2.2. Thực trạng và nguyên nhân dẫn đến nợ xấu VPBank
2.2.2. Nguyên nhân nợ xấu VPBank:
Nguyên nhân hình thành nợ xấu trong hoạt động tín dụng của các NHTM được trình bày ở cơ sở lý luận chương 1. Gắn với thực tiễn tình hình kinh tế và định hướng mục tiêu hoạt độ ng của VPBank, các nguyên nhân được cụ thể hóa như sau:
2.2.2.1. Ve phía ngân hàng
- VPBank chú trọng phát triển mảng cho vay tín chấp:
Năm 2015, VPBank thành cơng vượt trội trong các khoản cho vay tín chấ p KHCN. Bước sang năm 2016, bên cạnh phát triển mảng tín chấp KHCN, VPBank tiếp tục đẩy mạnh cho vay tín chấp KHDN. Quy mô cho vay tín chấp năm 2016 tăng trưởng 20.700 tỷ đồng, gấp gần 2 lần so với cuối năm 2015. Quy mơ vay tín chấp năm 2017 tăng mạnh ở mức 22.800 tỷ đồng, tăng trưởng 50% so với cuối năm 2016. Tuy nhiên, mảng cho vay tín chấp cũng mang lại nhiều rủi ro tín dụng do lãi suất vay cao, khách hàng vay vốn không cần TSĐB do đó việc sử dụng vốn sai mục đích trở nên phổ biến. Bên cạnh đó, các TCTD chạy theo lợi nhuận mà khơng kiểm soát kỹ các khách hàng vay vốn dẫn đến rủi ro tín dụng.
- Dịch vụ tín dụng tiêu dùng của VPBank đang phát triển rất mạnh, đặc biệt là
cơng ty tài chính FE Credit:
Trong giai đoạn 2015-2017, Cơng ty Tài chính VPBank (với thương hiệu FE Credit) đã chứng minh năng lực là cơng ty hàng đầu trên thị trường tín dụng tiêu dùng. FE Credit đã liên tục cải tiến sản phẩm, mở rộng mạng lưới phân phối. Đế n cuối năm 2017, lợi nhuận trước thuế của VPBank đạt mức cao kỷ lục nhờ một phần đóng góp lớn đến từ FE Credit. Khoản vay tín dụng tiêu dùng là khoản vay có thủ tục đơn giản, dễ tiếp cận, tuy nhiên rủi ro tín dụng cao nhất là khi nền kinh tế bất ổn, thất nghiệp tăng cao ảnh hưởng đến thu nhập của khách hàng vay.
- Sức ép tăng trưởng tín dụng:
Chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng của VPBank tạo áp lực lên các CBTD, khiế n cho các CBTD chú trọng chạy đua về con số tăng trưởng mà khơng quan tâm đến chất lượng tín dụng, dẫn đến nguy cơ nợ xấu cao.
- Hiệu quả công tác thẩm định:
Công tác kiểm tra đánh giá thông tin hồ sơ khách hàng, việc thẩm định các dự án của ngân hàng còn nhiều sơ hở, tạo điều kiện cho các sai phạm, rủi ro xảy ra dẫn đến nợ xấu.
- Trình độ chun mơn, đạo đức của CBTD:
+ Trình độ chun mơn của CBTD:
nghiệp vụ, chưa có nhiều kinh nghiệm. Khả năng phân tích thơng tin khách hàng và báo cáo tài chính yếu kém dẫn đế n việc bỏ sót thơng tin, khơng nhận diện được các rủi ro tín dụng tiềm tàng.
+ Đạo đức của CBTD:
CBTD là người tiếp xúc, phân tích hồ sơ, đánh giá khách hàng. CBTD có đạo đức kém, coi trọng chỉ tiêu và lợi ích cá nhân, lợi dụng chức vụ và sơ hở trong quy trình xử lý để cùng với khách hàng làm giả chữ ký, hồ sơ cho vay để rút vốn ngân hàng.
- Giám sát, quản lý nợ sau vay:
Một số cán bộ VPBank chưa quan tâm đúng mức đến quản lý sau vay dẫn đến việc khách hàng lợi dụng để sử dụng khoản vay không đúng mục đích, mang lại hiệu quả khơng cao và khơng tạo ra nguồn thu nhập cho việc trả nợ.
2.2.2.2. về phía khách hàng
- Khả năng trả nợ của khách hàng:
Nguồn thu của KHCN giảm hoặc mất đi do các lý do bất khả kháng như tai nạn, mất việc. Đối với KHDN, nguồn thu bị ảnh hưởng do doanh nghiệp không nắm bắt được nhu cầu khiến sản phẩm không bán được trên thị trường. Ngồi ra có sự biến động các yếu tố đầu vào khiến cho lợi nhuận của doanh nghiệp sụt giảm, gây ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng.
Khách hàng sử dụng nguồn vốn khơng đúng mục đích: Khách hàng sử dụng khoản vay cho mục đích khác khơng đúng như kế hoạch vay vốn, khiến cho nguồn vốn không mang lại hiệu quả như mong muốn hoặc bị mất đi do các rủi ro trong kinh doanh.
- Đạo đức khách hàng:
VPBank là ngân hàng có quy trình và thủ tục vay đơn giản và dễ dàng hơn nhiều ngân hàng khác. Khách hàng lợi dụng sự lỏng lẻo trong quy trình, chủ tâm làm giả hồ sơ vay để đáp ứng được các yêu cầu vay của ngân hàng, lừa đảo ngân hàng. Ngoài ra nhiều khách hàng trì hỗn trả các khoản nợ cho ngân hàng.
2.2.2.3. Các yếu tố tác động khác
- Tình hình kinh tế:
Việt Nam đã và đang trên đà hội nhập với nền kinh tế thế giới. Chính vì vậy những biến động của nền kinh tế thế giới có tác động mạnh mẽ đế n tình hình sản xuất kinh doanh trong nước. Tình hình sản xuất kinh doanh, thu nhập của khách hàng dùng để trả nợ cũng bị ảnh hưởng bởi các biến động của nền kinh tế.
- Môi trường pháp lý:
Môi trường pháp lý Việt Nam chưa đồng bộ, chặt chẽ để hỗ trợ cho hoạt động của ngân hàng và doanh nghiệp một cách hiệu quả và tạo ra một môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các ngân hàng.
- Chính sách kinh tế:
Chính sách nhà nước trong từng thời kỳ phát triển ảnh hưởng trực tiếp đế n hoạt động của ngành ngân hàng và tác động trực tiếp đến tình hình hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của doanh nghiệp vớ i ngân hàng.