc đang phát triển, bản chất cũng là hình thức hỗ trợ để tiêu thụ máy móc thiết bị, xuất khẩu dịch vụ tƣ vấn và thi cơng khi khoản tín dụng ƣu đãi đi kèm với các ràng buộc về nhà thầu/nhà cung cấp.

+ Cung cấp các sản phẩm tín dụng tài trợ theo hình thức gián tiếp khác nhƣ bảo lãnh, bảo hiểm, bao thanh toán …để giảm áp lực về vốn tài trợ và đáp ứng đƣợc yêu cầu về hội nhập của các tổ chức kinh tế thế giới.

Thứ ba, về cơ cấu tổ chức hệ thống hỗ trợ xuất khẩu:

Tín dụng tài trợ xuất khẩu ở các nƣớc đƣợc thực hiện hoặc thông qua một tổ chức là Ngân hàng xuất nhập khẩu, hoặc qua nhiều tổ chức nhƣ Ngân hàng trung ƣơng, Ngân hàng thƣơng mại, các Công ty bảo lãnh, Công ty bảo hiểm, Quỹ tín dụng…Nhƣng hầu hết các nƣớc đều thành lập một tổ chức chuyên biệt về tài trợ xuất khẩu dƣới dạng Ngân hàng xuất nhập khẩu, Công ty bảo hiểm. Tổ chức này do Chính phủ trực tiếp thành lập, hoạt động với tƣ cách là một thể chế chính sách, hoạt động theo luật riêng. Một tổ chức tài trợ xuất khẩu có thể thực hiện nhiều loại hình dịch vụ khác nhau hoặc thực hiện một dịch vụ chun biệt. Mơ hình này giúp Chính phủ thực hiện các chính

sách một cách tập trung vào mục tiêu cao hơn, sự tham gia của chính phủ trực tiếp và tác động của chính sách nhanh chóng.

Thứ tư, về nguyên tắc hoạt động:

Nguyên tắc hoạt động về hỗ trợ xuất khẩu của các nƣớc tuân thủ các quy định của OECD, Chính phủ khơng cấp trực tiếp qua TDXK.

Thứ năm, các yếu tố đảm bảo hiệu quả:

Các tổ chức tài trợ đƣợc hoàn toàn chủ động trong việc tổ chức hoạt động trên cơ sở thực thi theo luật định và đạt đƣợc mục tiêu mà chính sách đề ra.

Việc tài trợ mang tính đầy đủ và đồng bộ. Các bên tham gia trong giao dịch xuất khẩu đƣợc tài trợ bằng nhiều hình thức phong phú và có các dịch vụ đi kèm.

Tiêu chí lựa chọn nhà xuất khẩu đƣợc ƣu tiên khuyến khích tài trợ dựa vào kết quả xuất khẩu của chính họ bao gồm xuất khẩu những mặt hàng mới, thị trƣờng mới, giá trị xuất khẩu, hàm lƣợng giá trị nội địa trong xuất khẩu, tốc độ tăng trƣởng xuất khẩu. Theo đó, các cơ chế hỗ trợ đƣợc thực hiện một cách linh hoạt mà vẫn dựa vào yếu tố cơ bản là sự nỗ lực của các doanh nghiệp, các sản phẩm tài trợ đƣợc thiết kế xuất phát từ nhu cầu thực tế của các doanh nghiệp.

Các tổ chức tài trợ đều có một bộ phận chuyên biệt về nghiên cứu thị trƣờng xuất khẩu và các rủi ro có thể xảy ra và các cơ chế, biện pháp phòng ngừa rủi ro một cách hiệu quả nhất thông qua các chuyên gia của tổ chức và các tổ chức tƣ vấn khác. Từ đó có thể tƣ vấn cho doanh nghiệp đƣợc tài trợ và có khả năng thực hiện các nghiệp vụ tài trợ cho ngƣời mua, doanh nghiệp đầu tƣ nƣớc ngoài và cung cấp hỗ trợ phát triển cho nƣớc khác một cách có hiệu quả.

Các tổ chức tham gia tài trợ doanh nghiệp và bản thân doanh nghiệp đƣợc tài trợ đều có sự ràng buộc trách nhiệm và lợi ích.

KẾT LUẬN CHƢƠNG I

Chƣơng I của luận văn đã đƣợc trình bày những vấn đề cơ bản về TDXK của Nhà nƣớc. Trong đó nói lên vai trị của xuất khẩu đối với nền kinh tế, giới thiệu những nét cơ bản về TDXK của Nhà nƣớc, và đƣa ra các quy tắc quốc tế cần phải tuân thủ trong hoạt động TDXK, cuối cùng là trình bày kinh nghiệm hoạt động TDXK của Nhà nƣớc tại một số quốc gia từ đó rút ra bài học kinh nghiệm hoạt động TDXK của Nhà nƣớc tại một số quốc gia từ đó rút ra bài học kinh nghiệm áp dụng để phát triển hoạt động TDXK tại Việt Nam.

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG XUẤT KHẨU TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN HẢI DƢƠNG

2.1. GIỚI THIỆU VỀ CHI NHÁNH NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN HẢI DƢƠNG

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hoạt động tín dụng xuất khẩu tại chi nhánh ngân hàng phát triển hải dương (Trang 37 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(113 trang)
w