Số ngày làm

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG TỔ CHỨC SẢN XUẤT TRONG DOANH NGHIỆP (Trang 65 - 66)

4- Phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố về lao động đến giá trị sản xuất

Căn cứ vào bảng số liệu ta có thể phân tích như sau Mức độ ảnh hưởng của lượng công nhân

(100 – 90) x 267 x 7,35 x 0,509567 = 10.000 (trăm nghìn đồng) Mức độ ảnh hưởng của số ngày làm việc bình quân

100 x (278 – 267) x 7,35 x 0,509567 = 4.120 (trăm nghìn đồng) Mức độ ảnh hưởng của nhân tố số giờ làm việc bình quân

100 x 278 x (7,88 – 7,35) x 0,509567 = 7.508 (trăm nghìn đồng) Mức độ ảnh hưởng của năng suất lao động giờ

100 x 278 x 7,88 x (0,53409 - 0,509567) = 5.372 (trăm nghìn đồng) - Phân tích tình hình sử dụng ngày công

Trước khi phân tích tình hình sử dụng ngày công chúng ta cần nắm vững các loại ngày công

+ Số ngày theo lịch: Số ngày tính theo dương lịch (365 ngày) + Số ngày theo chế độ: Số ngày theo lịch / số ngày nghỉ theo chế độ + Số ngày nghỉ theo chế độ: Ngày lễ, ngày chủ nhật

+ Số ngày thiệt hại: Số ngày công ngừng việc và vắng mặt

+ Số ngày công vắng mặt: Nghỉ phép, ốm đau, thai sản, hội họp, tai nạn và nghỉ vì lý do khác

+ Số ngày công ngừng việc: nghỉ do máy móc thiết bị hỏng, thiếu nguyên vật liệu, thiếu điện

+ Số ngày công làm thêm vào ngày lễ và chủ nhật

Như vậy chúng ta có thể tính số ngày làm việc theo công thức sau:

 Trình tự và phương pháp phân tích số ngày công

Bước 1: So sánh các loại ngày công thực tế với ngày công kế hoạch đã điều chỉnh

theo số lượng công nhân thực tế để đánh giá tình hình sử dụng ngày công

Bước 2: Lấy số chênh lệch giữa các loại ngày công thực tế với kế hoạch đã điều chỉnh

theo số lượng công nhân thực tế nhân với giá trị sản xuất bình quân 1 ngày kỳ kế hoạch, để xác định mức độ ảnh hưởng của các loại ngày công đến giá trị sản xuất

Số ngày làm làm việc Số ngày làm việc theo chế độ = - Số ngày công thiệt hai + công làm Số ngày thêm PTIT

 Những chú ý khi phân tích các loại ngày công

Số ngày nghỉ phép định kỳ tăng, hoặc giảm đều phải căn cứ vào các chế độ giải quyết phép để đánh giá, nếu doanh nghiệp thực hiện đúng chế độ thì số ngày này tăng, giảm đều đánh giá hợp lý, nó là nguyên nhân khách quan.

Số ngày công vắng mặt như: Ốm đau, thai sản, học tập, hội nghị, tai nạn lao động phải giảm ở mức thấp nhất được đánh giá tích cự bởi vì nó thể hiện công tác vệ sinh phòng dịch, công tác bảo hộ lao động, công tác kế hoạch hoá gia đình, bảo vệ bà mẹ trẻ em... được thực hiện tốt v...v..

Số ngày công ngừng việc không được phát sinh, nếu có phát sinh là do khuyết điểm trong khâu bố trí, tổ chức điều độ sản xuất, khâu cung ứng nguyên vật liệu

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG TỔ CHỨC SẢN XUẤT TRONG DOANH NGHIỆP (Trang 65 - 66)