2.1. TẠO LẬP CƠ CẤU LAO ĐỘNG TỐI ƯU TRONG DOANH NGHIỆP 2.1.1. Vai trò của cơ cấu lao động tối ưu 2.1.1. Vai trò của cơ cấu lao động tối ưu
Như chúng ta đều biết, muốn sản xuất ra của cải vật chất cần phải có 3 yếu tố: Lao
động, tư liệu lao động và đối tượng lao động, trong đó lao động là yếu tố quan trọng nhất. Nếu không có lao động thì mọi hoạt động sản xuất bị ngừng trệ. Tuy nhiên, muốn cho mọi hoạt động sản xuất đạt hiệu quả cao, cần phải hình thành một cơ cấu lao động tối ưu trong các doanh nghiệp.
Cơ cấu lao động được coi là tối ưu khi lực lượng lao động bảo đảm đủ số lượng,
ngành nghề, chất lượng, giới tính và lứa tuổi, đồng thời được phân định rõ chức năng, nhiệm vụ quyền hạn, mối quan hệ công tác giữa các bộ phận và các cá nhân với nhau, bảo đảm mọi người đều có việc làm, mọi khâu, mọi bộ phận đều có người phụ trách và sự ăn khớp, đồng bộ trong từng đơn vị và trên phạm vi toàn doanh nghiệp.
Như vậy, cơ cấu lao động tối ưu là cơ sở đế đảm bảo cho quá trình sản xuất được tiến hành cân đối, nhịp nhàng và liên tục; là cơ sở để đảm bảo nâng cao hiệu quả của quá trình sản xuất của doanh nghiệp. Ngoài ra, cơ cấu lao động tối ưu còn là cơ sở cho việc phân công, bố trí lao động; là cơ sở cho công tác đào tạo và quy hoạch cán bộ; là cơ sở để khai thác triệt để các nguồn khả năng tiềm tàng trong các doanh nghiệp. Bên cạnh những ý nghĩa mà chúng ta có thể lượng hoá được, cơ cấu lao động tối ưu còn tạo ra một môi trường, một động lực (sức mạnh vô hình) để kích thích sản xuất phát triển.
Giám đốc doanh nghiệp là người có trách nhiệm và có đủ quyền hạn để tạo ra cơ cấu lao động tối ưu. Để duy trì và đảm bảo cơ cấu lao động tối ưu trong khâu tuyển dụng và sử dụng lao động cần quan tâm tới các vấn đề :
- Đối với khâu tuyển dụng phải chú ý tới 3 vấn đề
+ Số lượng và chất lượng lao động cần tuyển dụng phải xuất phát từ yêu cầu của công việc đòi hỏi.
+ Việc tuyển dụng phải có tiêu chuẩn cụ thể, rõ ràng: Trình độ văn hoá, chuyên môn
nghiệp vụ, giới tính, lứa tuổi, lãnh thổ, ngoại hình v.v... và được thông báo trên các phương
tiện thông tin đại chúng để thu hút được nhiều người đến tham gia thi tuyển.
+ Những người được tuyển chọn đều làm việc theo chế độ hợp đồng, thời gian hợp đồng dài hay ngắn là do yêu cầu của công việc đòi hỏi. Trong thời hạn hợp đồng, bên nào vi phạm đều phải bồi thường.
- Đối với việc sử dụng lao động cần phải chú ý tới 5 vấn đề
+ Phân công và bố trí lao động phải đáp ứng được 3 yêu cầu: Phù hợp với năng lực, sở trường và nguyện vọng của mỗi người...
+ Đảm bảo đủ việc làm cho người lao động.
+ Các công việc giao cho người lao động phải có cơ sở khoa học: có định mức, có điều kiện và khả năng hoàn thành, đảm bảo yêu cầu: "Người được giao việc phải có khả năng hoàn thành nhiệm vụ được giao”
+ Mọi công việc giao cho công nhân đều phải quy định rõ chế độ trách nhiệm, kiên
quyết không giao việc khi chưa xác định rõ chế độ trách nhiệm.
+ Việc sử dụng phải đi đôi với việc đào tạo để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đáp ứng được yêu cầu mới của cơ chế thị trường.
2.1.2. Phương pháp xác định cơ cấu lao động tối ưu trong doanh nghiệp
Để có được một cơ cấu lao động tối ưu, khi xây dựng phải dựa vào các căn cứ sau: - Quy trình công nghệ chế tạo sản phẩm.
- Cấp bậc kỹ thuật công việc. - Định mức thời gian lao động.
- Kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm
Xuất phát từ các căn cứ trên, việc xác định cơ cấu lao động tối ưu được thực hiện qua các bước:
Bước 1 : Xác định lao động cho từng nghề theo công thức :
Ni = n T i xt i Q Trong đó : Qi : là sản lượng sản phẩm loại i
ti : là định mức thời gian lao động nghề i cho 1 sản phẩm. Tn : là thời gian làm việc theo chế độ 1 năm cho 1 công nhân.
Bước 2: Tổng hợp lao động các nghề
N =
ni 1Ni