GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG QUẢN TRỊ RRTD TẠI NGÂN

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại NHTMCP bảo việt chi nhánh hà nội khóa luận tốt nghiệp 636 (Trang 76 - 80)

1.3 .QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NHTM

3.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG QUẢN TRỊ RRTD TẠI NGÂN

3.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG QUẢN TRỊ RRTD TẠINGÂN HÀNG TMCP BẢO VIỆT - CHI NHÁNH HÀ NỘI NGÂN HÀNG TMCP BẢO VIỆT - CHI NHÁNH HÀ NỘI

3.2.1. Tuân thủ nghiêm ngặt quy định cấp tín dụng cho KH

Để nâng cao công tác quản trị RRTD tại BAOVIET Bank - chi nhánh Hà Nội thì việc tuân thủ nghiêm ngặt quy trình cấp tín dụng cho KH là một trong những giải pháp phải đặt lên hàng đầu. Do đó để giảm thiểu phần lớn những RRTD, các CBTD phải thực hiện nghiêm túc và tuân thủ nghiêm ngặt chặt chẽ các bước trong quy trình cấp tín dụng mà Ngân hàng đã đề ra, ngay từ những bước mới bắt đầu gặp gỡ, tiếp nhận hồ sơ của KH cho đến bước thẩm định đến khi ra quyết định cấp tín dụng và sau cùng là giám sát sau giải ngân.

Hiện nay, giữa các bộ phận trong quy trình tín dụng đặc biệt trong quy trình giải ngân cần thực hiện và phối hợp nhịp nhàng hơn, đơn giản hơn trong các thủ tục, tránh việc quá rập khuân, cứng nhắc trong quy trình mà khiến cho cơng việc tốn mất nhiều thời gian xử lý. Mọi sự kiện phát sinh liên quan đến quy trình nhưng chưa có quy định rõ, gây vướng mắc trong q trình tác nghiệp cần được tập hợp lại liên tục để nhanh chóng có những biện pháp tháo gỡ kịp thời.

3.2.2. Tăng cường giám sát trong hoạt động cho vay

Để phịng ngừa RRTD trong quy trình giải ngân và sau giải ngân ngân hàng cần kiểm soát chặt chẽ cả trước, trong và sau cho vay

+ Một số việc phải quan tâm trước khi cho vay, đó là:

Thẩm định về tư cách pháp lý, kiểm tra độ tin cậy, chính xác các loại giấy tờ KH cung cấp, xem chúng có bị làm giả hay không và kiểm tra đối chiếu các thông

- Thẩm định về khả năng tài chính, hoạt động sản xuất kinh doanh của KH thông qua việc kiểm tra và phân tích các BCTC, sổ sách chứng từ ghi chép có liên

quan hoặc trực tiếp đến nơi cơ sở kinh doanh để nắm bắt chính xác tình hình sản

xuất kinh doanh của KH.

- Thẩm định về phương án vay vốn xem chúng có thực sự hiệu quả và khả thi hay khơng cũng như xác định được nguồn thu nhập chính của KH.

- Thẩm định về TSĐB, xác minh chính xác vị trí, tình hình hiện tại của TSĐB xem chúng có đầy đủ tính pháp lý và được định giá chính xác hay chưa.

+ Trong thực hiện giải ngân: Ngân hàng cần thực hiện giải ngải ngân đúng theo những quy định của cấp phê duyệt, đối chiếu giữa mục đích vay với yêu cầu giải ngân cũng như cơ cấu các loại chi phí phục vụ cho nhu cầu vay vốn của KH, đảm bảo việc sử dụng vốn vay đáp ứng được tính hợp lệ cũng như có đầy đủ mọi chứng từ chứng minh có liên quan.

+ Thực hiện giám sát sau cho vay: Đối với mỗi KH, mỗi khoản vay khác nhau sẽ có một kế hoạch kiểm tra giám sát khác nhau, vừa đảm bảo an toàn cho ngân hàng mà vừa giữ được mối quan hệ thân thiết giữa các bên. Có thể sử dụng hệ thống chấm điểm và XHNB làm cơ sở để xác định khoảng thời gian để kiểm tra đánh giá sử dụng vốn vay cuả KH. Đối với những KH có XHTD và uy tín cao thì thời gian kiểm tra có thể là hàng q, cịn những KH có XHTD thấp hơn có thể kiểm tra định kỳ hàng tháng. Trong suốt quá trình kiểm tra, Ngân hàng cần nghiêm túc tiến hành thực hiện kiểm sốt mục đích sử dụng vốn, tình hình thực hiện phương án vay vốn, tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính và khả năng trả nợ, tình hình TSBĐ và các vấn đề phát sinh khác với Ngân hàng. Để góp phần giúp cơng tác kiểm tra đạt hiệu quả hơn, các CBTD nên kết hợp nhiều phương thức kiểm tra khác nhau như trực tiếp đến hiện trường kiểm tra, đối chiếu giá trị trên hóa đơn với sổ xuất nhập kho, kiểm tra cân đối trong sổ sách chứng từ ...Việc kiểm tra, kiểm sốt này nhằm mục đích là để xác định việc sử dụng vốn vay của KH, đồng thời phát hiện các vấn đề liên quan đến khả năng trả nợ, khả năng bảo đảm của tài sản hoặc các vấn đề phát sinh nhằm có các biện pháp xử lý sớm, hạn chế tối đa rủi

3.2.3. Nâng cao và hồn thiện cơng tác kiểm tra, kiểm sốt nội bộ

Kiểm tra, KSNB là một trong những công tác cần thiết và cần phải thực hiện thường xuyên giúp đảm bảo hiệu quả tín dụng cho ngân hàng. Ngồi việc kiểm tra thực tế KH trong cơng tác kiểm tra, kiểm sốt ngân hàng cần quan tâm đến những thao tác nghiệp vụ của cả ban lãnh đạo và cán bộ ngân hàng, để giúp họ nâng cao tính tuân thủ và chấp hành đúng pháp luật, đúng theo những quy trình, quy định tại Ngân hàng và đảm bảo tính an tồn, hiệu quả trong kinh doanh. Do đó, chúng khơng chỉ góp phần nâng cao đạo đức nghề nghiệp của cán bộ cơng nhân viên mà cịn giúp ngân hàng phát hiện được những lỗ hổng trong hoạt động quản trị rủi ro.

Hiện nay, chi nhánh chưa có bộ phận chuyên làm về KSNB mà chủ yếu chịu sự quản lý chung từ Hội sở chính và khơng phải tất cả các cán bộ đảm nhiệm cơng việc này đều có đủ năng lực chun mơn nghiệp vụ. Chính vì thế, đơi khi sẽ khơng thể đáp ứng hết các yêu cầu công việc cũng như không thể phát hiện những rủi ro tiềm ẩn đối với hoạt động tín dụng một cách kịp thời. Vì vậy, ngân hàng cần bổ sung nguồn nhân sự vào bộ phận này đáp ứng quy mơ và khối lượng cơng việc ngàng càng nhiều của mình.

3.2.4. Ngăn ngừa và tăng cường xử lý để thu hồi nợ xấu

Nợ xấu làm tăng gánh nặng chi phí do phải trích lập DPRRTD cũng như các chi phí theo dõi và thu hồi nợ. Ngồi ra, nó cịn phản ánh tình trạng quản trị RRTD của từng NHTM có thực sự tốt và hiệu quả hay không. Hiện nay tại ngân hàng, cơng tác quản lý các khoản nợ có vấn đề vẫn cịn mang tính hình thức khá nhiều, việc đơn đốc, thu hồi nợ cũng do các cán bộ CV QHKH tại chi nhánh xử lý. Để xử lý các khoản nợ xấu, chi nhánh cũng thường dùng biện pháp bán nợ chọ VAMC. Tuy nhiên, đây chưa phải phương án hiệu quả nhất và tối ưu nhất có sử dụng lâu dài, do đó chi nhánh cần đẩy mạnh cơng tác xử lý và thu hồi nợ xấu của mình.

Bên cạnh đó, ngân hàng cần nhanh chóng xây dựng hệ thống quản tri RRTD theo chuẩn mực quốc tế, công bố thông tin một cách minh bạch, định kỳ đáp ứng yêu

cầu tối thiểu của NHNN để sớm được phê duyệt áp dụng Thông tư 41 theo chuẩn Basel II. Bởi việc áp dụng được chuẩn Basel II chứng tỏ chất lượng quản trị RRTD của ngân hàng được cải thiện, bắt kịp được với các ngân hàng lớn trong nước.

Ngoài ra, ngân hàng cũng phải thực hiện theo dõi đánh giá và phân loại nợ, trích lập DPRRTD nghiêm túc theo những quy định hiện hành của NHNN. Chủ động phân loại nợ theo những tính chất, khả năng thu hồi của từng khoản vay, phân loại chi tiết theo lĩnh vực và ngun nhân, đánh giá chính xác tình trạng và đúng bản chất các nhóm nợ tại Ngân hàng mình đặc biệt là tình hình NQH và nợ xấu. Đối với trích lập DPRRTD, ngân hàng nên thường xuyên định giá lại TSĐB có thể 6 tháng/1 lần để phản ánh đúng giá trị của tài sản. Từ đó, chủ động đưa ra các biện pháp xử lý kịp thời để có thể ngăn ngừa và hạn chế tối thiểu những tổn thất có thể xảy ra. Với những khoản nợ có vấn đề ngân hàng nên nhanh chóng thu hồi những khoản nợ còn tồn động, các khoản phải thu để giảm những mức tổn thất mất mát cho ngân hàng. Tăng cường công tác xử lý những tài sản nhận gán xiết nợ nhằm hạn chế giảm hao mịn và giảm giá tài sản, góp phần giúp ngân hàng hoạt động an tồn hiệu quả hơn.

3.2.5. Đào tạo bồi dưỡng và nâng cao trình độ của cán bộ tín dụng

Nguồn nhân lực được coi là kim chỉ nam quan trọng đối với mọi hoạt động của các NHTM. Do đó, ngay từ khâu tuyển dụng đầu vào, ngân hàng phải có những phương án tuyển dụng được nguồn nhân lực có chất lượng tốt, có sự cam kết gắn bó lâu dài với ngân hàng, nắm rõ được văn hóa quản trị rủi ro của ngân hàng cũng như trách nhiệm của bản thân về RRTD.

Bên cạnh đó, việc đào tạo một đội ngũ CBTD có trình độ chun mơn cao, có am hiểu sâu về nghiệp vụ cũng như hiểu biết về các thơng lệ quốc tế, đặc biệt có phẩm chất đạo đức tốt cũng hết sức quan trọng. Ngồi ra, BAOVIET Bank phải có sự bố trí và phân cơng vị trí nhân sự phù hợp với khả năng và đặc thù cơng việc, ln có sự bảo đảm về số lượng và chất lượng. Ngoài ra, định kỳ ngân hàng cũng nên tổ chức những buổi gặp gỡ chuyên gia, tập huấn bồi dưỡng đào tạo nghiệp vụ, tổ chức các khóa học ngắn hạn giúp cho cán bộ cơng nhân viên nâng cao trình độ chun mơn bản thân và khả năng ứng dụng lý thuyết và thực tế công việc cùng những kỹ thuật mới trong công tác thẩm định và quản trị rủi ro. Ngồi đào tạo dưới hình thứ tập trung, ngân hàng có thể đào tạo trực tuyến hoặc cử đi tập huấn tại các diễn đàn trong nước và nước ngoài đối với những cán bộ chủ chốt...

Ngoài nâng cao công tác đào tạo, chế độ lương thưởng và kỷ luật đánh giá nhân viên cũng cần được ngân hàng quan tâm hơn. Mặc dù hiện nay chế độ đãi ngộ tại Bảo Việt Bank cũng khá tốt tuy nhiên vì đặc thù cơng việc đã tạo cho các cán bộ nhiều áp lực, dễ dẫn đến tình trạng chạy theo doanh số mà quên đi mất nguy cơ tiềm ẩn rủi ro cho ngân hàng. Chính vì thế, ngân hàng cần có phương án sao cho cân đối được việc vừa tăng doanh số ổn định, an toàn vừa giảm bớt gánh nặng cho CBTD. Bên cạnh đó, thường xuyên có những cuộc kiểm tra, khiển trách kịp thời những cán bộ có nghiệp vụ yếu kém, thậm chí phải thẳng tay sa thải những cán bộ có biểu hiện suy đồi đạo đức, qua đó tạo mơi trường kinh doanh hoạt động được trong sạch hơn, hạn chế rủi ro cho ngân hàng

Bảo Việt cũng cần thực hiện ln chuyển vị trí cơng tác, tránh để các CBTD làm ở một vị trí quá lâu để tránh nguy cơ rủi ro đạo đức do mối quan hệ được thiết lập lâu dài.

3.2.6. Hồn thiện hệ thống cơng nghệ thơng tin

Ngân hàng cần chú trọng hơn nữa vào việc đầu tư vào nâng cấp HTTT tạo sự thuận lợi cho cơng tác phân tích, đo lường và đánh giá RRTD. Xây dựng hệ thống quản lý thông tin, cơ sở dữ liệu một cách đồng bộ thống nhất, hoàn thiện các phương pháp quản lý, quy trình thủ tục... theo hướng hiện đại, tự động và bám theo chuẩn mực quốc tế. Ngồi ra, trong thời buổi cơng nghệ 4.0 tiềm ẩn nguy cơ về tội phạm an ninh mạng nhất là trong hoạt động của ngân hàng, do đó ngân hàng cần có phương án năng cấp, cải tạo và xây dựng một HTTT bảo mật, đường truyền dữ liệu có liên kết với HTTT mạng quốc gia, góp phần tạo thế chủ động cho ngân hàng.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại NHTMCP bảo việt chi nhánh hà nội khóa luận tốt nghiệp 636 (Trang 76 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(93 trang)
w