Quy trình quản trị rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại NHTMCP bảo việt chi nhánh hà nội khóa luận tốt nghiệp 636 (Trang 25 - 29)

1.3 .QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NHTM

1.3.4. Quy trình quản trị rủi ro tín dụng

Tùy vào quy mô mà mỗi ngân hàng sẽ xây dựng cho mình một quy trình quản trị RRTD riêng, nhưng nhìn chung tại các NHTM tại Việt Nam quy trình này bao gồm 5 bước như sau: Xây dựng bối cảnh, Nhận diện rủi ro, Đo lường rủi ro, Quản lý và xử lý rủi ro, Kiểm soát rủi ro.

a. Bước 1: Xây dựng bối cảnh

Đây được coi là bước nền tảng trong quy trình tín dụng, xây dựng bối cảnh ở đây chính là việc các ngân hàng tự xác định và nắm rõ được mục tiêu, chiến lược kinh doanh của ngân hàng, hiểu được chiến lược quản trị kinh doanh và khẩu vị rủi ro mà ngân hàng đã đề ra.

b. Bước 2: Nhận diện RRTD

Là quá trình xác định liên tục và có hệ thống trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Khoản vay nào cũng có thể có vấn đề nên việc theo dõi, nhận biết sớm các vấn đề nhằm thống kê được các rủi ro đã, đang và sẽ xảy ra đối với từng khoản vay và đối với cả danh mục cho vay, để có những biện pháp xử lý nhanh chóng, giảm tổn thất cho ngân hàng. Một số các phương pháp nhận diện rủi ro:

+ Phương pháp đưa ra tình huống + Phương pháp dự trên kinh nghiệm + Phương pháp dựa vào mục tiêu

+ Phương pháp hỗn hợp kết hợp tất cả các phương pháp trên

c. Bước 3: Đo lường RRTD

Đo lường RRTD là việc lượng hóa mức độ các rủi ro, xác định được xác xuất xảy ra rủi ro, mức độ xảy ra tốn thất khi RRTD xảy ra. Đây chính là cơ sở giúp các ngân hàng đưa ra quyết định có cho vay hay khơng cũng như xây dựng những biện

pháp phù hợp, ứng phó kịp thời. Có hai phương pháp cơ bản giúp các ngân hàng đo lường rủi ro đó là phương pháp định tính và phương pháp định lượng:

* Phương pháp định tính:

Ngân hàng sẽ đánh giá xác suất xảy ra rủi ro của KH dựa trên những thông tin mà KH cung cấp và những thông tin ngân hàng tự thu thập để đánh giá các khoản vay, chúng khơng được lượng hóa bằng con số cụ thể mà chỉ phản ánh tính chất, đặc điểm của KH.

Tùy thuộc quy mơ khoản vay cũng như chi phí thu thập thông tin mà số lượng thông tin mỗi khoản vay sẽ khác nhau, nhưng nhìn chung có một số các thơng tin chủ yếu như: chu kỳ kinh tế, mức lãi suất, tài sản thể chấp, vốn tự có, uy tín của KH...

Ngày nay, các NHTM thường sử dụng mơ hình 6 C gồm: (1) Character (tư cách người vay); (2) Capacity (năng lực người vay); (3) Cash (thu nhập người vay); (4) Collateral (bảo đảm tiền vay); (5) Conditions (các điều kiện); Control(kiểm sốt). Mơ hình này tuy tương đối đơn giản nhưng phụ thuộc rất nhiều vào độ chính xác của nguồn thơng tin thu thập được, khả năng dự báo của KH cũng như trình độ đánh giá, phân tích của CBTD.

* Phương pháp định lương:

- Mơ hình điểm số Z:

Mơ hình điểm số Z do Altman phát minh, và hồi quy tất cả những dữ liệu trong quá khứ để dự báo khả năng vỡ nợ của KH. Với số Z càng cao thì người vay có xác suất vỡ nợ càng thấp và ngược lại.Chỉ số Z dựa vào 5 tiêu thức:

X1= Vốn lưu động ròng/ Tổng tài sản X2= Lợi nhuận giữ lại / Tổng tài sản

X3= Lợi nhuận trước thuế và lãi vay / Tổng tài sản

X4= Giá trị thị trường của cổ phiếu / Giá trị ghi sổ của nợ

(Đối với cơng ty chưa cổ phần hóa thì giá trị thị trường được thay bằng giá trị sổ sách của vốn cổ phần)

X5= Doanh thu / Tổng tài sản

Đối với doanh nghiệp đã cổ phần hóa, ngành sản xuất: Z = 1.2 X1 + 1.4 X2 + 3.3 X3 + 0.64 X4 + 0.999 X5

+ Nếu Z > 2.99: Doanh nghiệp đang nằm trong vùng an tồn, chưa có nguy cơ phá sản.

+ Nếu 1.8< Z<2.99: Doanh nghiệp nằm trong vùng cảnh báo, có thể có nguy cơ phá sản.

+ Nếu Z < 1.8: Doanh nghiệp nằm trong vùng nguy hiểm, nguy cơ phá sản cao.

Đối với doanh nghiệp chưa cổ phần hóa, ngành sản xuất: Z’ = 0.717 X1+ 1.847 X2 + 3.107 X3 +0.42 X4+ 0.998 X5

+ Nếu Z’ > 2.9: Doanh nghiệp đang nằm trong vùng an tồn, chưa có nguy cơ phá sản.

+ Nếu 1.23 < Z’< 2.9

: Doanh nghiệp nằm trong vùng cảnh báo, có thể có nguy cơ phá sản.

+ Nếu Z’< 1.23: Doanh nghiệp nằm trong vùng nguy hiểm, nguy cơ phá sản cao.

Đối với các doanh nghiệp khác:

Z” = 6.56 X1 + 3.26 X2 + 6.72 X3 + 1.05 X4

+ Nếu Z” > 2.6: Doanh nghiệp đang nằm trong vùng an tồn, chưa có nguy cơ phá sản.

+ Nếu 1.2 < Z”< 2.6: Doanh nghiệp nằm trong vùng cảnh báo, có thể có nguy cơ phá sản.

+ Nếu Z” <1.2: Doanh nghiệp nằm trong vùng nguy hiểm, nguy cơ phá sản cao.

Mơ hình điểm số Z có ưu điểm đơn giản, dễ tính và kết quả trực quan. Tuy nhiên, mơ hình này lại khơng phù hợp khi áp dụng tại Việt Nam bởi, nó chỉ quan tâm đến các chỉ tiêu tài chính, khơng quan tâm đến các chỉ tiêu phi tài chính mà tại Việt Nam độ tin cậy của các chỉ tiêu tài chính chưa cao. Ngồi ra, mơ hình này được xây dựng tại thị trường Mỹ nên có thể bị giảm đáng kể độ chính xác khi áp dụng ở các thị trường khác.

- Mơ hình KMV:

Trong đo lường RRTD, Ngân hàng thường đặt ra 3 câu hỏi: + Tỷ lệ KH không trả được nợ là bao nhiêu?

Trả lời những câu hỏi đó, các nhà quản trị ngân hàng đã lượng hóa chúng thơng qua các thông số:

PD - Probability of default: Xác suất KH không trả được nợ

EAD - Exposure at default: Số dư nợ còn lại của KH tại thời điểm vỡ nợ. LGD - Loss given default: Tổn thất của ngân hàng nếu KH khơng trả được nợ.Trong đó:

LGD (%) = (EAD - TSĐB + Chi phí thanh lý TSBĐ) / EAD EL - Expected Loss: Tổn thất trong dự kiến

Là giá trị tổn thất trung bình mà ngân hàng kỳ vọng sẽ xảy ra trong một khoảng thời gian.

EL (%) = PD * LGD

EL (tiền) = PD* LGD* EAD

Như vậy, thông qua các biến sô LGD, EAD, PD ngân hàng sẽ xác định được EL. Nếu ngân hàng tính chính xác được tổn thất của khoản vay thì sẽ khơng chỉ giúp ích xác định chính xác hơn hệ số an tồn vốn tối thiểu trong mối quan hệ giữa vốn tự có với RRTD mà cịn góp phần giúp việc trích lập dự phịng RRTD được chính xác hơn và phục vụ hiệu quả cho việc thực hiện quy trình tín dụng

d. Bước 4: Quản lý và xử lý rủi ro

Đây chính là khâu quan trọng nhất trong công tác quản trị RRTD tại một NHTM. Quản lý tốt rủi ro sẽ giúp ngân hàng phát hiện được sớm các rủi ro có thể xảy đến và kịp thời đưa ra các biện pháp xử lý, nhằm giảm thiểu tối đa những tổn thất có thể xảy ra. Khi xảy ra rủi ro, các ngân hàng thường sử dựng một số biện pháp như: thu hồi nợ trước hạn, xử lý tài sản đảm bảo, bán nợ hay chứng khốn hóa.

e. Bước 5: Kiểm soát rủi ro và đánh giá lại

Đây là khâu cuối cùng trong công tác quản trị RRTD của một NHTM. Việc kiểm sốt được thực hiện theo quy trình trước, trong và sau cho vay. Mục đích của việc kiểm tra, giám sát hoạt động của các NHTM là để phát hiện sớm, kịp thời các rủi ro tiềm ẩn, đề xuất các biện pháp giảm thiểu rủi ro; đưa ra những khuyến nghị thơng qua việc đánh giá tính tuận thủ của hoạt động cấp tín dụng; thống nhất thủ tục, trình tự thực hiện; phân định trách nhiệm cá nhân tập thể trong việc giám sát tín dụng, và đồng thời nâng cao chất lượng tín dụng, hồn thiện tính pháp lý, đảm bảo

Nhóm________ Loại____________________ Tỷ lệ trích lập dự phịng cụ thể

Nhóm 1_______ Nợ đủ tiêu chuẩn_________ 0%____________________________ Nhóm 2_______ Nợ cần chú ý_____________ 5%____________________________ Nhóm 3_______ Nợ dưới tiêu chuẩn________ 20%___________________________

an toàn và giảm thiểu tổn thất khi các khoản cấp tín dụng phát sinh quá hạn, tranh chấp cần xử lý.

Để thực hiện tốt nhiệm vụ này đòi hỏi CBTD phải có hiểu biết sâu rộng về tình hình kinh tế, xã hội, về sản phẩm và hoạt động ngân hàng, nắm rõ được các quy định của Pháp luật liên quan đến hoạt động của ngân hàng; các quy định quy trình của ngân hàng về cấp tín dụng, nhận và quản lý TSBĐ cũng như tình hình KH đang quản lý.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại NHTMCP bảo việt chi nhánh hà nội khóa luận tốt nghiệp 636 (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(93 trang)
w