Kinh nghiệm phân tích tài chính của một số ngân hàng trên thế giới và trong nước

Một phần của tài liệu Phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp trong hoạt động cho vay tại NH TMCP quân đội chi nhánh tây đô khoá luận tốt nghiệp 593 (Trang 39 - 43)

7. Bố cục đề tài

1.4. Kinh nghiệm phân tích tài chính của một số ngân hàng trên thế giới và trong nước

1.4.1. Kinh nghiệm của các NHTM Nhật Bản

Với 99,7% các DN Nhật Bản là SMEs, Nhật Bản có bề dày kinh nghiệm đối với việc áp dụng một quy trình tương đối thống nhất tại các NHTM trong việc phân tích BCTC DN mà cụ thể ở đây là DN SME. Năm 2001, Chính phủ Nhật Bản đã thành lập và phát triển đề án Hiệp hội Dữ liệu nền tảng rủi ro tín dụng. Đề án đã thu thập dữ liệu của các DN SMEs tại Nhật Bản từ 52 tổ chức tín dụng, cơng ty xếp hạng tín nhiệm và tạo thành Dữ liệu nền tảng rủi ro tín dụng (The Credit Risk Database - CRD). Các NHTM với tư cách là thành viên CRB có thể dễ dàng truy cập và sử dụng dữ liệu để đánh giá tình hình tài chính của DN. Tính đến ngày 01.07.2015, số lượng các tổ chức tham gia Hiệp hội này đã lên tới 175 thành viên. Các thành viên này đã thu thập dữ liệu của 2.210.000 DN SMEs liên kết và 1.099.000 DN SMEs tư nhân. Với số lượng mẫu tham khảo lớn và nhận được sự hỗ trợ từ Chính phủ; cơ sở dữ liệu đầu vào của các NHTM của Nhật Bản được đánh giá là đáng tin cậy; có tính bao qt và đảm bảo để đánh giá tình hình tài chính các DN SMEs. Mơ hình này cũng đang được nghiên cứu và triển khai tại Thái Lan.

1.4.2. Kinh nghiệm của Ngân hàng TNHH một thành viên HSBC

Khi phát sinh nghiệp vụ PTTC DN, Ngân hàng phải tuân thủ quy trình 3 bước sau dây:

Bước 1: Xây dựng kế hoạch phân tích.

Trong bước này, cần xác định các nội dung cơ bản bao gồm:

- Xác định đối tượng phân tích, thời gian tiến hành phân tích và xây dựng chương trình phân tích.

- Xác định phương pháp phân tích.

Khố luận Tốt nghiệp GVHD: TS. Bùi Tín Nghị

- Xác định hệ thống tiêu chí phân tích áp dụng cho từng đối tượng, mục tiêu phân tích cụ thể.

- Xác định nhân sự, tài liệu và loại thông tin cần thu thập.

Bước 2: Triển khai phân tích.

- Xem xét tư cách DN.

Trên cơ sở các hồ sơ do DN cung cấp, nhân viên tín dụng có trách nhiệm tìm hiểu tư cách của khách hàng như có đủ năng lực pháp lý hay khơng, được thành lập và hoạt động có đúng quy định khơng, ... và đối chiếu với các qui định của pháp luật hiện hành dể xem xét khách hàng có đủ diều kiện kinh doanh và vay vốn hay không.

- Phân tích tình hình sản xuất kinh doanh của DN

Mục đích của việc PTTC của khách hàng là xem xét khả năng thực tế của DN về tiềm lực tài chính, từ đó có kết luận về thực trạng khách hàng có khả năng hoàn trả nợ vay cho Ngân hàng hay khơng. Tình hình tài chính phải đuợc xem xét một cách tỷ mỉ và

có hệ thống ít nhất trong hai năm liên tục (trừ trường hợp khách hàng mới thành lập) để rút ra kết luận tình hình tài chính có lành mạnh hay khơng. Khi phân tích tình hình tài chính của khách hàng HSBC thuờng xét dến các chỉ tiêu theo các nhóm:

(1) Các tỷ số phản ánh khả năng thanh tốn (2) Các tỷ số phản ánh hiệu quả VLĐ (3) Các tỷ số phản ánh hiệu quả TSCĐ;

(4) Các tỷ số phản ánh khả năng sinh lời, hiệu suất sử dụng vốn;

(5) Các chỉ tiêu về địn bẩ y tài chính.

Bước 3: Kết thúc phân tích.

Ở bước này, nhân viên tín dụng sẽ tổng hợp kết quả và dây chính là một phần thông

tin vô cùng quan trọng trong hồ sơ thẩm định tín dụng KHDN của Ngân hàng

1.4.3. Kinh nghiệm của NHTMCP Việt Nam Thịnh Vượng.

Trong quá trình PTTC KHDN, đối với nội dung nhân viên tín dụng tiến hành phân

tích, VP Bank chú trọng đến việc phân tích các chỉ số. Cũng như các ngân hàng khác,

Khoá luận Tốt nghiệp GVHD: TS. Bùi Tín Nghị

VP Bank sử dụng nhiều hệ số tài chính để đánh giá năng lực tài chính của khách hàng. Tuy nhiên, VP Bank đã xây dựng được một hệ thống tiêu chuẩn các chỉ tiêu làm cơ sở đánh giá. Điều này tạo nên sự đồng bộ cho cả hệ thống, giúp cho nhân viên tín dụng khơng phải dựa nhiều vào đánh giá chủ quan, kết quả đánh giá đồng đều và khách quan hơn. Cụ thể, các hệ số thường được sử dụng để phân tích như sau:

- Hệ số tự tài trợ = Vốn chủ sở hữu / Tổng nguồn vốn Tiêu chuẩn: t ≥ 0,3

- Các chỉ tiêu về khả năng thanh toán:

Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn: t ≈ 1 Hệ số thanh toán VLĐ: 0.1 ≤ t ≤ 0.5

Hệ số khả năng thanh toán ngay: t ≥ 0,5

Ngoài ra, trong từng trường hợp áp dụng với từng khách hàng cụ thể mà ngân hàng

sẽ phân tích thêm những hệ số tài chính khác như:

- Hệ số doanh lợi của vốn kinh doanh.

- Hệ số nợ/ Tổng tài sản.

- Hệ số khai thác tài sản.

1.4.4. Bài học kinh nghiệm cho NHTMCP Quân đội

Xuất phát từ kinh nghiệm phân tích của các tổ chức tài chính quốc tế và trong nước, có thể rút ra một số gợi ý cho việc PTTC tại MB Bank như sau:

Một là, xây dựng mới hoặc hoàn thiện, phát triển trung tâm dữ liệu DN (theo mơ hình Nhật Bản - Hiệp hội dữ liệu) tạo cơ sở dữ liệu phong phú cho ngân hàng, một mặt rút ngắn thời gian thu thập dữ liệu, mặc khác đa dạng hóa nguồn dữ liệu qua đó có thơng tin đa dạng về khách hàng, tạo cơ sở đáng tin cậy cho những đánh giá, phân tích DN.

Thứ hai, nếu MB xây dựng được một quy trình chặt chẽ như ngân hàng HSBC sẽ tăng được độ chính xác trong việc đánh giá năng lực tài chính các DN vay vốn tại ngân hàng mình và tạo ra sự cơng bằng cho các DN duợc xếp hạng.

Khoá luận Tốt nghiệp GVHD: TS. Bùi Tín Nghị

Thứ ba, các chỉ tiêu, hệ số đánh giá năng lực tài chính khách hàng khi được hệ thống hóa thành bộ tiêu chuẩn sẽ nâng cao chất lượng kết quả phân tích, VP Bank đã tạo ra một hệ thống tiêu chuẩn riêng để đánh giá khách hàng vừa loại bỏ được những đánh giá chủ quan của nhân viên phân tích mà vẫn có được sự linh hoạt khi bổ sung thêm các chỉ tiêu đối với từng khách hàng riêng

CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG

TMCP QUÂN ĐỘI - CHI NHÁNH TÂY HỒ.

Một phần của tài liệu Phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp trong hoạt động cho vay tại NH TMCP quân đội chi nhánh tây đô khoá luận tốt nghiệp 593 (Trang 39 - 43)