Cơ cấu nợ công

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB khủng hoảng nợ công thế giới và bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 60 - 63)

3.1. Tình hình nợ công củaViệt Nam hiện nay

3.1.2. Cơ cấu nợ công

Bảng 3.2: Cơ cấu nợ công của Việt Nam năm 2006 – 2010

Nợ chính phủ Nợ chính phủ Nợ chính phủ Nợ nước ngồi của chính phủ Nợ nước ngồi của chính phủ Nợ nước ngồi của khu vực

cơng Nợ nước ngồi của khu vực cơng

Nguồn: Bộ Tài Chính, Bản tin nợ nước ngồi số 6 Chú thích: , *: Số liệu 6 tháng đầu năm 2010

Cơ cấu nợ công củaViệt Nam năm 2006 - 2010 gồm nợ chính phủ chiếm 78,1%, cịn lại là nợ được chính phủ bảo lãnh và nợ chính quyền địa phương. Trong nợ chính phủ, nợ nước ngồi chiếm 61,9%; nợ trong nước chiếm 38,1%. Trong nợ nước ngoài, ODA chiếm tỷ trọng lớn. Cụ thể, năm 2009, nợ công của Việt Nam gồm nợ chính phủ chiếm 79,2%, nợ được chính phủ bảo lãnh chiếm 17,6% và nợ chính quyền địa phương chiếm 3,1%; trong nợ chính phủ, nợ nước ngồi chiếm 60%, trong đó có 85% là ODA.

Trong cơ cấu nợ cơng Việt Nam, nợ nước ngồi có vai trị quan trọng và chiếm tỷ trọng cao nhất. Theo bản tin mới nhất của Cục quản lý nợ và tài chính đối ngoại, năm 2010 tính tốn trong tổng nợ cơng so với GDP có 42,2% GDP là nợ nước ngoài, tăng so với con số 39% của năm 2009 và cao nhất kể từ năm 2006, ước tính năm 2011 là 44,5%. Con số 42,2% GDP cũng cao hơn nhiều so với mức 38,8% mà Chính phủ đã dự kiến vào cuối năm 2010.

Trong tổng số nợ nước ngồi của Việt Nam thì ngồi các khoản nợ từ IMF, phần lớn các khoản vay nợ nước ngoài của Việt Nam đến từ ba đồng tiền lớn là Euro, USD, Yên Nhật. Trong đó, đồng euro là 9%, Yên Nhật là 22%, USD là 39%.

Với việc dòng vốn đầu tư nước ngoài chiếm một tỷ lệ quá lớn trong cơ cấu vốn đầu tư, nền kinh tế Việt Nam sẽ rất dễ bị tổn thương một khi kinh tế

thế giới ngưng trệ, dịng vốn đầu tư nước ngồi bị suy giảm.

Nguồn cung cấp nợ nước ngoài chủ yếu của Việt Nam là các khoản vay ODA. Theo danh mục nợ công năm 2009 của Bộ Tài chính, 60,3% nợ cơng là ODA và 29,8% được tài trợ từ trái phiếu trong nước. Nhiều khoản vay ODA có thời gian vay rất dài với lãi suất ưu đãi, chẳng hạn vay WB thời hạn là 40 năm, ân hạn 10 năm và lãi suất chỉ có 0,75% hay vay Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) thời hạn là 30 năm, ân hạn 10 năm, lãi suất 1%; vay Nhật Bản thời hạn vay 30 năm, ân hạn 10 năm, lãi suất từ 1% - 2%, thông thường là 1% còn một số khoản cao hơn chỉ 2%. Tuy nhiên, khi Việt Nam đã trở thành nước có mức thu nhập trung bình thì các điều kiện cho vay đã trở nên kém ưu đãi hơn và chi phí trả lãi vay hằng năm sẽ ngày càng tăng.

Các điều khoản ưu đãi của ODA đã giúp Việt Nam giảm bớt được áp lực nợ công; tuy nhiên, các khoản vay ưu đãi lại thường đi kèm với các điều khoản có liên quan đến những ràng buộc về chính trị và kinh tế khác.

Nợ của Chính phủ Việt Nam đang chiếm tỷ trọng lớn và có xu hướng mở rộng đáng kể trong những năm gần đây. Năm 2011, dư nợ Chính phủ bằng khoảng 43,6% GDP, giảm 2,1% so với năm 2010 nên các hệ số nợ khi so với GDP danh nghĩa năm 2011 có xu hướng giảm nhẹ. Mặc dù vẫn trong giới hạn cho phép và tỷ trọng của dư nợ chính phủ so với tổng mức nợ cơng có xu hướng giảm dần, nhưng tỷ trọng của nợ chính phủ so với GDP lại có xu hướng tăng trong suốt thập niên 2000.

Nợ chính quyền địa phương chủ yếu là vay nợ để đầu tư xây dựng cơ bản theo Luật Ngân sách nhà nước 2002. Mức dư nợ phát hành trái phiếu của chính quyền địa phương hiện nay vẫn ở mức thấp, hiện khoảng 0,6% GDP.

Mức dư nợ của chính quyền địa phương hiện nằm trong giới hạn quy định của Luật Ngân sách nhà nước, không quá 30% tổng chi đầu tư xây dựng cơ bản trong nước của các địa phương.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB khủng hoảng nợ công thế giới và bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 60 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(94 trang)
w