Hệ số làm việc
3.2. CÔNG TÁC KIỂM TRA KỸ THUẬT TRONG DOANH NGHIỆP 1 Nhiệm vụ chủ yếu của công tác kiểm tra kỹ thuật
3.2.1. Nhiệm vụ chủ yếu của công tác kiểm tra kỹ thuật
Nhiệm vụ chủ yếu của công tác kiểm tra kỹ thuật là :
- Dự kiến và phát hiện kịp thời những sai sót, những nguyên nhân gây ra phế phẩm hoặc làm giảm chất lượng sản phẩm trong suốt quá trình thực hiện các quy phạm, quy trình
kỹ thuật và tiêu chuẩn hoá trong sản xuất
- Tiến hành phân tích nhưng sai sót, những nguyên nhân gây ra phế phẩm hoặc làm giảm chất lượng sản phẩm.
- Đề xuất những biện pháp hữu hiệu nhằm khắc phục những sai sót những nguyên nhân gây ra phế phẩm hoặc làm giảm chất lượng sản phẩm để bảo đảm chất lượng sản phẩm ổn định, ngăn chặn việc đưa nửa thành phẩm, thành phẩm kém phẩm chất vào tiếp tục chế biến, sử dụng hoặc đưa ra thị trường tiêu thụ.
3.2.2. Đối tượng của công tác kiểm tra kỹ thuật
Để đảm bảo đảm và nâng cao chất lượng sản phẩm, công tác kiểm tra kỹ thuật trong doanh nghiệp có đối tượng rất rộng, cụ thể là phải tiến hành kiểm tra các đối tượng sau đây:
- Kiểm tra chất lượng nguyên, nhiên vât liệu, nửa thành phẩm trước khi đưa vào sản xuất.
- Kiểm tra tình hình hoạt động của hệ thống thiết bị, máy móc trong sản xuất.
- Kiểm tra chất lượng sản phẩm dở dang trong các khâu hay trong các giai đoạn của quá trình sản xuất.
- Kiểm tra việc chấp hành các quy phạm, quy trình kỹ thuật các tiêu chuẩn và các phương pháp thao tác của công nhân.
- Kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi nhập và xuất kho thành phẩm. 3.2.3. Tính chất của công tác kiểm tra kỹ thuật
Công tác kiểm tra kỹ thuật chất lượng sản phẩm vừa mang tính khoa học, tính pháp lý, vừa mang tính chất quần chúng sâu sắc, cụ thể là:
- Về tính khoa học, đòi hỏi phải sử dụng các phương pháp chính xác như phương pháp toán, hoá phân tích, điện tử, quang học, những dụng cụ đo lường chính xác để kiểm tra chất lượng sản phẩm.
- Về tính pháp lý, đòi hỏi khi tiến hành kiểm tra chất lượng sản phẩm phải dựa trên cơ sở luật pháp, tức các văn bản quy định của nhà nước, Bộ, cấp trên và của doanh nghiệp. Các văn bản này đã được công bố, đã được phổ biến cho cán bộ công nhân trong doanh nghiệp
học tập.
- Về tính quần chúng, thực hiện việc kiểm tra kỹ thuật chất lượng sản phẩm, ngoài những cán bộ quản lý doanh nghiệp, các quản đốc, các đốc công, các tố trưởng sản xuất, các
cán bộ kỹ thuật công nghệ và các cán bộ nhân viên kỹ thuật thuộc bộ phận KCS còn có sự
tham gia của công nhân.
3.2.4. Các hình thức kiểm tra kỹ thuật
Về mặt lý luận và thực tiễn chỉ ra rằng, các hình thức kiểm tra kỹ thuật rất phong phú và đa dạng, vì vậy, mỗi doanh nghiệp phải nghiên cứu và vận dụng một cách linh hoạt cho phù hợp với điều kiện sản xuất kinh doanh của mình. Trong phần này cần đi sâu nghiên cứu một số hình thức chủ yếu sau đây:
- Kiểm tra toàn bộ hay một số bước công việc của quá trình sản xuất sản phẩm. - Kiểm tra toàn bộ hay kiểm tra có lựa chọn (kiểm tra điển hình ) hoặc kiểm tra xác xuất một số sản phẩm. Kiểm tra toàn bộ sản phẩm thường được áp dụng đối với những mặt hàng có số lượng sản phẩm ít. Còn kiểm tra điển hình hoặc kiểm tra xác suất thường được áp dụng đối với những sản phẩm giống nhau được sản xuất với khối lượng lớn hay hàng loạt lớn. - Kiểm tra cố định hay kiểm tra lưu động. Kiểm tra cố định đòi hỏi các đối tượng kiểm tra được tập trung đến trạm kiểm tra. Còn kiểm tra lưu động đòi hỏi các nhân viên kiểm tra đến tại hiện trường để kiểm tra. Hình thức này thường được áp dụng đối với những đối tượng kiểm tra có kích thước lớn, khó vận chuyển hoặc khi cần thiết có thể kiểm tra ngay trên thiết bị, máy móc.
- Kết hợp giữa hình thức kiểm tra giữa chừng với kiểm tra cuối cùng. Kiểm tra giữa chừng đối với sản phẩm dở dang hoặc kiểm tra các thao tác của công nhân. Kiểm tra cuối cùng đối với nửa thành phẩm và thành phẩm.
- Sử dụng hình thức 3 kiểm (công nhân tự kiểm tra, đốc công và tổ trưởng tổ sản xuất kiểm tra, các bộ KCS kiểm tra). Đây là hình thức được sử dụng một cách thường xuyên vừa đỡ tốn thời gian kiểm tra vừa đạt hiệu quả cao.
3.2.5. Các phương pháp kiểm tra kỹ thuật
Do có nhiều phương pháp kiểm tra kỹ thuật chất lượng sản phẩm và mỗi phương pháp kiểm tra đều có những tác dụng nhất định nên mỗi doanh nghiệp phải nghiên cứu và lựa chọn phương pháp kiểm tra nào là thích hợp với khả năng, những nét đặc trưng của sản xuất và từng thời kỳ kinh doanh. Trong phần này, cần đi sâu nghiên cứu những phương pháp kiểm tra kỹ thuật chất lượng sản phẩm sau đây:
- Phương pháp dụng cụ như sử dụng thước, cân, nhiệt kế ... để kiểm tra chất lượng sản phẩm.
- Phương pháp phân tích như sử dụng những thiết bị chuyên môn đặc biệt để phân tích các yếu tố bên trong của sản phẩm
- Phương pháp kiểm tra tự động được áp dụng rộng rãi trong các ngành có những thiết bị với nhiệt độ cao như luyện kim, hoá chất, nồi hơi ... Trong những ngành này, các công
cụ đo lường, các thiết bị phân tích được gắn trên các thiết bị sản xuất.
- Phương pháp sử dụng toán xác suất thống kê để kiểm tra điển hình chất lượng sản
phẩm trong những thang hay lô hoặc loạt sản phẩm.