TỔCHỨC CUNG ỨNG VÀ SỬ DỤNG NGUYÊN VẬT LIỆU

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG TỔ CHỨC SẢN XUẤT TRONG DOANH NGHIỆP (Trang 97 - 100)

4.1. ĐỊNH MỨC TIÊU DÙNG NGUYÊN VẬT LIỆU

4.1.1. Khái niệm và ý nghĩa của định mức tiêu dùng nguyên vật liệu 1- Vị trí của nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất

Nội dung cơ bản nhất của quá trình sản xuất đó là quá trình lao động. Quá trình lao động là quá trình con người sử dụng tư liệu lao động làm thay đổi hình dáng, kích thước tính chất hoá lý của đối tượng lao động để tạo ra những sản phẩm công nghiệp với chất lượng ngày càng cao, thoả mãn ngày càng đầy đủ nhu cầu đa dạng của thị trường. Như vậy, nguyên vật liệu là một trong ba yếu tố của quá trình sản xuất, trực tiếp cấu tạo nên thực thể của sản phẩm. Thiếu nguyên vật liệu thì quá trình sản xuất bị gián đoạn hoặc không thể tiến hành được. Chất lượng của nguyên vật liệu ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm, đến việc sử dụng hợp lý và tiết kiệm nguyên vật liệu, đến hiệu quả của việc sử dụng vốn. Vấn đề đặt ra đối với yếu tố này trong công tác quản lý là phải cung ứng đúng tiến độ, số lượng, chủng loại và quy cách. Chỉ trên cơ sở đó mới đảm bảo nâng cao các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật, sản xuất kinh doanh có lãi, chu kỳ sống sản phẩm được kéo dài.

Nguyên vật liệu là một bộ phận trọng yếu của tư liệu sản xuất. C Mác đã viết: “đối

tượng đã qua một lần lao động trước kia rồi...” thì gọi là nguyên liệu. Như vậy tất cả nguyên liệu đều là đối tượng lao động, nhưng không phải mọi đối tượng lao động đã trải qua sự tác

động của con người. C.Mác còn chỉ rõ “Nguyên liệu có thể hình thành thực thể chủ yếu của một sản phẩm hay chỉ gia nhập sản phẩm dưới hình thức vật liệu phụ”

Nguyên liệu, vật liệu gọi tắt là nguyên vật liệu. Việc phân chia thành nguyên vật liệu chính và vật liệu phụ không phải dựa vào đặc tính vật lý, hoá học hoặc khối lượng tiêu hao, mà căn cứ vào sự tham gia của chúng vào cấu thành sản phẩm. Nhiên liệu, năng lượng thuộc về vật liệu phụ, nhưng do tầm quan trọng của chúng, nên được tách ra thành những yếu tố riêng.

Vai trò của nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất còn thể hiện: nếu xét về mặt vật chất thì nguyên vật liệu trực tiếp cấu thành thực thể của sản phẩm, chất lượng của nguyên vật liệu ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của sản phẩm. Do đó cũng có thể nói, bảo đảm chất lượng của nguyên vật liệu cho sản xuất còn là một biện pháp quan trọng để nâng cao chất lượng sản phẩm. Xét về mặt tài chính ta còn thấy, vốn bỏ ra mua nguyên vật liệu thường chiếm tỷ lệ lớn trong vốn lưu động (khoảng từ 40% đến 60% trong số vốn lưu động). Về mặt kinh doanh, trong cơ cấu giá thành yếu tố nguyên vật liệu cũng chiếm một tỷ trọng cao trong cơ cấu giá thành (thường chiếm tỷ trọng từ 60% đến 80%). Đứng trên các góc độ này ta có thể rút ra kết luận: Nguyên vật liệu không những giữ vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất, nó còn giữ vai trò quan trọng trong lĩnh vực quản lý giá thành và tài chính trong các doanh nghiệp.

2- Khái niệm định mức tiêu dùng nguyên vật liệu

Định mức tiêu dùng nguyên vật liệu là lượng tiêu dùng lớn nhất cho phép để sản xuất một đơn vị sản phẩm hoặc để hoàn thành một công việc nào đó trong những điều kiện tổ chức và kỹ thuật nhất định của thời kỳ kế hoạch.

Lượng nguyên vật liệu tiêu hao lớn nhất có nghĩa là giới hạn tối đa cho phép trong điều kiện tổ chức và kỹ thuật hiện tại của doanh nghiệp, đạt được mức đó là thể hiện được tính trung bình tiên tiến của mức.

Mặt khác, cũng có thể hiểu, định mức tiêu dùng nguyên vật liệu là lượng vật liệu cần thiết tối thiểu để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm hoặc hoàn thành một công việc nào đó trong điều kiện tổ chức, kỹ thuật nhất định của kỳ kế hoạch.

3- Ý nghĩa định mức tiêu dùng nguyên vật liệu

Trong doanh nghiệp, công tác định mức nói chung và định mức tiêu dùng nguyên vật liệu nói riêng là một nội dung quan trọng của công tác quản lý. Có thể nói rằng, muốn nâng cao chất lượng quản lý trong các doanh nghiệp, không thể không coi trọng việc nâng cao chất lượng của công tác định mức. Cũng có thể nói rằng, định mức là cơ sở của các mặt quản lý trong các doanh nghiệp. Xét riêng về định mức tiêu dùng nguyên vật liệu, nó có các tác dụng

sau :

- Định mức tiêu dùng nguyên vật liệu là cơ sở để xây dựng kế hoạch mua nguyên liệu, điều hoà, cân đối lượng nguyên vật liệu cần dùng trong doanh nghiệp. Từ đó xác định đúng đắn các mối quan hệ mua bán và ký kết hợp đồng giữa các doanh nghiệp với nhau và giữa các doanh nghiệp với các đơn vị kinh doanh vật tư.

- Định mức tiêu dùng nguyên vật liệu là căn cứ trực tiếp để tổ chức cấp phát nguyên vật liệu hợp lý, kịp thời cho các phân xưởng, bộ phận sản xuất và nơi làm việc, đảm bảo cho quá trình sản xuất được tiến hành cân đối, nhịp nhàng và liên tục.

- Định mức tiêu dùng nguyên vật liệu là cơ sở để tiến hành hạch toán kinh tế nội bộ, là cơ sở để tính toán giá thành chính xác, đồng thời còn là cơ sở để tính toán nhu cầu về vốn lưu động và huy động các nguồn vốn một cách hợp lý.

- Định mức tiêu dùng nguyên vật liệu là mục tiêu cụ thể để thúc đẩy cán bộ công nhân viên sử dụng hợp lý và tiết kiệm nguyên vật liệu, ngăn ngừa mọi lãng phí có thể xảy ra.

- Định mức tiêu dùng nguyên vật liệu là thước đo đánh giá trình độ tiến bộ khoa học, kỹ thuật và ứng dụng kỹ thuật mới, công nghệ mới vào sản xuất. Ngoài ra, định mức tiêu dùng nguyên, vật liệu còn là cơ sở xác định các mục tiêu cho các phong trào thi đua hợp lý hoá sản xuất và cải tiến kỹ thuật trong các doanh nghiệp.

Ngoài những ý nghĩa quan trọng nêu trên, còn một điều quan trọng nữa đối với cán bộ công nhân viên chức trong doanh nghiệp phải nhận thức được rằng: Định mức tiêu dùng nguyên vật liệu là một chỉ tiêu động, nó đòi hỏi phải thường xuyên được đổi mới và hoàn thiện theo sự tiến bộ của kỹ thuật, sự đổi mới và hoàn thiện của các mặt quản lý, sự đổi mới công tác tổ chức sản xuất và trình độ lành nghề của công nhân không ngừng được nâng cao. Nếu không nhận thức được vấn đề này thì ngược lại là sự cản trở và kìm hãm sản xuất.

4.1.2. Cơ cấu của định mức tiêu dùng nguyên vật liệu

95 1- Cơ cấu của định mức tiêu dùng nguyên vật liệu

Cơ cấu của định mức tiêu dùng nguyên vật liệu phản ánh số lượng và quan hệ tỷ lệ của các bộ phận hợp thành mức. Cơ cấu định mức tiêu dùng nguyên vật liệu gồm có:

- Phần tiêu dùng thuần tuý: Là phần tiêu dùng có ích, nó là phần nguyên vật liệu trực tiếp tạo thành thực thể của sản phẩm và là nội dung chủ yếu của định mức tiêu dùng nguyên vật liệu. Phần tiêu dùng thuần tuý biểu hiện ở trọng lượng ròng của sản phẩm sau khi chế biến, nó được xác định theo mẫu thiết kế sản phẩm, theo các công thức lý thuyết hoặc trực tiếp cân đo sản phẩm, không tính đến các phế liệu và các hao phí bỏ đi.

- Phần tổn thất có tính chất công nghệ: Là phần hao phí cần thiết trong việc sản xuất sản phẩm. Phần tổn thất này biểu hiện dưới dạng phế liệu, phế phẩm cho phép do những điều kiện của kỹ thuật sản xuất, quy trình công nghệ ở từng thời kỳ nhất định. Như vậy, phần tổn thất này phụ thuộc vào yêu cầu kỹ thuật, quy trình công nghệ, đặc điểm máy móc, thiết bị,

trình độ công nhân và chất lượng của nguyên vật liệu .v.v... Trong các doanh nghiệp công

nghiệp thuộc các ngành khác nhau, các dạng tổn thất này cũng khác nhau. Phân tích quá trình tiêu hao nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất, C.Mác viết: "Như vậy rõ ràng là trong quá trình sản xuất, những hao phí ấy không tham gia vào việc tạo ra giá trị sử dụng của sản phẩm, nhưng lại tham gia vào cấu thành giá trị mới của sản phẩm”.

Điều quan trọng là cần phân biệt những tổn thất nói trên thành tổn chất có tính chất khách quan và chủ quan. Các tổn thất có tính chất chủ quan không được đưa vào cơ cấu của định mức, ví dụ như tổn thất do vận chuyển, bảo quản bao bì đóng gói không đúng quy cách,

phẩm chất, tổn thất do không tuân thủ quy trình công nghệ đã hướng dẫn. v.v... Xét về lĩnh

vực kinh tế, các tổn thất được chia thành: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Phế liệu còn sử dụng được gồm hai loại: thứ nhất là phế liệu dùng đề sản xuất ra các sản phẩm chính; thứ hai là để sản xuất sản phẩm phụ hoặc bán cho các doanh nghiệp.

+ Phế liệu không sử dụng được như phoi trên máy cắt gọt, bụi bông trong kéo sợi

Hình 4.1. Cơ cấu định mức tiêu dùng nguyên vật liệu

Công thức tính mức sử dụng nguyên vật liệu: M = P + ∑H M : Mức sử dụng nguyên nhiên vật liệu

P : Trọng lượng tinh của sản phẩm

H : Các hao phí liên quan đến điều kiện sản xuất sản phẩm

       n j H j n i n i Hi H 1 1 1   n i 1Hi

: Những hao phí liên quan đến điều kiện công nghệ

 

nj 1H j

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG TỔ CHỨC SẢN XUẤT TRONG DOANH NGHIỆP (Trang 97 - 100)