Nguyên nhân dẫn tới khủng hoảng nợ công của các nước và khu vực trên thế

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB khủng hoảng nợ công thế giới và bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 47 - 52)

khu vực trên thế giới

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng nợ cơng của các quốc gia rất khác nhau nhưng có thể thấy nổi bật lên các nhóm nguyên nhân sau:

2.2.1. Thâm hụt ngân sách quá lớn

Việc chi tiêu của các chính phủ lớn hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng kinh tế của các quốc gia đã làm cho tình trạng thâm hụt ngân sách thêm trầm trọng, nền kinh tế tiềm ẩn những rủi ro đặc biệt là trong vấn đề vay và trả nợ công.

Bảng 2.3: Bảng so sánh rủi ro nợ công của các nước

Quốc gia Hy Lạp Bồ Đào Nha Ireland Italia Tây Ban Nha Anh Mỹ

Số liệu trong bảng 2.3 cho thấy các quốc gia có mức thâm hụt ngân sách lớn là Hy Lạp, Ireland, Tây Ban Nha, Anh, Mỹ. Trong số các quốc gia này thì Hy Lạp, Ireland, Tây Ban Nha đã rơi vào khủng hoảng nợ cơng vì thâm hụt ngân sách lớn. Anh, Mỹ có thâm hụt ngân sách cao nhưng vấn đề nợ công khơng trầm trọng như các quốc gia cịn lại vì trong cơ cấu nợ của các nước này thì nợ nước ngồi chỉ chiếm tỉ trọng nhỏ trong tổng nợ. Các khoản vay không phải là vay ngắn hạn mà chủ yếu là trung hạn và dài hạn.

Hy lạp là một trường hợp điển hình của việc chi tiêu của chính phủ lớn hơn nhiều so với nguồn thu của chính phủ. Trước khi gia nhập vào Eurozone, Hy Lạp đã có những dấu hiệu bất ổn về vấn đề ngân sách. Tuy nhiên trên giấy tờ thì Hy Lạp lại cố gắng cho thấy họ đã cắt giảm được thâm hụt ngân sách. Khi ngân hàng trung ương Châu Âu tỏ ra lo lắng về mức nợ của Hy Lạp vượt quá yêu cầu để tham gia vào Eurozone thì chính phủ Hy Lạp gây áp lực bằng cách nhấn mạnh đã có quốc gia cũng chưa đáp ứng được các yêu cầu nhưng vẫn được gia nhập vào khối.

Ngân sách Hy Lạp thu vào khơng được nhiều bởi chỉ có khoảng 15.000 cá nhân nộp thuế trong tổng số 11 triệu dân có thu nhập trên 100.000 euro/năm với mức thuế là 4%. Số thuế bị trốn trong 10 năm qua lên tới 35 tỉ euro. Số tiền thu được từ hành vi trốn thuế chỉ vào khoảng 20% tổng số tiền phạt. số còn lại bị thất thu và bị các cán bộ thuế bỏ túi. Tệ nạn tham nhũng tại Hy Lạp gây thiệt hại khoảng 8% GDP của quốc gia này.

Từ năm 2001 đến năm 2007, tăng trưởng GDP của Hy Lạp vẫn được ca ngợi với tốc độ tăng trung bình hàng năm là 4,3% so với mức trung bình của khu vực Eurozone là 3,1%. Tuy nhiên, trong 6 năm này, trong khi chi tiêu chính phủ tăng 87% thì thu chính phủ chỉ tăng 31%, khiến cho ngân sách thâm hụt vượt quá mức cho phép 3% GDP của EU.

Như vậy, thâm hụt ngân sách quá lớn khiến cho nền kinh tế bị suy yếu, sức mạnh bên trong của nền kinh tế khơng đảm bảo nên gặp nhiều khó khăn trong việc xử lí vấn đề nợ cơng.

2.2.2 Sử dụng nguồn vốn vay không hiệu quả

Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), vào năm 2004, chi tiêu cho quản lý công trong tổng số chi tiêu công ở Hy Lạp đã cao hơn nhiều so với các nước thành viên OECD khác, mà khơng có bằng chứng nào cho thấy chất lượng hay số lượng dịch vụ ở nước này cao hơn hẳn.

Bên cạnh đó, việc gia nhập Eurozone năm 2001 là cơ hội lớn để Hy Lạp có thể tiếp cận với thị trường vốn quốc tế bởi việc sử dụng một đồng tiền được những nền kinh tế lớn như Đức và Pháp là một sự đảm bảo cho Hy Lạp cũng như các quốc gia khác trong khối. Dễ dàng thu hút vốn đầu tư nước ngoài với mức lãi suất thấp, trong gần một thập kỷ qua, chính phủ Hy Lạp liên tục bán trái phiếu để thu về hàng trăm tỷ USD. Số tiền này lẽ ra có thể giúp kinh tế Hy Lạp tiến rất xa nếu chính phủ có kế hoạch chi tiêu hợp lý. Nhưng điều này khơng xảy ra, Chính phủ Hy Lạp đã chi tiêu quá nhiều cho xây dựng cơ sở hạ tầng mà không quan tâm đến các kế hoạch trả nợ, trong đó có thể kể đến như thế vận hội Olympic 2004 - kỳ thế vận hội hoành tráng nhất và cũng tốn kém nhất trong lịch sử nhưng chính phủ lại khơng cho phép sự xuất hiện của bất kỳ một biển hiệu quảng cáo nào trên đường phố, các dịch vụ phục vụ thế vận hội cũng bị hạn chế.

Khơng thể phủ nhận rằng để có vốn tiến hành cơng nghiệp hố và hiện đại hoá, việc vay nợ nước ngồi là cần thiết. Nhiều quốc gia có những bước phát triển kinh tế đáng nể như Singapore, Hàn Quốc và Trung Quốc đều phải vay nợ nước ngoài. Tuy nhiên, chính phủ các quốc gia đó chỉ vay tiền để đầu tư vào hạ tầng cơ sở thiết yếu nhất để phục vụ phát triển kinh tế và xố đói giảm nghèo. Tiền vay được họ quản lý chặt chẽ và sử dụng có hiệu quả. Hạ

tầng cơ sở ở những quốc gia này một khi đã được xây dựng thì chất lượng rất tốt, được quy hoạch với tầm nhìn dài hạn chứ không phải ngay lập tức hay một thời gian ngắn sau đã phải làm lại, cải tiến hay mở rộng. Họ khơng vay tiền nước ngồi để dùng vào những dự án nhỏ lẻ, không thực sự đem lại nhiều giá trị lợi ích xã hội. Họ cũng khơng dùng những món nợ phải trả trong tương lai này để theo đuổi những siêu dự án trong khi hạ tầng kỹ thuật thiết yếu trong nước cịn chưa đầy đủ...

Có lẽ cơ hội được tiếp cận dễ dàng nguồn tín dụng rẻ từ khi gia nhập Eurozone đã khiến cho chính phủ Hy Lạp chi tiêu quá tay mà quên mất những nghĩa vụ nợ phải trả trong tương lai. Đây là bài học rõ ràng cho những quốc gia đang phát triển nóng theo đuổi những con số đẹp về chỉ tiêu tăng trưởng, nếu cứ tiếp tục đi vay và sử dụng tiền vay như Hy Lạp đã làm trong thập kỷ vừa qua, chắc chắn di sản có thể để lại cho tương lai sẽ là một món nợ khổng lồ.

2.2.3. Khơng minh bạch trong các hoạt động tài chính

Trong hoạt động quản lí tài chính của quốc gia, có những chính phủ khơng tn theo nguyên tắc quan trọng trong quản lí là phải minh bạch trong các hoạt động tài chính. Điều này ảnh hưởng rất lớn tới niềm tin của các nhà đầu tư khi họ nắm được các số liệu thật.

Khi tham gia vào thị trường quốc tế, Hy Lạp đã công khai các con số thể hiện mức thâm hụt ngân sách của quốc gia, tuy nhiên các số liệu này luôn thay đổi, không nhất quán theo thời gian công bố và giữa các tổ chức công bố. Các nhà đầu tư bắt đầu lo ngại khi vào tháng 10/2009, chính phủ Hy Lạp mới lên cầm quyền đưa ra con số ước tính thâm hụt ngân sách mới cho năm 2009 là 12,9% GDP, tăng lên gần gấp đôi so với con số ban đầu là 6,7%. Các khoản chi của Chính phủ cho hoạt động qn sự, quốc phịng… đã bị che giấu và khơng tính vào cơ cấu chi của ngân sách nên thâm hụt ngân sách không nhiều.

Đến tháng 4/2010, Cục thống kê Châu Âu lại đưa ra con số ước tính thâm thụt ngân sách của Hy Lạp cao hơn nữa, khoảng 13,6% GDP. Các nhà đầu tư ngày càng trở nên lo lắng hơn về khả năng hoàn trả các khoản nợ đến hạn.

Như vậy việc công khai nhưng thiếu minh bạch trong số liệu thống kê của Hy Lạp đã làm mất niềm tin của các nhà đầu tư mà quốc gia này đã tạo dựng được với tư cách là một thành viên của Eurozone và giới đầu tư nhanh chóng rút vốn ồ ạt khỏi các ngân hàng của Hy Lạp, đẩy quốc gia này vào tình trạng khó khăn trong việc huy động vốn trên thị trường vốn quốc tế. Trong thời kì hội nhập kinh tế quốc tế, thì minh bạch ln là một địi hỏi lớn của các nhà đầu tư và Hy Lạp là một minh chứng cho thấy niềm tin của thế giới với một quốc gia sẽ giảm sút nhanh chóng như thế nào khi sự minh bạch trong số liệu kinh tế của quốc gia đó khơng được đảm bảo.

2.2.4. Kiểm sốt và quản lý nợ của chính phủ yếu kém

Nhà nước thực hiện việc quản lí nợ của mình thơng qua hệ thống các ngân hàng. Hoạt động của các ngân hàng không hiệu quả dẫn đến việc cho vay tràn lan, hoặc các khoản vốn bị ồ ạt rút ra…sẽ làm tăng nợ xấu của các ngân hàng. Để tình trạng này xảy ra đã chứng minh việc yếu kém trong khâu quản lí của chính phủ cũng như của hệ thống ngân hàng.

Khủng hoảng nợ công ở Ireland được bắt đầu từ khu vực tư nhân với hành vi cho vay ồ ạt của một số ngân hàng và Chính phủ khơng kịp thời khống chế. Ireland từng là một trong những nền kinh tế tăng trưởng tốt nhất của khối EU với GDP tăng trưởng hàng năm khoảng 10%. Tuy nhiên khi kinh tế tồn cầu bị suy thối thì nền kinh tế nước này cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng và nhanh chóng bị suy giảm. Nợ công của Ireland tăng hơn 500% trong giai đoạn 2001 - 2010.

Sau khi các ngân hàng thương mại cho vay nợ nhiều mà lại tập trung vào các lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi ro như thị trường bất động sản thì nền kinh tế nước này đã gặp phải những khó khăn đầu tiên.

Khi thị trường bất động sản bị đóng băng, phần lớn các khoản vay bất động sản trở thành nợ xấu và hệ thống ngân hàng đối mặt với nguy cơ sụp đổ. Chính phủ đã phải dùng ngân sách để cứu trợ cho các ngân hàng. Để giúp hệ thống ngân hàng, Chính phủ Ireland đã tài trợ 50 tỷ euro để quốc hữu hóa ngân hàng và tái cấp vốn cho một số ngân hàng trong nước. Ireland đã biến nợ xấu của các ngân hàng, những khoản nợ tư nhân thành nợ công. Điều này đã dẫn đến mức thâm hụt tài chính cơng tăng lên cao gấp 10 lần mức cho phép. Nợ cơng của Ireland là do Chính phủ phải xuất tiền cứu trợ cho hệ thống ngân hàng, biến nợ xấu từ khu vực tư nhân trở thành gánh nặng nợ nần của Chính phủ.

Như vậy, Việc lúng túng của chính phủ trong việc quản lí, xử lí các vấn đề tài chính sẽ ảnh hưởng khơng nhỏ tới việc gia tăng nợ cơng. Nếu khơng tìm ra biện pháp thích hợp thì rất khó tránh khỏi một cuộc khủng hoảng nợ cơng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB khủng hoảng nợ công thế giới và bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 47 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(94 trang)
w