Tác động của khủng hoảng nợ công đến nền kinh tế của các quốc gia

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB khủng hoảng nợ công thế giới và bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 31)

quốc gia

1.4.1 Suy giảm tăng trưởng kinh tế

Khủng hoảng nợ công ảnh hưởng mạnh mẽ tới hoạt động kinh tế không chỉ của doanh nghiệp nhà nước mà cả các doanh nghiệp tư nhân.Vốn tài chính là nguồn vốn quan trọng mà chính phủ cần phải sử dụng cho các kế hoạch chi tiêu của mình. Việc khơng tiếp cận được các nguồn vốn làm cho nhiều dự án bị đình trệ, trong đó có đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho hoạt động sản xuất. Để cứu vãn tình hình, chính phủ huy động vốn trong nước với lãi suất cao, lãi suất trên thị trường trong nước cũng tăng theo lại làm cho khu vực kinh tế tư nhân không vay được vốn. Các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn nên đã thu hẹp sản xuất. Nguồn thu ngân sách giảm, tiêu dùng của chính phủ giảm, từ đó làm cho tổng cầu của nền kinh tế giảm.

1.4.2 Giảm khả năng huy động vốn của chính phủ

Khi một quốc gia lâm vào tình trạng vỡ nợ khơng thực hiện được nghĩa vụ trả nợ thì quốc gia đó ngay lập tức bị hạ mức tín nhiệm. Trái phiếu chính phủ do quốc gia đó phát hành bị sụt giảm giá một cách nhanh chóng. Các nhà đầu tư khơng mua trái phiếu chính phủ hoặc bán tháo trái phiếu chính phủ đang sở hữu. Việc chính phủ huy động vốn trên thị trường quốc tế gặp nhiều khó khăn với lãi suất vay cao hơn.

Khi tín nhiệm trái phiếu quốc tế của chính phủ bị sụt hạng, việc tiếp cận nguồn vốn nước ngồi gặp trở ngại thì chính phủ thiên về huy động nguồn vốn vay trong nước. Nguồn vốn vay trong nước từ các khoản tiết kiệm của dân cư, từ các ngân hàng thương mại…. cũng bị hạn chế do có sự lo ngại về khả năng thanh tốn nợ của chủ thể đi vay đang phải đối mặt với nhiều vấn đề.

1.4.3 Gây ra những bất ổn tài chính

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng tình trạng tài chính quốc gia, khả năng trả nợ quốc gia là chỉ sổ quan trọng để đảm bảo niềm tin của cộng đồng quốc

tế đối với nền kinh tế đó. Nghiên cứu của James Roaf (2007) và thực tế đã chỉ ra rằng khủng hoảng nợ công thường kéo theo hoặc đi kèm khủng hoảng tiền tệ ngân hàng. Niềm tin của dân chúng bị lung lay, các khoản tiền tiết kiệm bị rút ra khỏi các ngân hàng. Nếu như hệ thống các ngân hàng bị đổ vỡ thì lại địi hỏi có sự cứu trợ của chính phủ, nợ cơng lại gia tăng. Trường hợp Argentina là một ví dụ, mặc dù hệ thống ngân hàng được kiểm sốt tốt nhưng cũng khơng thể níu kéo được lịng tin của dân chúng vào hệ thống ngân hàng.

Như vậy, khủng hoảng nợ công là vấn đề không chỉ của một quốc gia mà của tất cả các quốc gia trên thế giới. Hậu quả của khủng hoảng nợ công từ các nước đã, đang xảy ra khiến cho nhiều nước phải xem lại cách quản lí các khoản nợ cơng và năng lực xử lí khủng hoảng khi rơi vào tình trạng tương tự hay cố gắng chèo lái để tránh ra vịng xốy nợ nần đang làm suy giảm nền kinh tế quốc gia.

Chương 2

THỰC TRẠNG KHỦNG HOẢNG NỢ CÔNG CỦA THẾ GIỚI 2.1 Tình hình khủng hoảng nợ cơng của thế giới:

2.1.1 Khủng hoảng nợ châu mỹ la tinh những năm 1980

Khủng hoảng nợ của châu mỹ la tinh đã manh nha từ những năm 1970, cho đến đầu những năm 1980 khi các nước mỹ la tinh gặp khó khăn trong việc trả những khoản nợ khổng lồ thì dấu hiệu của một cuộc khủng hoảng nợ đã thực sự xuất hiện. Trước đó các nước mỹ la tinh mặc dù đã có những bước phát triển đáng kể về mặt kinh tế song các khoản nợ cơng thì vẫn ngày càng gia tăng. Từ giữa năm 1975 đến 1982, các khoản nợ công của nước này này đối với các tổ chức tài chính và ngân hàng quốc tế tăng nhanh từ 75 tỉ USD năm 1975 lên đến 315 tỉ USD năm 1983. Cùng thời gian này, việc lãi suất tiền vay tăng cao đã làm cho khu vực Châu âu, đặc biệt là Mỹ trở thành điểm đầu tư hấp dẫn hơn so với khu vực Mỹ la tinh. Dịng vốn đầu tư trên thị trường tài chính quốc tế chuyển dần ra khỏi khu vực mỹ la tinh. Các nước mỹ la tinh ngay lập tức phải đối mặt với vấn đề thiếu hụt vốn cho phát triển kinh tế và khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn. Các nước đã phải huy động tối đa các nguồn lực để trả nợ vay đã làm sản lượng và tiêu dùng trong nước bị suy giảm. Thêm vào đó việc kinh tế thế giới suy giảm đã có tác động khơng nhỏ đến tình hình xuất khẩu và sự tăng trưởng chung của các nước khu vực mỹ la tinh. Những yếu tố này đã làm cho các quốc gia châu mỹ la tinh khơng thể tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao. Các khoản nợ nước ngoài cũng với lãi suất của nó mà các quốc gia này phải trả đã vượt quá khả năng tích lũy của nền kinh tế.

Khi thị trường tài chính thế giới nhận thấy các nước này khó có thể trả các khoản nợ đã làm cho niềm tin từ các nhà đầu tư bị lung lay. Hầu hết các tổ chức tài chính và ngân hàng thế giới đều từ chối cho vay mới hoặc giảm cho

vay đối với các nước thuộc khu vực này. Trong khi đó các khoản nợ đến thời hạn thanh tốn đều là vay ngắn hạn và khơng được gia hạn các khoản vay. Các dịng vốn bắt đầu thối lui khỏi các quốc gia trong khu vực và các nước khơng cịn có thể vay thêm.

Nguyên nhân chính dẫn đến cuộc khủng hoảng nợ tại Mỹ La tinh là: Việc đầu tư quá nhiều vào kết cấu hạ tầng nhằm đẩy mạnh cơng nghiệp hóa dẫn đến việc chính phủ bội chi ngân sách kéo dài một cách trầm trọng; Gia tăng tỷ lệ nhập siêu do nhập khẩu nhiều nguyên, vật liệu, cũng như công nghệ sản xuất từ nước ngoài để thực hiện được mục tiêu cơng nghiệp hóa. Hai điều trên dẫn đến sự gia tăng ngày càng lớn nhu cầu về nguồn vốn của chính phủ. Do đó, họ đã phải đi vay rất nhiều tiền từ các quốc gia phát triển khác và các tổ chức tài chính quốc tế.

Việc vay nợ nước ngồi với quy mô lớn tiềm ẩn nhiều rủi ro và không thể tiếp diễn được mãi. Vào năm 1979, Mỹ thực hiện hàng loạt chính sách thắt chặt và đẩy lãi suất gia tăng. Điều này tương tự xảy ra với các quốc gia châu Âu, khiến dịng vốn đầu tư tồn cầu bắt đầu chảy ngược ra khỏi các quốc gia đang phát triển. Đồng thời, lãi suất gia tăng làm cho nghĩa vụ nợ tại các quốc gia Mỹ La tinh tăng lên. Ngoài ra, khả năng trả nợ nước ngoài của các quốc gia Mỹ La tinh lại phụ thuộc chủ yếu vào xuất khẩu. Do suy thoái kinh tế đầu những năm 1980 làm thu hẹp thương mại quốc tế cũng như giá cả hàng hóa thế giới, đặc biệt là giá cả các nguyên liệu thô, khiến nguồn thu từ xuất khẩu tại các quốc gia này giảm mạnh.

Khủng hoảng nợ châu mỹ la tinh bắt đầu vào tháng 8/1982 khi Mexico tuyên bố vỡ nợ, sau đó một loạt các nước trong khu vực như Brazil, Venezuala, Argentina, Bolovia đều lần lượt bị cuốn vào vịng xốy này.

Sau khủng hoảng những năm 1980 là quãng thời gian Mexico có mức tăng trưởng kinh tế rất thấp. Chính phủ Mexico đã phải thực hiện hàng loạt các

biện pháp để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế như: tự do hóa thương mại, thực thi kế hoạch bình ổn kinh tế, áp dụng thể chế kinh tế thị trường. Kinh tế Mexico có dấu hiệu phục hồi, lạm phát đã dừng lại ở mức một con số. Những tín hiệu lạc quan của nền kinh tế nước này đã giúp thu hút trở lại vốn đầu tư nước ngoài. Từ năm 1984 đến năm 1994, Mexico đã thu hút được hơn 94 tỉ USD dịng vốn nước ngồi, chiếm một nửa tổng đầu tư nước ngoài vào Mỹ La tinh.

Tuy nhiên vào năm 1993 tốc độ tăng trưởng kinh tế của Mexico lại giảm xuống do ảnh hưởng của việc đồng Peso tăng giá so với đồng USD, dẫn đến thâm hụt cán cân tài khoản vãng lai. Mức thâm hụt tương đương khoảng 6,5% tổng sản phẩm trong nước (GDP). Suy thối kinh tế cùng với tình trạng nợ xấu bắt đầu gia tăng mạnh.

Quỹ Tiền tệ Quốc tế đã kiến nghị chính phủ Mexico có các biện pháp

giảm thâm hụt cán cân tài khoản vãng lai. Tuy nhiên, mức độ thâm hụt tiếp tục gia tăng trong năm 1994, lên tới 8% GDP. Cuộc bầu cử tổng thống Mexico vào tháng 8 năm 1994 cộng với một loạt sự kiện an ninh trong nước (sự nổi dậy của người Anh-điêng ở Chiapas, vụ ám sát ứng cử viên tổng thống Luis Conaldo Colosio) và ngồi nước đã khiến chính phủ khơng tập trung đủ cho xử lý thâm hụt. Nỗ lực lấy lại niềm tin của các nhà đầu tư từ chính phủ Mexico lại khơng đưa đến kết quả như mong muốn. Các nhà đầu tư trở nên lo ngại về khả năng phát triển của nền kinh tế Mexico. Thêm vào đó, trong năm 1994 đã xảy ra hiện tượng các nhà đầu tư giảm đầu tư vào các quốc gia đang phát triển nên dòng vốn bị rút nhanh ra khỏi thị trường Mexico.

2.1.2 Khủng hoảng nợ công Châu Âu

Năm 1992, sau khi liên minh Châu Âu phê chuẩn hiệp ước Maastricht thì đồng tiền chung Châu Âu( Euro) đã ra đời. Đây là bước tiến lớn trong quá trình hội nhập kinh tế ở Châu Âu. Để trở thành thành viên của của khu vực đồng tiền chung Châu Âu thì các quốc gia phải đảm bảo được những yêu cầu

nhất định trên một số phương diện cơ bản như mức thâm hụt ngân sách, lạm phát, lãi suất.

Khối liên minh Châu Âu ra đời thể hiện việc hội nhập kinh tế quốc tế ở mức độ cao của các nước tham gia. Tuy nhiên, mỗi quốc gia đều có chính sách phát triển kinh tế riêng khơng phải lúc nào cũng có sự đồng nhất với các chính sách của khối liên minh châu âu, cho nên việc đáp ứng những yêu cầu chung khi gia nhập và khi đã là thành viên của liên minh đã phần nào làm cho các chính sách vĩ mơ của một số quốc gia khơng có hiệu quả. Có những nước chỉ đáp ứng được các tiêu chí này khi mới gia nhập, cịn việc theo dõi và có biện pháp xử lí khi vi phạm các quy định này của EU lại chưa kịp thời. Nhiều thách thức đặt ra trong việc điều hành và duy trì hoạt động ổn định của khối liên minh châu âu.

Với dữ liệu từ hãng định mức tín nhiệm Moody’s , trang 24/7 Wall Street đã điểm 10 quốc gia có tỷ lệ nợ cơng/GDP cao nhất thế giới hiện nay (2011) bao gồm các quốc gia: Nhật Bản, Hy Lạp, Italia, Đức….

Bảng 2.1: Số liệu nợ công/ GDP của 10 nước cao nhất thế giới

Nước Anh

Nợ công

/GDP 80,9

Nguồn:vneconomy.vn

Biểu đồ 2.1: Tỉ lệ nợ công/ GDP của 10 nước cao nhất thế giới

Cuộc khủng hoảng nợ công ở khu vực đồng tiền chung Châu Âu bắt đầu khi những thành viên khơng thể tự ứng phó khi vấn đề tài khóa trong nước bị mất thăng bằng. Những dấu hiện đầu tiên của cuộc khủng hoảng nợ của khu vực này đã bắt đầu từ năm 2009 với sự gia tăng mức nợ cơng của nhóm PIIGS (Bồ Đào Nha, Ireland, Ý, Hy Lạp và Tây Ban Nha).

Bảng 2.2 : Nợ cơng và thâm hụt ngân sách nhóm PIIGS (2006- 2011 (%GDP) 2006 Nợ Công Bồ Đào 64,7 Nha Ireland 24,9 Italia 106,5 Hy Lạp 97,8 Tây 39,6 Ban Nha Nguồn: vneconomy.vn

Tháng 12 năm 2009, khi Hy Lạp thừa nhận tổng dư nợ lên tới 236 tỉ euro, chiếm khoảng 115% GDP đã cho thấy cuộc khủng hoảng nợ công không cịn là dự đốn mà đã xảy ra trong thực tế.

2.1.2.1 Khủng hoảng nợ công ở Hy Lạp

Hy Lạp vốn là nước đã từng gặp nhiều rắc rối về tài khóa. Khi trở thành nước thành viên thứ 12 của Liên minh Châu Âu, nợ chính phủ của nước này đã ở mức hơn 100% GDP. Nhiều nước thành viên đã lo ngại những vấn đề tài khóa của Hy Lạp có thể gây tổn hại tới đồng tiền chung của cả khối. Ngược lại, đối với Hy Lạp, việc trở thành thành viên của Liên minh Châu Âu mang lại rất nhiều điều kiện thuận lợi. Gia nhập khu vực đồng tiền chung Châu Âu năm 2001 là cơ hội lớn để Hy Lạp có thể tiếp cận với thị trường vốn quốc tế . Tuy nhiên, Chính phủ Hy Lạp hầu như khơng quan tâm đến các kế hoạch trả nợ.

Là một trong những nước có mức tăng trưởng cao (4,2%/năm) của khu vực trong giai đoạn 2000 -2007 Chính phủ Hy Lạp có điều kiện để gia tăng chi tiêu cơng và duy trì các lĩnh vực nhà nước đa ngành. Các lĩnh vực này chiếm khoảng 40% GDP của Hy Lạp và bao gồm khoảng 800.000 công chức trên tổng số 5 triệu người trong độ tuổi lao động. Vì thế, từ năm 1993, tỉ lệ nợ cơng so với GDP của Hy Lạp đã vượt quá 100%. Thậm chí, trong thời điểm tăng trưởng kinh tế tốt năm 2007 thì nợ cơng của Hy Lạp cũng khơng giảm, trong khi kinh tế ngầm (chiếm 20-30% GDP) tiếp tục phát triển, nhất là trong lĩnh vực dịch vụ và du lịch. Cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu năm 2008 lại tác động mạnh đến ngành du lịch và vận tải biển – hai lĩnh vực họat động chủ yếu của Hy Lạp. Thế nhưng, chính phủ Hy Lạp vẫn khơng siết chặt chi tiêu ngân sách, kết quả là thâm hụt ngân sách nước này vượt trên 13% GDP và nợ công lên tới 150% GDP. Tổng số nợ công của Hy Lạp đến tháng 6-2011 lên tới 350 tỉ Euro và mức thâm hụt ngân sách lên hai con số, còn tăng

trưởng kinh tế tiếp tục âm. Mức thâm hụt đó đã khiến cho trái phiếu chính phủ Hy Lạp bị các tổ chức định mức tín dụng lớn của thế giới đánh tụt hạng.

Như vậy, Sau khi gia nhập khu vực đồng tiền chung Châu Âu từ giữa năm 2001 đến năm 2008- khi khủng hoảng tài chính tồn cầu nổ ra ngân sách Hy Lạp ln trong tình trạng thâm hụt với mức trung bình là 5%GDP / năm trong khi tính trung bình cho tồn khu vực sử dụng đồng tiền chung Châu Âu chỉ là 2%. Đồng thời thâm hụt cán cân thanh tốn vãng lai trung bình chiếm khoảng 9% GDP hàng năm- mức thâm hụt tương đối cao so với mức trung bình của tồn khu vực Eurozone là 1%. Cả hai mức thâm hụt này đều vượt quá mức quy định của khu vực Eurozone khi mức trần thâm hụt ngân sách được đưa ra chỉ là 3% GDP và tỷ lệ nợ công phải dưới mức 60%GDP.

Theo số liệu nghiên cứu, nợ còn hạn của Hy Lạp lên tới 400 tỷ USD, riêng nợ đến hạn năm 2010 là 73 tỷ USD. Hy Lạp phải trả lãi suất cao tới 9% cho các khoản nợ vay có kì hạn. Nguy cơ mất khả năng thanh toán đang đè nặng lên Hy Lạp khi mà quốc gia này gặp rất nhiều khó khăn với việc thanh tốn các khoản nợ cũ và các khoản nợ mới ở mức giá hợp lí. Thêm vào đó, năm 2010 khi tổ chức thống kê Châu Âu (Eurostat) đưa ra con số ước tính của thâm hụt ngân sách Hy Lạp năm 2009 là 13,6% thay cho con số ước tính của chính phủ Hy Lạp được thơng báo trước đó . Tỉ lệ nợ/ GDP là gần 126,8% đã làm cho niềm tin của các nhà đầu tư càng lung lay.

Trước tình hình này, các nhà kinh tế thế giới lo sợ sự sụp đổ của nền kinh tế Hy Lạp sẽ tạo ra một hiệu ứng dây chuyền ảnh hưởng đến các quốc gia khác trong khu vực và nền kinh tế thế giới. EU và IMF đã có những động thái tích cực để đối phó với nguy cơ cuộc khủng hoảng lan rộng như lập quỹ chống khủng hoảng trị giá 750 tỷ Euro. FED đã có những hỗ trợ để ECB tiếp

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB khủng hoảng nợ công thế giới và bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(94 trang)
w