3.2. Đánh giá tình hình nợ công củaViệt Nam
3.2.2. Những nguy cơ về khủng hoảng nợ công
3.2.2.1. Gánh nặng nợ công, đặc biệt là nợ nước ngoài ngày càng gia tăng. Theo bản tin số 7 của Bộ tài chính cơng bố tháng 8/2011, tổng số nợ
nước ngồi của Việt Nam (chỉ bao gồm nợ Chính phủ trung ương, địa phương và nợ được Chính phủ bảo lãnh) đã tăng từ 27,93 tỷ USD năm 2009 lên 32,5 tỷ USD năm 2010. Trong đó vay nợ nước ngồi đã chiếm 27,86 tỷ USD (bằng 85,7% tổng dư nợ), đây là mức nợ cao nhất kể từ năm 2005. Tính chung giai đoạn 5 năm 2006-2010, nợ nước ngoài của Việt Nam đã tăng gấp đôi từ 764,5 triệu USD lên 1,67 tỷ USD và con số này vượt xa rất nhiều so với mức dự kiến của chính phủ..
Cũng trong năm 2010, ngân sách phải trả cho các chủ nợ nước ngoài là 1,67 tỉ USD, trong đó riêng tiền lãi và phí hơn 616 triệu USD, tăng gần 30% so với con số 1,29 tỷ USD của năm 2009. So sánh dữ liệu về nghĩa vụ nợ năm 2010 với tổng thu ngân sách cùng năm của Bộ Tài chính, tỷ lệ này là khoảng 5,5%. Tính chung từ nay đến năm 2015, mỗi năm, Việt Nam phải trả nợ cả gốc lẫn lãi khoảng 1,5 tỉ USD. Đến năm 2020, tổng số tiền phải trả là 2,4 tỉ USD.
3.2.2.2 Dự trữ ngoại hối giảm mạnh
Dự trữ ngoại hối giảm mạnh qua các năm, từ 21 tỷ USD năm 2007 xuống còn 13,5 tỷ USD năm 2011. Tỷ lệ dự trữ ngoại hối so với tổng dư nợ ngắn hạn đang xuống thấp, từ 2.808% năm 2008 xuống 290% năm 2009 và còn khoảng 187% năm 2010. Nguyên nhân chủ yếu của vấn đề này là do tình trạng thâm hụt cán cân thương mại và cán cân vãng lai diễn ra liên tục trong nhiều năm. Trong khi đó, tổng số tiền mà Việt Nam phải trả ngày càng tăng. Năm 2010, Việt Nam phải trả các chủ nợ nước ngoài là 1,67 tỷ USD ( riêng tiền lãi và phí là 616 triệu USD). Bộ tài chính cho biết, từ nay cho đến năm 2015 mỗi năm nước ta phải trả nợ nước ngồi cả gốc lẫn lãi khoảng 1,5 tỷ USD và tính đến năm 2020 là khoảng 2,4 tỷ USD. Nếu tỷ lệ dự trữ ngoại hối
của Việt Nam mà tiếp tục giảm thì đây thực sự là vấn đề đáng lo ngại của Việt Nam trong q trình xử lí nợ cơng.
3.2.2.3. Lãi suất vay ngày càng tăng
Theo cơ cấu dư nợ nước ngồi của Chính phủ phân theo lãi suất vay thì phần lớn nợ nước ngồi của Chính phủ có lãi suất thấp từ 0% đến dưới 3%. Năm 2010, tổng dư nợ của nước ta là gần 27,86 tỷ USD thì có tới gần 21,85 tỷ USD ở mức lãi suất này. Cịn lại trên 2,15 tỷ USD dư nợ có lãi suất từ 3% đến dưới 6%( tăng tới 43% so với năm 2009). Những khoản vay có lãi suất cao từ 6% - 10%/năm trong năm 2010 cũng đã lên tới 1,89 tỉ USD, như vậy lãi suất của năm 2010 đã cao gấp đơi so năm 2009. Hiện các chủ nợ chính của Việt Nam vẫn là Nhật Bản, Pháp, Ngân hàng phát triển châu á, WB... Các chủ nợ này đã nâng lượng nắm giữ trái phiếu chính phủ Việt Nam lên hơn 2 tỷ USD trong năm 2010 (so với hơn 1 tỷ USD của năm 2009). Tổng dư nợ nước ngoài so với GDP đã ở mức 42,2 % đang tiến rất gần với trần nợ quy định của Thủ tướng là 50% GDP.
Khi Việt Nam gia nhập vào nhóm các nước có thu nhập trung bình (đạt 1.160 USD / người) thì các khoản vay ưu đãi sẽ giảm dần và thay vào đó là các khoản vay thương mại với lãi suất cao hơn, thời gian trả nợ ngắn hơn. Điều này cũng là thách thức đối với nước ta trong quá trình vay và trả nợ nước ngoài.
Như vậy là, gánh nặng nợ nước ngoài của Việt Nam đang tăng liên tục cả về quy mô, dịch vụ và điều kiện nợ. Dù Ngân hàng Thế giới (WB) đánh giá nợ nước ngoài của Việt Nam vẫn ở mức an toàn song Việt Nam đã và đang phải đối mặt với nhiều vấn đề như lạm phát cao, bội chi ngân sách, thâm hụt thương mại, thâm hụt cán cân tài khoản quốc tế...
Theo Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia, năm 2007, nợ cơng là 33,8% GDP nhưng từ 2008, tỷ lệ này nâng lên 36,2%; 2009: 41,9%; 2010: 56,7%.
Như vậy, từ năm 2007 đến hết 2011, nợ cơng đã tăng khoảng 25%, đạt mức trung bình 5%/năm. Với đà tăng này, chỉ trong vịng vài năm tới thì nợ công Việt Nam sẽ lên tới 100% GDP.
3.2.2.4 Hiệu quả, chất lượng đầu tư của các khoản vay thấp.
Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng: Nhìn từ nợ của Việt Nam, thấy rằng hiệu quả của đầu tư công quá thấp, đầu tư 1 đồng nhưng tài sản cố định chỉ tạo được 0,4 - 0,5 đồng... Theo PGS. TS Nguyễn Đình Hịa thì trước đây, Việt Nam cịn nằm trong nhóm nước có thu nhập thấp nên được vay nợ dài hạn 30 - 40 năm với lãi suất ưu đãi. Nhưng nay Việt Nam đã bước vào nhóm nước có thu nhập trung bình (đạt 1.160 USD/người) thì các khoản vay ưu đãi sẽ giảm dần, thay vào đó là các khoản vay thương mại với lãi suất cao hơn, thời gian ngắn hơn. Điều này đòi hỏi việc sử dụng vốn phải rất hiệu quả, nếu không áp lực trả nợ ngày càng lớn hơn và tác động ngay đến ngưỡng an tồn nợ cơng. Tuy nhiên, theo nhìn nhận của các chuyên gia, hiệu quả quản lý, sử dụng nợ hiện chưa có sự cải thiện rõ rệt. Vấn đề đặt ra ở đây là Chính phủ cần có một chiến lược kiểm sốt đầu tư cơng, giảm thâm hụt ngân sách để có thể kiểm sốt được nợ vay nước ngồi. Nếu khơng tình trạng nợ cơng sẽ là một vấn đề phức tạp trong dài hạn.
Bà Keiko Kubota, kinh tế trưởng của Ngân hàng thế giới (WB) tại Việt Nam nhận định “ Mặc dù mức nợ của Việt Nam nhỏ hơn ngưỡng nhưng vẫn có thể gặp các cú sốc khơng lường được như GDP thấp hơn so với dự tính, hay do lạm phát tăng cao, tỷ giá thay đổi, các khoản dự phịng khơng như dự tốn thì sẽ làm nợ cơng tăng lên”
3.2.3. Nguyên nhân tạo nên những nguy cơ của khủng hoảng nợ cơng
3.2.3.1. Mơ hình phát triển cịn dựa nhiều vào đầu tư công và nợ cơng: Việt
Nam là quốc gia có mơ hình tăng trưởng kinh tế dựa nhiều vào việc tăng vốn đầu tư, đặc biệt là đầu tư cơng. Tổng đầu tư tồn xã hội liên tục
tăng qua các năm gần đây. Năm 2010, vốn đầu tư xã hội đạt 830,3 ngàn tỷ VNĐ tăng 17,1% so với năm 2009, tương đương khoảng 41,9% GDP. Trong đó, đầu tư cơng chiếm gần 40% tổng vốn đầu tư tồn xã hội.
Đầu tư cơng lớn nhưng hiệu quả lại không cao, đầu tư dàn trải. Trong những năm qua, Việt Nam đã đầu tư công với 20 cảng biển quốc tế; 22 sân bay dân dụng... Cả nước có 27 tỉnh có bờ biển thì đã có tới 266 cảng biển lớn nhỏ, tức là trung bình mỗi tỉnh có tới gần 10 cảng, 4 khu công nghiệp. Tuy nhiên, trừ một số địa phương trọng điểm thì tỉ lệ hàng hóa cập cảng, lượng khách đi và đến sân bay đều không cao…. nhiều dự án được phê duyệt nhưng khơng có sự thẩm
định kỹ lưỡng dẫn đến chậm tiến độ, dừng tiến độ hay bỏ lửng.
Trong giai đoạn từ 2001-2010, tổng đầu tư toàn xã hội của Việt Nam thuộc vào diện cao nhất thế giới, trung bình đạt 40,8% GDP và có tốc độ tăng 18,7% mỗi năm. Trong đó, tỉ trọng đầu tư cơng, mặc dù có xu hướng giảm trong vài năm gần đây, nhưng vẫn đứng ở mức xấp xỉ 40% trong tổng đầu tư tồn xã hội. Để thực hiện thành cơng sự nghiệp cơng nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước, đẩy mạnh các hoạt động kinh tế thì nước ta còn phải dựa nhiều vào nguồn vốn vay cả trong nước và nước ngoài.
Trong những năm gần đây tỉ lệ đầu tư/GDP của nước ta là khoảng 40% GDP. Trong đó có từ 27-30% là từ nguồn vốn trong nước, hơn 10% là từ dịng vốn bên ngồi (FDI, ODA, FPI) và các nguồn vốn vay khác. Nếu nguồn vốn vay này bị suy giảm thì cũng có khả năng ảnh hưởng tới các hoat động kinh tế của Việt Nam nếu không có biện pháp kiểm sốt.
Ngày 21/10/ 2014, thảo luận về tình hình kinh tế – xã hội và ngân sách năm 2014, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Văn Ninh đã giải thích thêm về tình hình nợ cơng và phương hướng trả nợ những năm tới.
Phó Thủ tướng nói: “Đúng là nợ công tăng cao. Thu ngân sách vẫn tăng, vượt so với kế hoạch, tăng so với năm trước nhưng cân đối tài chính ngân sách
gặp khó (…). Chi ngân sách, đặc biệt chi thường xuyên tăng nhanh hơn thu, thành ra các chính sách an sinh xã hội vẫn phải ban hành ra, dẫn tới tình trạng chi đầu tư khó khăn, vì cơ cấu chi thường xuyên vẫn giữ, chi ngân sách không tăng lên như kế hoạch. Nghị quyết Đại hội Đảng có 3 đột phá, nói ngắn gọn là đột phá về thể chế, hạ tầng và giáo dục – khoa học. Sau khi thể chế hóa đường lối, Trung ương có nghị quyết riêng về thực hiện chiến lược đột phá về hạ tầng, và sau đó Chính phủ trình lên Quốc hội, trong đó có 2 dự án rất lớn là đường quốc lộ 1 cũ và đường 14. Trong bối cảnh chúng ta đang phát hành trái phiếu giai đoạn 2011-2015 với khoảng 225.000 tỉ đồng, thì cuối năm 2013, đầu năm 2014 lại phát hành thêm 170.000 tỉ đồng giai đoạn 2014-2016, trong đó chủ yếu 2 con đường kia. Đó chính là nguyên nhân tăng nợ công”.
3.2.3.2 Thâm hụt ngân sách tăng
Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008, trong những năm gần đây nguồn thu cho ngân sách bị sụt giảm đáng kể. Nhiều doanh nghiệp, xí nghiệp, cơng ty….đều gặp rất nhiều khó khăn nên
khó duy trì được nhịp độ sản xuất, kinh doanh như cũ nên phần đóng góp cho ngân sách cũng bị hạn chế hơn. Để kích thích kinh tế, Chính phủ đã thực hiện hàng loạt các giải pháp nhằm kích cầu đầu tư cũng như kích cầu tiêu dùng. Các hoạt động sản xuất, tiêu dùng đã dần dần được khôi phục lại, tuy nhiên bên cạnh đó thì tỷ lệ nợ cơng của Việt Nam cũng gia tăng đáng kể, từ chiếm 36,2% GDP năm 2008 lên 41,9% năm 2009 và đến năm 2013 con số này đạt 56,2%.
Các nguồn thu (chủ yếu từ thuế) tăng không kịp với nhu cầu chi, thậm chí có một số loại thuế chịu áp lực phải cắt giảm do nhiều nguyên nhân khác nhau, đặc biệt như thuế quan và phí hải quan của hầu hết các nước phải cắt giảm hoặc loại bỏ theo theo quy định của tổ chức thương mại thế giới (WTO) và các thỏa thuận thương mại khác khi họ tham gia. Nguồn thu ngân sách phụ
thuộc nhiều vào thu từ thuế xuất nhập khẩu và bán dầu thơ nên khi có sự biến động giá thì ngân sách nước ta không bền vững, ảnh hưởng lớn đến việc thực hiện mực tiêu giảm tỉ lệ thâm hụt ngân sách.
Thêm vào đó, Chính sách tiền tệ và tài khóa chặt chẽ áp dụng kể từ năm 2011 đã đạt được mục tiêu ổn định vĩ mơ, kiềm chế lạm phát song cũng có mặt trái là tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế giảm đi. Sự sụt giảm của tăng trưởng làm giảm nguồn thu ngân sách. Trong khi đó các khoản chi lại tăng lên theo các năm, đặc biệt là chi thường xuyên đã làm gia tăng gánh nặng cho ngân sách nhà nước. Sáu tháng đầu năm 2014, bội chi NSNN ước đạt hơn 78.800 tỷ đồng.
Bảng 3.8: Chi ngân sách nhà nước cho các lĩnh vực sự nghiệp Đơn vị tính: tỷ VNĐ
Chỉ tiêu
Tổng chi ngân sách Chi thường xuyên Trong đó:
Giáo dục & đào tạo Khoa học & công nghệ
Y tế
So với tổng chi ngân sách nhà nước (%)
Nguồn: Bộ tài chính 2010
Thâm hụt ngân sách giai đoạn 2003- 2007 là 1,3% GDP nhưng đã tăng lên 2,7% GDP trong giai đoạn 2008- 2012. Để bù đắp bội chi ngân sách thì nước ta phải vay từ hai nguồn: trong nước và nước ngoài. Tỉ lệ tiết kiệm
nội địa chỉ là khoảng 27% GDP nên chính phủ phải đi vay từ bên ngồi nhiều hơn cho nên nợ cơng sẽ ngày càng gia tăng hơn nữa.
3.2.3.3. Thời gian đáo hạn các khoản vay nợ ngày càng gần
Theo báo cáo của Chính phủ, mức bội chi và phát hành thêm trái phiếu Chính phủ khơng vượt q trần nợ cơng đến năm 2015 là 65% GDP. Tuy nhiên, Ủy ban Tài chính ngân sách nhận thấy, nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ đang có xu hướng tăng. Càng gần tới năm 2015 thì sức ép về thời hạn và cường độ trả nợ càng cao. Mặc dù hầu hết các khoản nợ là vay nước ngoài với lãi suất thấp, thời gian ân hạn dài nhưng hiện nay chúng ta đang bắt đầu trả nợ. Bởi vì các khoản vay nợ này bắt đầu từ năm 1993-1995, đến nay đã được 20 năm, tức là bắt đầu thời gian phải trả nợ gốc.
Nhưng điều quan trọng là, trong khi nợ cơng nước ngồi, chủ yếu thông qua các khoản vay ODA có lãi suất thấp, thời gian trả nợ kéo dài, khơng phải q đáng ngại, thì khoản nợ vay trong nước thường có lãi suất cao. Áp lực trả nợ cho các khoản vay này mới là điều cần phải bàn tới. Áp lực sẽ càng lớn hơn khi những năm gần đây, kinh tế khó khăn, thu ngân sách cũng khó. Thậm chí, việc vay tiếp để trả nợ đã được đề cập tới.
3.2.3.4 . Nhiều doanh nghiệp nhà nước hoạt động chưa hiệu quả
Được định hướng giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế, các DNNN đã nhận được nhiều sự ưu đãi của Chính phủ ở mọi góc độ tiếp cận tín dụng, đất đai, khai thác tài nguyên, tiếp cận thị trường, bảo hộ độc quyền.... Đặc biệt, trong số các DNNN thì các tập đồn kinh tế Nhà nước đã nhận được sự hậu thuẫn lớn của Chính phủ với kì vọng đưa khối doanh nghiệp này trở thành những mũi nhọn của nền kinh tế. Tuy nhiên, thay vì tập trung vào các hoạt động kinh doanh cốt lõi, nhiều tập đoàn lại thực hiện đầu tư dàn trải vào các ngành nghề kinh doanh khơng phải thế mạnh của mình, bao gồm đầu tư tài chính, ngân hàng, chứng khốn, bất động sản, khai thác khoáng sản, xây
dựng, thương mại, khu nghỉ dưỡng... Bên cạnh đó là sự quản lý kém hiệu quả đối với các doanh nghiệp này đã dẫn đến lãng phí, thất thốt vốn lên đến hàng chục nghìn tỉ đồng mà điển hình là vụ vinashin.
Nợ của doanh nghiệp nhà nước phần lớn tập trung vào các tập đoàn và tổng công ty nhà nước. Mặc dù số lượng chỉ có 105 doanh nghiệp, nhưng các tập đồn và tổng cơng ty nhà nước có tổng số nợ phải trả là 1.349 ngàn tỉ đồng, chiếm khoảng hơn 80% tổng nợ của DNNN.
Theo báo cáo của Chính phủ trình Quốc hội ngày 25/11/2013, tổng nợ của doanh nghiệp nhà nước tính đến 31/12/2012 là gần 1.682 ngàn tỉ đồng. Trong đó, nợ của các doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ là gần 1.550 ngàn tỉ đồng, tương đương 52,5% GDP. Nhiều doanh nghiệp có nợ nước ngồi lớn như tập đồn điện lực Việt Nam (EVN) nợ 112,6 ngàn tỉ đồng, Vietnam Airlines nợ 27,8 ngàn tỉ đồng, tổng công ty Đầu tư Phát triển đường cao tốc nợ 14,3 ngàn tỉ đồng, tổng công ty Cảng Hàng không nợ 7,5 ngàn tỉ đồng, tập đồn bưu chính- viễn thơng (VNPT) nợ 6,9 ngàn tỉ đồng...
Khi các doanh nghiệp này gặp khó khăn thường được Chính phủ hỗ trợ dưới các hình thức bổ sung vốn, giãn nợ, chuyển nợ, xóa nợ… Nguồn vốn này được rút ra từ ngân sách. Để bù đắp phần chi tiêu ngân sách cho khu vực doanh nghiệp nhà nước, Nhà nước sẽ buộc phải phát hành trái phiếu. Chính vì thế, rủi ro tài khóa và nợ cơng của Việt Nam càng trở nên trầm trọng khi nếu hiệu quả hoạt động của khu vực doanh nghiệp nhà nước vẫn tiếp tục như những năm vừa qua.
3.3.3.5 Khả năng quản lý còn yếu kém