2.4. Đánh giá công tác xử lý nợ xấu VPBank
2.4.2. Tồn tại và nguyên nhân
2.4.2.1. Tồn tại:
- Cơng tác xử lý nợ xấu cịn chưa triệt để:
Hình thức bán nợ cho VAMC một cách ồ ạt giúp ngân hàng xóa nợ xấu một cách nhanh chóng, tuy nhiên nợ xấu chưa được xử lý triệt để mà chỉ là nợ đổi chủ. Chính vì vậy nên tỷ lệ nợ xấu bị lầm tưởng là dưới 3%, thực chất theo báo cáo Tổng quan thị trường tài chính năm 2017 do Uỷ ban Giám sát Tài chính quốc gia cơng bố tỷ lệ nợ xấu toàn ngành ngân hàng là 9,5%. Năm 2017 sau khi bán hơn 4.100 tỷ đồng nợ xấu cho VAMC, VPBank nắm giữ các trái phiếu do VAMC phát hành tuy nhiên không mang ra thị trường để giao dịch được và ngân hàng vẫn phải trích lập dự phịng. Cơng tác xử lý các khoản nợ xấu được mua lại chưa đạt hiệu quả cao.
- Pháp luật chưa thống nhất, chưa có tính đảm bảo thực thi cao:
Công tác thu giữ TSĐB thực tế hầu như không thực hiện được do xung đột pháp luật. Quyền thu giữ chỉ được quy định tại một Nghị định của Chính phủ và vướng phải nhiều quy định khác như quyền sở hữu tài sản, quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở, quyền lợi của người tiêu dùng, hình thức và nội dung hợp đồng, thủ tục hành chính, trách nhiệm liên quan đến tài sản và giao dịch được quy định trong Hiến pháp, Bộ luật Dân sự, Luật nhà ở, Luật đất đai, Luật công chứng.
51
Khi tiến hành việc thu giữ TSĐB thì chủ tài sản thường chống đối quyết liệt, chưa có sự hợp tác từ phía các cơ quan cơng an và chính quyền địa phương nơi có TSĐB để thu hồi tài sản. Trong trường hợp ngân hàng tiến hành không chặt chẽ về thủ tục thì ngân hàng có thể bị khép vào tội xâm phạm chỗ ở, cưỡng đoạt tài sản.
Tronng nhiều trường hợp VPBank đã thực hiện đúng trình tự, thủ tục nhưng bên bảo đảm không hợp tác (không di chuyển ra khỏi tài sản, không ký biên bản thu giữ tài sản, sử dụng người già, trẻ em, người có cơng với cách mạng cố tình chiếm giữ TSĐB). Mặt khác, chưa có những văn pháp pháp lý trực tiếp quy định vai trị của các cơ quan chính quyền trong việc hợp tác với ngân hàng để xử lý TSĐB.
Quy trình xử lý TSĐB phức tạp, cần sự tuân thủ nghiêm ngặt về các thủ tục, giấy tờ pháp lý, đòi hỏi ngân hàng làm việc với bên vay để thực hiện việc chuyển quyền sở hữu, lập Hội đồng dưới sự chứng kiến của đại diện cơ quan pháp luật, cơ quan công chứng hoặc UBND quận huyện, xã.
- Tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng cao:
Bảng 2.10: Tỷ lệ nợ xấu VPBank 2015-2017
Nguồn:Báo cáo hợp nhất ngân hàng VPBank 2015-2017
Tỷ lệ nợ xấu cho vay khách hàng c ủa VPBank có xu hướng tăng cao trong những năm gần đây. Năm 2016, tỷ lệ nợ xấu là 2,91% tăng so với mức 2,69% của năm 2015, tuy nhiên vẫn nằm trong ngưỡng an toàn. Bước sang năm 2017, tỷ lệ nợ xấu VPBank tăng vọt lên 3,39%, vượt ngưỡng an tồn 3%. Điều đó cho thấy quy trình đánh giá, thẩm định tín dụng của ngân hàng chưa đạt hiệu quả cao, chất lượng các khoản vay ngày càng đi xuống, dẫn đến nguy cơ xảy ra nợ xâu cao hơn, gây áp lực lên công tác xử lý nợ xấu của ngân hàng.
- Tâm lý ngại kiểm tra, giám sát sau vay:
Một bộ phận CBTD của ngân hàng có tâm lý ngại kiểm tra giám sát hoạt động kinh doanh, tình hình tài chính của khách hàng sau vay, dẫn đến việc ngân hàng khơng cập nhập kịp thời tình trạng và khả năng trả nợ của khách hàng. Khi
xuất hiện nợ xấu, ngân hàng khơng có được thơng tin về khách hàng để tìm hướng giải quyết phù hợp.
- Sự tương tác giữa ngân hàng và khách hàng khơng cao:
Một số CBTD của VPBank chưa có sự tương tác tốt với khách hàng theo dõi tiềm năng phục hồi khả năng trả nợ của khách hàng, hợp tác với khách hàng để tìm hướng giải quyết giúp khách hàng phục hồi sản xuất kinh doanh, tạo nguồn thu trả nợ ngân hàng giúp nâng cao hiệu quả công tác xử lý nợ xấu.
- Biện pháp xử lý nợ xấu thiếu tính đa dạng:
Ngân hàng chưa linh hoạt trong việc xử lý nợ xấu. VPBank chưa áp dụng hiệu quả biện pháp cơ cấu lại doanh nghiệp, chuyển đổi nợ xấu thành cổ phần, hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi khả năng trả nợ. Biện pháp được ngân hàng áp dụng phổ biến hiện nay là bán nợ cho VAMC và xử lý TSĐB thông qua AMC.
2.4.2.2. Nguyên nhân
❖ Nguyên nhân khách quan
- Hệ thống văn bản pháp lý, chính sách liên quan đến việc xử lý nợ xẩu chưa
đồng bộ và hồn chỉnh:
Chưa có các quy định rõ ràng về trách nhiệm của các bên trong quá trình xử lý nợ. Các quy định của pháp luật chưa đảm bảo tính thực thi bằng các chế tài đủ mạnh, dẫn đến việc thi hành quyết định xử lý nợ gặp khó khăn. Bên cạnh đó, các quy chế về mua bán nợ của TCTD chưa đầy đủ, chặt chẽ dẫn đến các khó khăn trong q trình thực hiện.
- Môi trường kinh tế, xã hội:
Nền kinh tế tồn cầu thường xun có những biến động mạnh. Sự thay đổ i lãi suất, tỷ giá, các chính sách kinh tế cũng ảnh hưởng mạnh đến thị trường trong nước và các chủ thể tham gia vào thị trường. Ngoài ra, sự biến động giá bất động sản có khiế n cho việc thanh lý TSĐB trong cho vay thế chấp của ngân hàng gặp nhiều khó khăn.
- Pháp luật chưa đảm bảo tính thực thi:
Trong nhiều trường hợp dù có phán quyết tuy nhiên việc thực thi gặp khó khăn khi khách hàng khơng hợp tác với ngân hàng để xử lý TSĐB. Sự không đồng
bộ trong phối hợp của các cơ quan chức năng khiến cho việc thực thi phán quyết xử lý nợ gặp khó khăn.
- Xử lý TSĐB chưa đạt hiệu quả cao:
VPBank ưu tiên sử dụng biện pháp xử lý TSĐB là thực hiện thu hồi và phát mại TSĐB. Tuy nhiên, giá trị thực tế của TSĐB thường thấp hơn so với giá trị được định giá do sự thay đổi của thị trường. Vì vậy khi ngân hàng xử lý để thu hồi nợ thì chỉ thu hồi được một phần khoản nợ.
Đối với TSĐB là máy móc thiết bị chuyên dùng của doanh nghiệp được dùng để làm tài sản thế chấp có giá trị cao và rất khó thanh lý, việc xử lý nợ xấu qua bán các máy móc thiết bị này kéo dài, tốn kém chi phí.
❖ Nguyên nhân từ ngân hàng:
- Trình độ chun mơn, đạo đức của CBTD:
+ Trình độ chuyên mơn: VPBank có đội ngũ nhân viên trẻ trung, năng động. Tuy nhiên do cơ chế mở trong tuyển dụng nhân sự, nhân sự được tuyển dụng ồ ạt trong đó có một số chưa qua đào tạo bài bản, không nắm vữ ng quy trình xử lý, thu hồi, chính sách quy định của pháp luật về xử lý nợ xấu. Dan đến việc xử lý nợ xấu của ngân hàng không đạt hiệu quả cao.
+ Đạo đức: CBTD là người tiếp xúc, đánh giá và kiểm sốt tình hình tài chính, tình trạng các khoản vay. CBTD có đạo đức kém có thể cấu kết với khách hàng để định giá sai giá trị TSĐB khiến ngân hàng không thu hồi được hết nợ dựa trên TSĐB. Ngồi ra, CBTD có đạo đức kém có thể che giấu tình trạng khoản vay, dẫn đến ngân hàng khơng có những biện pháp xử lý nợ kịp thời.
- Áp lực từ chỉ tiêu của ngân hàng:
Nhiều CBTD do các áp lực chỉ tiêu cố tình che dấu các khoản nợ quá hạn tiềm năng để làm đẹp bản cân đối, khi các khoản nợ quá hạn tiềm năng trở thành nợ xấu sẽ gây ra rủi ro, thiệt hại cho ngân hàng. Ngồi ra, nhiều CBTD cố tình đánh giá sai rủi ro các khoản vay dẫn đến gia tăng nợ quá hạn trong hoạt động tín dụng.
- Biện pháp xử lý nợ xấu chưa đa dạng:
VPBank ưu tiên sử dụng biệ n pháp gia hạn nợ, giảm lãi cho bên vay, thu nợ trực tiếp, bán nợ cho các tổ chức mua bán nợ, thu hồi tài sản và thực hiện bán đấu
giá. Đặc biệt biện pháp bán nợ cho VAMC được áp dụng trong những năm gần đây. Các biện pháp như cơ cấu lại doanh nghiệp, chuyển khoả n vay thành cổ phần, giúp đỡ doanh nghiệp phục hồi khả năng trả nợ chưa được áp dụng hiệu quả.
- Chưa có sự hỗ trợ hiệu quả từ phịng ban xử lý rủi ro tín dụng:
Ngân hàng có các phịng ban được lập ra để thực hiện việc thu nợ nhưng hoạt động còn nhiều hạn chế, chỉ được lập trong trường hợp khoản nợ xấu có số dư lớn, có nguy cơ làm ảnh hương đến ngân hàng. Mỗi chi nhánh có phịng quản lý rủi ro tín dụng, tuy nhiên phịng quản lý tín dụng chưa có nhiều hỗ trợ trong cơng tác xử lý nợ xấu. CBTD là người chịu trách nhiệm trực tiếp đối với xử lý nợ xấu.
- Phân chia nhiệm vụ chưa rõ ràng:
Các CBTD VPBank đảm nhận nhiều nhiệm vụ, vì vậy việc giám sát sau vay bị chủ quan, lơ là dẫn đến hậu quả thông tin về khả năng tài chính, hoạt động kinh doanh của khách hàng chưa được cập nhật kịp thời, ngân hàng khơng có cơ sở để đánh giá và xử lý nợ.
❖ Nguyên nhân từ phía khách hàng
- Sự thiếu liên kết giữa ngân hàng và khách hàng:
Sự khơng hợp tác trong việc cung cấp tình hình hoạt động, thơng tin tài chính cho ngân hàng khiến cho ngân hàng khó khăn trong việc tương tác với doanh nghiệp để tìm hướng giải quyết nợ xấu và phục hồi hoạt động kinh doanh cho doanh nghiệp.
- Đạo đức khách hàng vay vốn:
Sau khi có phán quyết của tịa án, nhiều khách hàng không hợp tác bàn giao tài sản cho ngân hàng xử lý; gây cản trở và khó khăn trong q trình xử lý và thu hồi nợ của ngân hàng.
Ket luận chương 2
Nội dung chương 2 đi sâu vào nghiên cứu những vấn đề sau:
Thứ nhất, tìm hiểu tổng quan về lịch sử hình thành phát triển, cơ cấu bộ máy
tổ chức và các nghiệp vụ của VPBank.
Thứ hai, thực trạng và nguyên nhân dẫn đến nợ xấu ở VPBank. Thứ ba, thực trạng xử lý nợ xấu tại ngân hàng VPBank
Thứ tư, đánh giá công tác xử lý nợ xấu của ngân hàng VPBank, thành quả
STT Chỉ tiêu (Tỷ đông) Kê hoạch 2018
Tổng tài sản 359.477
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG XỬ LÝ NỢ XẤU VPBANK 3.1. Định hướng phát triển của VPBank
❖Định hướng hoạt động kinh doanh
Năm 2017 là năm cuối trong lộ trình triển khai chiến lược 5 năm 2012-2017 của VPBank. Ngân hàng đã xuất sắc hoàn thành mục tiêu và đạt được nhữ ng thành tựu nhất định, trở thành “Ngân hàng TMCP tốt nhất Việt Nam 2017” do International Banker bình chọn.
Nen kinh tế năm 2018 được kỳ vọng sẽ duy trì đà phục hồi và tăng trưởng khả quan. Năm 2018 là năm khởi đầu cho giai đoạn chiến lược 2018-2022, HĐQT đã xác định hướng phát triển chiến lược, cụ thể:
+ Thay đổi năng suất bán và mạng lưới để thúc đẩy giá trị các mảng kinh doanh bao gồm KHCN, KHDN vừa và nhỏ, tiểu thương và doanh nghiệp lớn. Đạt quy mô khách hàng bán lẻ (khách hàng cá nhân và SME) trong nhóm dẫn đầu thị trường. Đạt quy mơ cho vay bán lẻ hàng đầu, quy mơ doanh thu tồn ngân hàng trong tốp dẫn đầu thị trường và đạt hiệu quả kinh doanh cao với ROE trong nhóm dẫn đầu thị trường với mục tiêu chiến lược cơ bản của ngân hàng theo hướng xây dựng một ngân hàng bán lẻ hàng đầu.
+ Tái thiết kế và số hóa dịch vụ ngân hàng để cải thiện trải nghiệm khách hàng, cắt giảm chi phí với quy trình tinh gọn và hiệu quả. Xây dựng năng lực dữ liệu và phân tích để khai thác sức mạnh dữ liệu nhằm thúc đẩy tăng trưởng.
+ Đạt kết quả xuất sắc trong quản trị rủi ro và công nghệ thông tin để hỗ trợ tăng trưởng ngân hàng thông qua đầu tư vào các công cụ quản trị rủi ro, tự động hóa các quyết định tín dụng và giảm thời gian đưa sản phẩm ra thị trường.
+ Triển khai các động cơ tăng trưởng mới (ngân hàng giao dịch, đối tượng chưa tiếp cận với dịch vụ ngân hàng, hệ sinh thái xe cộ và nhà ở) và mở rộng quan hệ đối tác chiến lược thúc đẩy tăng trưởng trong tương lai.
+ Tăng cường thu hút các nhân tài trong ngành ngân hàng quốc gia và xác định văn hố VPBank, khuyến khích sự hợp tác giữa các bộ phận.
57
Bảng 3.1: Một số chỉ tiêu kinh doanh, tài chính hợp nhất VPBank năm 2018.
(Đơn vị: tỷ đồng)
^^2 Huy động khách hàng và phát hành GTCG 241.675 3
Dư nợ cấp tín dụng 243.320
Trong đó: Cho vay khách hàng 229.148
“4 Tỷ lệ nợ xấu <3%
Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất VPBank 2015-2017
• Định hướng hoạt động tín dụng:
Năm 2018, chiến lược chủ đạo của VPBank vẫn là tập trung vào các phân khúc khách hàng ưu tiên bao gồm Tín dụng tiêu dùng, KHCN, KHDN vừa và nhỏ(SME) và phân khúc Tín dụng tiểu thương.
• Tín dụng tiêu dùng:
Với những kết quả đã đạt được trong năm 2017 của cơng ty tài chính FE Credit, năm 2018 VPBank sẽ duy trì đà tăng trưởng với các hoạt động trọng tâm:
+ Xây dựng nền tảng hoàn chỉnh cung cấp giải pháp tài chính linh hoạt cho các đối tượng khách hàng. Thúc đẩy kho dữ liệu lớn và nề n tảng cung cấp các sản phẩ m phù hợp hơn cho nhiều đối tượng khách hàng hơn. Giữ vững mục tiêu phổ cập dịch vụ tài chính cho người dân Việt Nam.
+ Tối ưu hóa chi phí vận hành, tín dụng và chi phí vốn nhằm tăng lợi nhuận. Cải tiến hoạt động quản trị rủi ro để đạt được kết quả kinh doanh tốt hơn.
• Phân khúc KHCN:
Triển khai chiến lược Alphabet, trong đó:
+ Affluent: tập trung khai thác tập khách hàng ưu tiên
+ Bancassurance: tăng trưởng sản phẩm bảo hiểm độc quyền + Cards: tăng trưởng mạnh thẻ tín dụng
+ Digital: tiếp tục đẩy mạnh quy trình số hóa
+ Ecosystem: phát triển hệ sinh thái đối tác đa dạng
• Tín dụng tiểu thương:
Tăng cường hoạt động kinh doanh trong phân khúc tín dụng tiểu thương bằng cách tung ra các sản phẩm dịch vụ tài chính đa dạng nhằm cung cấp các khoả n vay, tiết kiệm, đầu tư tới và các sản phẩm bảo hiểm cho khách hàng.
• KHDN vừa và nhỏ:
Ngân hàng đặt trọng tâm tăng trưởng vào các sản phẩm cho vay tín chấp hiệ n
đang là thế mạnh của VPBank. Ngân hàng đang hoàn thiện chiến lược tăng trưởng phân khúc Micro SME. Năm 2018, VPBank sẽ tập trung vào cải thiện nâng cao chất lượng khoản vay, hiệu quả bán hàng và quản trị rủi ro giúp phát triển phân khúc SME. Chất lượng tín dụng vẫn là trọng tâm được ngân hàng quan tâm tới. VPBank chú trọng việc phát triển hệ thống cả nh báo sớm, các biệ n pháp giám sát tín dụng và
điều tra gian lận, cơng tác quản trị rủi ro sẽ được nâng cao hơn nữa.
3.2. Giải pháp xử lý nợ xấu VPBank
- Tham gia chủ động, tích cực vào thị trường mua bán nợ:
Mua bán nợ là một giải pháp xử lý nợ xấu đang được VPBank áp dụng, là việc thực hiện việc bán nợ xấu cho các công ty mua bán nợ. Mua bán nợ là giả i pháp nhanh chóng và hữu hiệu trong xử lý nợ xấu, làm sạch bảng cân đối, giảm tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng xuống một cách nhanh chóng, giúp ngân hàng tập trung vào hoạt động kinh doanh chính và gia tăng lợi nhuận.
Trên thực tế, hiện nay VPBank đã và đang tham gia vào thị trường mua bán nợ với việc bán các khoản nợ cho công ty như VAMC. Tuy nhiên, ngân hàng cần chủ động trong việc bổ sung nguồn nhân lực, trình độ nghiệp để hoạt động mua bán nợ trở nên chuyên nghiệp hơn, đạt hiệu quả hơn.