Khủng hoảng nợ cơng xảy ra vì một số nguyên nhân như sau:
1.3.1 Mức thâm hụt ngân sách lớn
Nợ công trước hết là vấn đề mất cân đối giữa thu và chi ngân sách quốc gia hay tổng chi tiêu của chính phủ nhiều hơn tổng các nguồn thu của mình. Nguồn thu ngân sách sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng trả nợ của quốc gia. Việc tăng nguồn thu ngân sách góp phần giảm gánh nặng nợ cơng cho chính phủ. Theo như ước tính của Reinhart và Rogoff (2009) thì nợ cơng thường tăng khoảng hai phần ba trong khoảng thời gian ngay sau khi diễn ra khủng hoảng tài chính. Đồng thời tác động kéo dài của khủng hoảng tài chính cũng dẫn đến một giai đoạn tăng trưởng dưới mức trung bình, nền kinh tế bị thu hẹp và bước vào giai đoạn suy thoái. Điều này làm cho nguồn thu ngân sách của chính phủ bị sụt giảm trong khi nhu cầu chi tiêu lại tăng mạnh, đặc biệt là cho các gói kích thích kinh tế. Để giải quyết tình trạng này thì chính phủ hoặc là giảm chi tiêu hoặc là tìm cách gia tăng nguồn thu của mình. Cắt giảm chi
tiêu không dễ thực hiện trong ngắn hạn khi những kế hoạch chi tiêu của chính phủ đã được định sẵn và vai trò của nhà nước trong nhiều lĩnh vực là khơng thể thay thế.
Có hai cách để gia tăng nguồn thu chính phủ. Thứ nhất, chính phủ có thể tăng thuế, vốn là nguồn thu trực tiếp và lớn nhất của Chính phủ. Thứ hai, Chính phủ có thể tăng nguồn thu thơng qua vay nợ, cả vay trong nước và nước ngoài. Các khoản vay này sẽ làm gia tăng nợ công. Tuy nhiên cả hai cách này đều khó thực hiện bởi nó ít nhiều sẽ gây những bất ổn trong xã hội.
Nếu như thâm hụt ngân sách và nợ công kéo dài sẽ làm niềm tin của các nhà đầu tư bị suy giảm. Lượng vốn đầu tư vào bị hạn chế, hoặc họ sẽ bán tháo tài sản đang sở hữu. Các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong hoạt động sản xuất, điều này làm cho nguồn thu của chính phủ từ thu thuế các doanh nghiệp bị giảm xuống. Chính phủ thực hiện gia tăng nguồn thu từ thuế thông qua người dân hoặc thuế tài sản cũng không phải dễ dàng. Việc người dân gánh trên vai một khoản thuế tăng thêm nhiều hơn trước đã khiến cho chính phủ gặp phải sự phản đối từ nhân dân trong nước. Trước tình trạng như vậy đã có nhiều quốc gia lựa chọn con đường in thêm tiền để bù đắp khoản ngân sách bị thiếu hụt và trả nợ. Thực tế cho thấy một quốc gia có tỉ lệ nợ công cao, mức thâm hụt ngân sách lớn nếu khơng xử lí tốt thì rất dễ rơi vào khủng hoảng.
Trong các báo cáo đánh giá về tình hình tài chính cơng được cơng bố ngày 14/5/2010, mức thâm hụt ngân sách chung toàn cầu trong năm 2010 đã giảm xuống 6% GDP so với 6,7% (2009). Tuy nhiên, IMF cho rằng vấn đề thâm hụt ngân sách của các nước phát triển chưa được cải thiện. Theo IMF thâm hụt ngân sách trung bình của các nền kinh tế phát triển trong năm 2010 vẫn cao ở mức 8,4%, trong đó nhóm các nước phát triển G7 là 9,5% so với mức 3,9% của các nền kinh tế đang nổi. Như vậy mức thâm hụt ngân sách là
vấn đề không chỉ của một quốc gia mà là vấn đề chung của tất cả các quốc gia trên thế giới để tránh cho một cuộc khủng hoảng nợ mang tính quốc tế nổ ra.
1.3.2 Kiểm sốt và quản lí nợ của nhà nước kém
Sự kiểm sốt chi tiêu và quản lí nợ của nhà nước kém, khơng chặt chẽ, thậm chí bng lỏng, cộng thêm tình trạng thất thốt lãng phí trong đầu tư….cũng trở thành nguyên nhân làm cho nợ cơng gia tăng.
Nhà nước thực hiện việc quản lí nợ thơng qua hệ thống các ngân hàng. Hệ thống các ngân hàng này yếu kém về quản lí đã để cho các dịng vốn đầu tư chảy vào ồ ạt và thường xun phát sinh các khoản nợ khó địi. Nhìn chung, hệ thống tài chính – ngân hàng tại các nước bị khủng hoảng chưa đáp ứng được yêu cầu của việc phát triển kinh tế với tốc độ cao. Sự yếu kém này xuất phát từ một số nguyên nhân như: Chính phủ các nước chưa có sự can thiệp vào hoạt động kinh doanh của các ngân hàng và các cơng ty tài chính nhằm hướng hoạt động của các ngân hàng vào hỗ trợ cho chính sách phát triển kinh tế, dẫn tới việc quản lí tín dụng lỏng lẻo và mở rộng đầu tư quá mức khiến cho hiệu quả kinh tế thấp.
1.3.3 Sử dụng nguồn vốn vay không hiệu quả
Vốn vay trong nước hay nước ngoài đều được sử dụng cho mục đích phát triển kinh tế- xã hội. Tuy nhiên ngay cả khi chủ thể vay nợ là chính phủ thì hiệu quả sử dụng vốn không phải lúc nào cũng đạt được như kế hoạch đề ra.
Nguồn vốn được huy động ngoài việc chi tiêu cho những vấn đề như quốc phịng – an ninh, an sinh xã hội… thì đầu tư cho các hoạt động kinh tế là chủ yếu. Các hoạt động sản xuất diễn ra có hiệu quả thì sẽ đem lại nguồn thu lớn cho ngân sách nhà nước, nguồn thu quan trọng để trả nợ cho chủ thể cho vay. Trong nhiều trường hợp khoản vốn vay được đầu tư vào những hoạt động sản xuất khơng có hiệu quả thì việc chính phủ có khả năng phải trả nợ thay cho những đơn vị mà mình đứng ra bảo lãnh cho vay nợ là rất lớn. Chính vì chính phủ
khơng thu hồi lại được nguồn vốn bỏ ra và lợi nhuận là khơng có nên ảnh hưởng đến việc thanh tốn nợ. Việc xin gia hạn thời gian thanh toán nợ với những điều khoản thỏa thuận mới bất lợi đã làm cho tình trạng nợ cơng ngày càng thêm trầm trọng nếu như nguồn vốn vay về vẫn tiếp tục không sinh lời.
1.3.4 Không minh bạch trong các hoạt động tài chính và niềm tin củacác nhà đầu tư giảm sút các nhà đầu tư giảm sút
Các quốc gia cần huy động vốn thường tìm kiếm các dòng vốn trên thị trường quốc tế. Nguồn vốn lớn với mức lãi suất hợp lí và các điều khoản có lợi có thể tìm được ở các tổ chức tài chính thế giới như IMF, WB, ECB… và các tổ chức này cũng như những nhà đầu tư khác chỉ đầu tư vào các quốc gia có khả năng trả nợ. Khi nhận thấy dấu hiệu bất ổn đến từ các nền kinh tế thì luồng vốn đầu tư sẽ bị chặn đứng hoặc suy giảm nhanh chóng. Các quốc gia phải phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn vay sẽ chịu ảnh hưởng lớn, thậm chí các hoạt động của nền kinh tế có thể bị tê liệt. Điều kiện của các tổ chức tài chính quốc tế cũng như của các tổ chức, các quốc gia khi tiến hành cho vay vốn là phải có sự minh bạch trong các báo cáo tài chính bởi vì có như vậy mới tránh được các thơng tin bất cân xứng. Các thông tin bất cân xứng đưa người cho vay tới những kì vọng khơng chính xác về người đi vay và có thể nhà đầu tư sẽ đưa ra một sự lựa chọn bất lợi cho sự đầu tư của mình.
Thực tế các quốc gia đã trải qua khủng hoảng nợ công cho thấy, một khi những dấu hiệu của việc thiếu minh bạch trong các báo cáo tài chính bị phát hiện thì đây là một trong những lực đẩy đưa quốc gia này đến bờ vực của khủng hoảng. Các nhà đầu tư ồ ạt rút vốn khỏi thị trường đang tiềm ẩn nguy cơ khủng hoảng. Nguồn vốn vay bên ngồi bị chặn lại, nguồn vốn vay trong nước cũng khơng thể duy trì do người dân mất niềm tin vào sự điều hành của chính phủ.