Ngn: Báo cáo tài chính hợp nhât VPBank 2015-2017
Biểu đồ 2.7: Cơ cấu nợ xấu VPBank 2015-2017
Năm 2015 Năm 2016
Năm 2017
■ Nợ dưới tiêu chuẩn
■Nợ nghi ngờ ■Nợ có khả năng
mất vốn
Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
Tỷ lệ nợ xấu (Theo thông tư 02) 2,69% 2,91% 3,39%
thay đổi theo chiều hướng tăng dần tỷ trọng các khoản nợ dưới tiêu chuẩn (từ 40% năm 2015 tăng lên 51% năm 2017) và nợ nghi ngờ (tăng từ 17% năm 2015 lên 32% năm 2017). Năm 2015, tỷ trọng nợ dưới tiêu chuẩn và nợ có khả năng mất vốn lầ n lượt là 40,3% và 43,1%, chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nợ xấu cho vay khách hàng của VPBank. Sang năm 2017, nợ dưới tiêu chuẩn tăng (tăng từ 1.268 tỷ đồng lên 3.166 tỷ đồng) tiếp tục chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nợ xấu, trong khi đó nợ có khả năng mất vốn giảm mạnh (giảm từ 1.354 tỷ đồng xuống 896 tỷ đồng năm 2016 và tăng nhẹ lên 1.067 tỷ đồng vào năm 2017), chỉ chiếm 17,21% trong tổng nợ xấu. Nhìn chung, tổng nợ xấu của VPBank trong những năm gần đây tăng mạnh, tuy nhiên cơ cấu nợ xấu thay đổi theo chiều hướng tích cực với xu hướng giảm dần tỷ trọng các khoản nợ có khả năng mất vốn.
2.4.2. Tồn tại và nguyên nhân
2.4.2.1. Tồn tại:
- Công tác xử lý nợ xấu cịn chưa triệt để:
Hình thức bán nợ cho VAMC một cách ồ ạt giúp ngân hàng xóa nợ xấu một cách nhanh chóng, tuy nhiên nợ xấu chưa được xử lý triệt để mà chỉ là nợ đổi chủ. Chính vì vậy nên tỷ lệ nợ xấu bị lầm tưởng là dưới 3%, thực chất theo báo cáo Tổng quan thị trường tài chính năm 2017 do Uỷ ban Giám sát Tài chính quốc gia cơng bố tỷ lệ nợ xấu tồn ngành ngân hàng là 9,5%. Năm 2017 sau khi bán hơn 4.100 tỷ đồng nợ xấu cho VAMC, VPBank nắm giữ các trái phiếu do VAMC phát hành tuy nhiên không mang ra thị trường để giao dịch được và ngân hàng vẫn phải trích lập dự phịng. Cơng tác xử lý các khoản nợ xấu được mua lại chưa đạt hiệu quả cao.
- Pháp luật chưa thống nhất, chưa có tính đảm bảo thực thi cao:
Công tác thu giữ TSĐB thực tế hầu như không thực hiện được do xung đột pháp luật. Quyền thu giữ chỉ được quy định tại một Nghị định của Chính phủ và vướng phải nhiều quy định khác như quyền sở hữu tài sản, quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở, quyền lợi của người tiêu dùng, hình thức và nội dung hợp đồng, thủ tục hành chính, trách nhiệm liên quan đến tài sản và giao dịch được quy định trong Hiến pháp, Bộ luật Dân sự, Luật nhà ở, Luật đất đai, Luật công chứng.
51
Khi tiến hành việc thu giữ TSĐB thì chủ tài sản thường chống đối quyết liệt, chưa có sự hợp tác từ phía các cơ quan cơng an và chính quyền địa phương nơi có TSĐB để thu hồi tài sản. Trong trường hợp ngân hàng tiến hành khơng chặt chẽ về thủ tục thì ngân hàng có thể bị khép vào tội xâm phạm chỗ ở, cưỡng đoạt tài sản.
Tronng nhiều trường hợp VPBank đã thực hiện đúng trình tự, thủ tục nhưng bên bảo đảm khơng hợp tác (không di chuyển ra khỏi tài sản, không ký biên bản thu giữ tài sản, sử dụng người già, trẻ em, người có cơng với cách mạng cố tình chiếm giữ TSĐB). Mặt khác, chưa có những văn pháp pháp lý trực tiếp quy định vai trị của các cơ quan chính quyền trong việc hợp tác với ngân hàng để xử lý TSĐB.
Quy trình xử lý TSĐB phức tạp, cần sự tuân thủ nghiêm ngặt về các thủ tục, giấy tờ pháp lý, đòi hỏi ngân hàng làm việc với bên vay để thực hiện việc chuyển quyền sở hữu, lập Hội đồng dưới sự chứng kiến của đại diện cơ quan pháp luật, cơ quan công chứng hoặc UBND quận huyện, xã.
- Tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng cao: