CÁC QUY TẮC QUỐC TẾ PHẢI TUÂN THỦ TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hoạt động tín dụng xuất khẩu tại chi nhánh ngân hàng phát triển hải dương (Trang 28 - 32)

ĐỘNG TÍN DỤNG XUẤT KHẨU.

Ngồi các nƣớc thuộc liên minh Châu Âu, khuôn khổ pháp lý quốc tế áp dụng cho tín dụng xuất khẩu chủ yếu bao gồm các quy định của WTO (1.3.1) nhấn mạnh đến khía cạnh trợ cấp, và các quy định của Tổ chức hợp tác và phát triển OECD (1.3.2) nhấn mạnh đến mục tiêu bảo đảm cạnh tranh bình đẳng. Hai nhóm quy định của hai tổ chức này là tƣơng thích nhau.

1.3.1. Hiệp định của WTO về trợ cấp và các biện pháp đối kháng

Các văn bản của WTO không trực tiếp quy định về vấn đề tín dụng xuất khẩu, một trong những vai trị của tổ chức này là xử lý những rào cản đối với thƣơng mại, vấn đề tín dụng xuất khẩu chỉ đƣợc nêu trong nội dụng Hiệp định về trợ cấp và các biện pháp đối kháng (Hiệp định SMC). Hiệp định này đƣa ra các định nghĩa về trợ cấp, các loại hình trợ cấp, các thủ tục để giải quyết tranh chấp và một số ngoại lệ đối với trợ cấp. Theo Hiệp định trợ cấp chia làm 3 loại nhƣ sau:

- Trợ cấp bị cấm gồm: bao gồm các hình thức trợ cấp theo thành tích xuất khẩu hay trợ cấp trong nƣớc thúc đẩy việc sử dụng hàng hóa trong nƣớc thay cho hàng hóa nhập khẩu.

- Trợ cấp có thể bị đối kháng: là hình thức trợ cấp làm tổn thƣơng ngành sản xuất trong nƣớc, làm mất hoặc làm tổn hại đến lợi ích, làm thiệt hại nghiêm trọng lợi ích của một nƣớc thành viên khác. Loại trợ cấp này có thể dẫn đến hành động trả đũa của các bên chịu thiệt hại vì hành động trợ cấp.

- Trợ cấp khơng bị cấm: là những hình thức trợ cấp khơng cụ thể (tức là các trợ cấp chung cho toàn nền kinh tế) hoặc những hình thức trợ cấp cụ thể liên quan đến: Hỗ trợ hoạt động nghiên cứu công nghiệp và hoạt động phát triển tiền cạnh tranh; Hỗ trợ các khu vực khó khăn; Hỗ trợ việc chuyển đổi công cụ hiện hành để đáp ứng yêu cầu về môi trƣờng do pháp luật quy định.

Trong quá trình đàm phán gia nhập WTO, Việt Nam đã cam kết dỡ bỏ các biện pháp trợ cấp cho xuất khẩu ngay từ thời điểm gia nhập. Các chính sách thƣởng xuất khẩu, trợ cấp thay thế nhập khẩu hay tín dụng ngắn hạn HTXK do Quỹ HTPT thực hiện sẽ không thể đƣợc tiếp tục thực hiện.

Nhƣ vậy, WTO chỉ đƣa ra những quy định chung về việc trợ cấp nói chung và trợ cấp cho hoạt động xuất khẩu nói riêng mà khơng đƣa ra các quy tắc cụ thể. Tuy nhiên, WTO thừa nhận hai tổ chức đã đƣa ra hƣớng dẫn thực hiện chung là OECD và Liên minh Berne, sau đây xin giới thiệu một số quy định có liên quan đến tín dụng xuất khẩu mà các thành viên tham gia phải tuân thủ của hai tổ chức này.

1.3.2. Hiệp định về tín dụng xuất khẩu và phát triển quốc tế (OECD)

Hiệp định đƣợc áp dụng vào tháng 4/1978. Đó là sự thỏa thuận liên Chính phủ về TDXK có sự hỗ trợ của Nhà nƣớc, đánh dấu sự cam kết mạnh mẽ của mỗi Chính phủ thành viên tuân thủ các quy định của Thỏa thuận. Hiệp định này nhằm mục tiêu tạo ra một cơ chế để đảm bảo việc thực hiện có trật tự các hoạt động tín dụng hỗ trợ xuất khẩu chính thức, qua đó khuyến khích sự cạnh tranh giữa các thành viên thông qua chất lƣợng và giá cả hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, khơng dựa trên các ƣu đãi về TDXK có hỗ trợ của Nhà nƣớc. Mặc dù khơng phải là luật chính thức của OECD, song các nƣớc thành viên OECD tự nguyện tham gia và thực hiện Hiệp định này. Hiện nay đã có 09 nƣớc thành viên tham gia Hiệp định là Úc, Canada, Cộng đồng Châu Âu, Hàn Quốc, New Zealand, Na Uy, Thụy Sỹ và Mỹ. Những nƣớc khơng phải là thành viên: có thể trở thành thành viên trên cơ sở lời mời của những thành viên chính thức, chia sẻ thơng tin với những thành viên về tài trợ chính thức, yêu cầu cung cấp thông tin liên quan đến điều khoản và điều kiện tài chính của tài trợ chính thức.

Phạm vi áp dụng thỏa thuận: Tài trợ chính thức đƣợc cung cấp bởi cơ quan làm thay chính phủ/chính phủ liên quan đến TDXK bị điều chỉnh, áp dụng cho tín dụng tài trợ xuất khẩu chính thức với thời hạn hồn trả từ 02 năm trở lên (đối với hình thức tín dụng có thời hạn hồn trả ít hơn 02 năm của tổ chức TDXK của các thành viên có thể tham gia vào Liên minh Berne).

Hiệp định OECD cho phép Chính phủ thực hiện trợ cấp ở một mức độ nhất định (gần sát với điều kiện thị trƣờng) khi thực hiện hoạt động TDXK chính thức. Về nguyên tắc, điều này vi phạm các quy định của Hiệp định SMC. Tuy nhiên, Hiệp định SMC có một điều khoản ngoại lệ, theo đó cho phép việc thực hiện Hiệp định OECD về tín dụng hỗ trợ xuất khẩu chính thức mà khơng bị vi phạm quy định của WTO. Điều khoản ngoại lệ của Hiệp định nhƣ sau: “Nếu một thành viên của WTO tham gia một điều ƣớc quốc tế về TDXK chính thức, hoặc trên thực tế nếu một thành viên áp dụng các quy định về lãi suất của điều ƣớc quốc tế phù hợp thì hoạt động cung cấp TDXK phù hợp với các quy định của điều ƣớc quốc tế đó sẽ khơng đƣợc coi là một hình thức trợ cấp bị cấm.”. Đây chính là cơ sở pháp lý cơ bản cho hoạt động TDXK của các nƣớc OECD.

Các điều khoản của thỏa thuận có thể tóm tắt nhƣ sau:

- Khoản trả trƣớc và chi phí tại chỗ: Ngƣời mua hàng hóa, dịch vụ đƣợc tài trợ và/hoặc đƣợc bảo lãnh trong khn khổ này sẽ phải thanh tốn một khoản trả trƣớc tối thiểu bằng 15% giá trị hợp đồng xuất khẩu vào đúng thời điểm hoặc trƣớc thời điểm bắt đầu tín dụng. Sự hỗ trợ của Nhà nƣớc đối với khoản trả trƣớc này chỉ đƣợc thực hiện dƣới hình thức bảo lãnh/bảo hiểm rủi ro sản xuất. Do vậy, khoản hỗ trợ của Nhà nƣớc không đƣợc vƣợt quá 85% giá trị HĐXK.

- Thời hạn hoàn trả tối đa: 5 năm cho các quốc gia nhóm I (trƣờng hợp ƣu tiên có thể 8,5 năm), 10 năm đối với các quốc gia thuộc nhóm II (danh

sách các nƣớc thuộc nhóm I, II do World Bank lựa chọn hàng năm). Điều khoản này liên quan tới máy móc, thiết bị và dự án.

- Hoàn trả vốn gốc, lãi: tối thiểu 6 tháng/1 lần.

- Mức lãi suất tối thiểu: là mức lãi suất thƣơng mại tham chiếu (TICR). TICR đƣợc xây dựng trên cơ sở lợi tức trái phiếu chính phủ dài hạn (3,5 và 7 năm) cộng thêm biên độ 1%. Mỗi quốc gia có TICR khác nhau nhƣng phải đại diện cho mức lãi suất cho vay cuối cùng ở thị trƣờng nội địa và phải phù hợp với mức lãi suất tốt nhất dành cho ngƣời đi vay nội địa. Mức lãi suất tối thiểu này không áp dụng khi hỗ trợ đƣợc thực hiện dƣới hình thức Bảo hiểm thuần túy, do đó các tổ chức TDXK có thể tài trợ chính thức dƣới hình thức bảo hiểm cho khu vực tín dụng tƣ nhân, kể cả với lãi suất thấp hơn lãi suất TICR.

Nƣớc thành viên hoặc nƣớc khơng phải là thành viên đều có thể xây dựng TICR cho đồng tiền của một nƣớc không phải thành viên. Trên cơ sở tham vấn ý kiến của nƣớc khơng phải thành viên có liên quan đó, một nƣớc thành viên hoặc ban thƣ ký thay mặt nƣớc không phải là thành viên có thể đƣa ra đề xuất nhằm xây dựng TICR theo đồng tiền này đúng theo trình tự, thủ tục theo quy định chung.

- Mức phí tối thiểu: dựa trên rủi ro tín dụng cũng nhƣ rủi ro tín dụng quốc gia của nƣớc nhập khẩu. Mức phí này thƣờng xuyên đƣợc xem xét. Theo thời gian mức phí tối thiểu phải đảm bảo bù đắp đƣợc rủi ro, chi phí vận hành dài hạn và thua lỗ.

- Thời hạn hiệu lực của TDXK: thời hạn tín dụng và các điều kiện dành cho các TDXK riêng lẻ hoặc tín dụng hạn mức đối với thời hạn trên 6 tháng không bị cố định bởi tổ chức TDXK.

1.3.3. Liên minh quốc tế của các nhà bảo hiểm tín dụng và đầu tƣ (Liên minh Berne). (Liên minh Berne).

Rất nhiều các tổ chức TDXK đã liên kết với nhau thông qua liên minh này, liên minh Berne đƣợc thành lập từ năm 1934 với 90 thành viên.

Một trong những mục đích chính của Liên minh là đạt đƣợc sự chấp thuận của thế giới về những quy tắc đúng đắn của bảo hiểm xuất khẩu và sự thiết lập, duy trì các quy tắc trong tín dụng thƣơng mại quốc tế. Điều này đƣợc thực hiện trong nhiều năm thông qua dự đàm phán và thỏa thuận liên quan tới các điều khoản hồn trả, u cầu về báo cáo và thơng tin trao đổi.

Các thỏa thuận chung của liên minh gồm 7 lĩnh vực về hàng hóa và dịch vụ, trong đó liên quan tới: thời điểm nhận nợ; thời hạn tín dụng, phƣơng thức trả bằng tiền mặt, phƣơng thức thanh tốn dần.

Đối với hàng hóa nơng nghiệp hoặc hàng hóa thiết yếu khơng có sự phân loại và đề cập tới trong phần “hàng tiêu dùng”. Thời hạn tối đa của tín dụng đƣợc quy định trong phần này là 06 tháng (khơng có u cầu nào đối với việc trả dần hoặc trả bằng tiền mặt).

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hoạt động tín dụng xuất khẩu tại chi nhánh ngân hàng phát triển hải dương (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(113 trang)
w