Tín dụng cho phát triển nông nghiệp

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB huy động vốn cho phát triển nông nghiệp từ liêm hà nội (Trang 60 - 63)

Hình 1.1 – Tỷ lệ dƣ nợ tín dụng năm 2011 theo phân ngành kinh tế

2.2.4. Tín dụng cho phát triển nông nghiệp

Trong nền kinh tế thị trường, vốn tín dụng là nguồn vốn quan trọng, lâu dài cung cấp vốn cho mọi hoạt động sản xuất - kinh doanh. Mặc dù dư nợ tín dụng đối với lĩnh vực nơng nghiệp cịn chưa cao nhưng cũng đã đóng góp một phần đáng kể trong việc hỗ trợ nông nghiệp phát triển.

Xác định rõ tầm quan trọng của nguồn vốn tín dụng đối với nơng nghiệp nói chung và nơng nghiệp ven đơ nói riêng, Huyện ủy cũng như ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thơn Từ Liêm đã có nhiều giải pháp đồng bộ nhằm đẩy mạnh cơng tác huy động vốn tín dụng qua hệ thống ngân hàng trên địa bàn do đó tốc độ tăng trưởng nguồn tín dụng khá cao. Hiện nay trên địa bàn huyện Từ Liêm có hai hệ thống tổ chức tín dụng chính cung cấp vốn cho phát triển nơng nghiệp bao gồm: Hệ thống ngân hàng thương mại và Qũy tín dụng nhân dân. Tỷ trọng tín dụng huy động phục vụ sản xuất nông nghiệp chiếm 15% trong tổng vốn dành cho nông nghiệp Từ Liêm.

Trong hệ thống NHTM ở Từ Liêm, Agribank là ngân hàng chủ lực trong huy động và cho vay tín dụng đối với các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh nông nghiệp. Từ năm 2006 - 2011, ngân hàng này đã huy động được lượng vốn khá lớn từ khu vực huyện Từ Liêm (năm 2008 là 311 tỷ đồng). Nguồn vốn huy động được này sẽ một phần được sử dụng cho vay lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn. Theo báo cáo tổng quan của Agribank, đến 31/10/2011 dư nợ cho vay nền kinh tế đạt 421.173 tỷ đồng, ước đạt 432.009 tỷ đồng vào cuối năm 2011.

Bảng 2.3 - Dƣ nợ tín dụng đối với nền kinh tế và tốc độ tăng trƣởng

(Tháng 7/2012)

Nguồn: Website Ngân hàng Nhà Nước

Agribank tiếp tục khẳng định vai trò chủ lực trong đầu tư vốn cho khu vực

nông nghiệp, nông thôn, nông dân với nguồn vốn dành cho “Tam nông” luôn chiếm khoảng 70% tổng dư nợ. Ngân hàng Agribank liên tục triển khai hiệu quả Nghị định 41/2010/NĐ – CP của Chính Phủ về Chính sách tín dụng phục vụ nơng nghiệp, nơng thơn; Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới. Qua số liệu điều tra thực tế của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, vốn vay ngắn hạn tập trung chủ yếu vào chăn nuôi gia cầm, trồng rau, hoa các loại. Vốn vay trung hạn nơng dân sử dụng vào chăn ni, trồng cây có giá trị kinh tế cao như: ba ba, cây cảnh …

Hình 2.4 Tình hình huy động và cho vay tại Agribank Từ Liêm

Ngoài hệ thống Ngân hàng, trên địa bàn Từ Liêm có 2 quỹ tín dụng nhân dân Cầu Diễn và Cổ Nhuế hoạt động đảm bảo an toàn và phát triển khá vững chắc. Hệ thống đã thu hút 3.140 thành viên tham gia, chủ yếu là các hộ sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp… Nguồn vốn hoạt động đạt gần 100 tỷ đồng, trong đó vốn điều lệ đạt 15 tỷ đồng, giải quyết cho gần 2.000 lượt thành viên vay vốn. Doanh số cho vay 5 tháng năm 2012 đạt 30 tỷ đồng tăng 15% so với cuối năm 2011. Bằng nhiều gói cho vay phục vụ sản xuất nơng nghiệp, phát triển nông thôn, kinh doanh theo lãi suất trần theo quy định; đặc biệt là cho vay trả góp hàng tháng với lãi suất phải chăng đã đáp ứng nguyện vọng của đơng đảo bà con có mức thu nhập chưa cao.

Về cơ bản, vốn tín dụng huy động vào phát triển nông nghiệp chủ yếu là vốn ngắn hạn. Lượng vốn tín dụng cho vay trung hạn chiếm tỷ lệ thấp. Điểm nổi bật là không cho vay dài hạn. Điều này, một mặt phản ánh tình trạng thiếu vốn tín dụng trung và dài hạn của hệ thống ngân hàng; ngân hàng chưa thật sự sẵn sàng và chủ động trong việc huy động nguồn vốn tín dụng trung – dài hạn để đẩy mạnh phát triển nông nghiệp do “e ngại” các rủi ro khó có thể kiểm sốt (thiên thai, dịch bệnh, việc người dân dễ dàng rời bỏ lĩnh vực nông nghiệp để tham gia vào các ngành nghề khác…). Mặt khác, nó cũng gián tiếp khẳng định khả năng hấp thụ vốn tín dụng của nơng dân nói riêng, của khu vực nơng thơn nói chung cịn thấp, làm cho ngân hàng chưa thực sự tin tưởng khi cho nông dân vay những khoản vốn trung và dài hạn đủ lớn để đầu tư chiều sâu, phát triển nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Vì vậy, nguồn vốn tín dụng trung và dài hạn cịn rất thiếu so với nhu cầu cần vay vốn của hộ nơng dân.

Nhìn tổng thể, trong những năm qua, cơng tác huy động nguồn vốn tín dụng để phát triển nơng nghiệp ven đơ ở Từ Liêm có chuyển biến theo hướng tích cực, thể hiện trên các mặt:

- Ngân hàng chủ động đảm bảo được nguồn vốn tín dụng cho nơng dân vay. Theo Nghị định 41, doanh số cho vay đạt 356 tỷ đồng. Dư nợ đến 31/08/2012 là

116 tỷ đồng. Tổng số lượt cho nơng dân vay chi phí sản xuất, kinh doanh lĩnh vực nơng nghiệp đạt 474 lượt Vốn huy động vào phát triển chăn nuôi, trồng trọt...

khơng ngừng tăng lên, từng bước góp phần giải quyết tình trạng thiếu vốn trầm trọng trong nơng dân.

- Cơ cấu vốn, số lượng vốn vay và thời gian cho vay dần được đổi mới. Số lượng vốn vay tăng lên trong các khoản vay, cho vay vốn tín dụng trung hạn bước đầu tăng lên, từng bước đảm bảo được thời gian cho vòng quay của vốn, đảm bảo được tính thời vụ của sản xuất nơng nghiệp.

- Nhà nước và các cơ quan tín dụng nhà nước nói chung, các cơ quan tín dụng trên địa bàn Từ Liêm nói riêng đã khơng ngừng hồn thiện các chính sách, thể chế theo hướng thuận lợi hơn cho nông dân vay vốn.

- Ngân hàng thường xuyên đổi mới cả về thủ tục, điều kiện và phương thức vay - trả... cũng như cố gắng tìm nguồn vốn rẻ cho nơng dân vay nhằm hạ thấp chi phí, giảm lãi suất cho vay.

- Bước đầu hình thành và giải quyết tốt mối quan hệ giữa các cơ sở tín dụng với chính quyền địa phương, các đồn thể quần chúng, nhất là Hội nông dân trong việc cho các hộ nông dân vay vốn. Đây là cơ sở góp phần đảm bảo vững chắc cho vốn tín dụng đến đúng địa chỉ, thu hồi vốn cũng như phong tỏa được các nguồn vốn tín dụng khi sử dụng khơng đúng mục đích.

Những đổi mới trong cơng tác huy động vốn tín dụng để phát triển nơng nghiệp đã khơi dậy được tiềm năng của Từ Liêm cũng như sức người, sức của trong mỗi hộ gia đình, mỗi xã, thúc đẩy nền nơng nghiệp ven đơ phát triển mạnh theo hướng sản xuất hàng hóa.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB huy động vốn cho phát triển nông nghiệp từ liêm hà nội (Trang 60 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(116 trang)
w