Hình 1.1 – Tỷ lệ dƣ nợ tín dụng năm 2011 theo phân ngành kinh tế
2.2.1. Huy động vốn ngân sách nhà nước
Huy động vốn ngân sách nhà nước để phát triển nơng nghiệp đóng vai trị rất quan trọng, nó tạo ra "cú hích" ban đầu cho nơng nghiệp phát triển. Trong những năm đổi mới, nguồn vốn huy động vào ngân sách nhà nước trên địa bàn Huyện khơng ngừng tăng lên. Đó là điều kiện đảm bảo vững chắc cho việc huy động nguồn vốn này vào phát triển nông nghiệp ven đô. Nắm rõ được điều này, từ những năm 2000, vốn đầu tư của Ngân sách Nhà nước (theo hạng mục xây dựng cơ bản) vào nơng nghiệp đã ln được chú trọng.
Hình 2.3 – Chi ngân sách nhà nƣớc cho nông nghiệp tại Từ Liêm
Trong giai đoạn năm 2000 – 2006: tổng vốn đầu tư ngân sách Nhà nước vào
nông nghiệp đạt 60.366 triệu đồng - đây là sự ưu tiên lớn đối với nông nghiệp ở Từ Liêm. Mức vốn đầu tư của ngân sách nhà nước tăng, cùng với việc huy động nguồn vốn trong dân đã xây dựng được một số cơng trình hạ tầng cơ sở phục vụ nơng nghiệp như: thủy lợi, giao thơng, mạng lưới điện... Nhìn chung, trong giai đoạn này: cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ nông nghiệp ven đô là tốt hơn những năm trước. Hệ thống dịch vụ như: dịch vụ giống cây trồng, gia súc, gia cầm; dịch vụ vật tư nơng nghiệp (phân bón, thuốc trừ sâu...)... đã từng bước phát huy khả năng của mình. Tuy nhiên, cịn rất nhiều hạng mục cần thiết phải đầu tư để đẩy mạnh cơng nghiệp hóa nơng nghiệp như: chế biến sạch thức ăn gia súc, gia cầm; chế biến nông sản (thịt, rau quả...); phát triển cơng nghệ sinh học trình độ cao để nhân giống cây trồng , vật ni có giá trị kinh tế cao; cơng nghiệp hóa ngành chăn ni; cơ khí hóa một số khâu canh tác... chưa được chú ý đầu tư. Những hạn chế đó ảnh hưởng khơng nhỏ tới khả năng phát triển nơng nghiệp ven đô ở Từ liêm.
Trong giai đoạn 2006 – 2011: Thực hiện phương hướng, nhiệm vụ phát triển
nông nghiệp, nơng thơn Hà Nội; tiếp tục thực hiện chương trình phát triển kinh tế ngoại thành và xây dựng nông thôn mới, vốn đầu tư huy động qua ngân sách nhà nước để phát triển nông nghiệp ở Từ Liêm tăng lên rõ rệt. Tổng vốn ngân sách nhà nước cho huyện Từ Liêm đạt 120.007 triệu đồng, gấp hơn 4 lần thời kỳ 1990 - 1995. Bình quân mỗi năm huy động được 24.601,4 triệu đồng, bằng 8,3%/năm và gấp 1,5 lần so với năm 1995. Riêng vốn đầu tư xây dựng cơ bản của thành phố, bình quân mỗi năm đầu tư 59.240,8 triệu đồng, gấp 1,8 lần so với mức đầu tư của năm 1995. Tỷ trọng vốn đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn ven đô trong tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản của thành phố bình quân đạt 14%, tăng 1,3% so với năm 1995. Trong 2 năm (2006 - 2008) tỷ trọng vốn đầu tư xây dựng cơ bản đạt 18% - 19%. Bên cạnh đó, vốn đầu tư cân đối qua ngân sách huyện tăng khá. Tổng vốn đầu tư trong 6 năm (2006 - 2011) đạt 171.803 triệu đồng, bình quân mỗi năm huy động ngân sách huyện cho nông nghiệp đạt 34.360,6 triệu đồng/năm.
Số vốn huy động từ nguồn ngân sách được đầu tư vào các lĩnh vực chủ yếu (tác động trực tiếp đến phát triển nông nghiệp ven đô) như sau:
Đầu tư cho trại, trạm nông nghiệp: Số vốn trên dùng vào việc cải tạo, nâng
cấp hệ thống giống cây trồng, vật nuôi (giống lợn nạc, hoa quả và rau các loại). Kết quả, đã hình thành được các cơ sở giống: trại lợn giống Cầu Diễn, Trung tâm kỹ thuật rau quả, trại lúa Phú Diễn ... Hàng năm các trung tâm trên đã cung cấp 2.000 lợn giống hậu bị, 0,5 triệu giống cây ăn quả v.v.., góp phần nâng cao năng suất, chất lượng nơng phẩm hàng hóa. Bên cạnh đó, ngân sách nhà nước còn được huy động để đầu tư cho cơ sở mua gom sữa tươi tại trạm Cầu Diễn (Từ Liêm) khoảng hơn 300 triệu đồng. Năng lực thu gom, bảo quản sữa tại trạm bảo đảm 100 - 150 tấn/năm.
Phát triển kết cấu hạ tầng phục vụ nông nghiệp: Đây là lĩnh vực địi hỏi quy
mơ vốn lớn, nơng dân khơng có khả năng đầu tư, thu hồi vốn chậm... Huyện quyết định tăng mức vốn ngân sách cho xây dựng kết cấu hạ tầng nông nghiệp, bao gồm: đầu tư cho thủy lợi; tu bổ đê điều; cải tạo, nâng cấp và xây dựng giao thông nông thôn; xây dựng mạng lưới điện. Trong 6 năm tổng vốn huy động để xây dựng cơng trình thủy lợi đạt 25.445 triệu đồng. Bình quân mỗi năm đầu tư 5.445 triệu đồng. Kết quả đã cải tạo và xây dựng mới 16 trạm bơm tưới tiêu đầu mối, 1 hồ chứa nước, trên 30 km kênh mương được kiên cố hóa, góp phần tăng diện tích tưới thêm 300 ha, tiêu thêm 200 ha; đảm bảo chủ động tưới cho 89% diện tích trồng trọt và tiêu chủ động cho 65% - 70% diện tích thường bị úng vào mùa mưa. Bên cạnh đó, vốn ngân sách đầu tư tu bổ đê điều đạt 35.766 triệu đồng, bình quân mỗi năm huy động được 6.753 triệu đồng. Số vốn trên đã tập trung vào đắp đê, làm kè, tơn cao và cứng hóa mặt đê, đảm bảo an tồn đê điều trong mùa mưa lũ, cải thiện cảnh quan, môi trường cũng như điều kiện đi lại trên mặt đê.
Nâng cấp hệ thống giao thông ven đô, cải tạo hệ thống điện: Vốn ngân sách
nhà nước đầu tư cho giao thông ven đô ở Từ liêm đạt khá. Từ 2006 - 2011 huy động được 50.070 triệu đồng, bình quân mỗi năm huy động 10.214 triệu đồng vào phát triển giao thông nông thôn. Số vốn trên tập trung đầu tư cải tạo, nâng cấp đường liên xã và hỗ trợ một phần đường liên thôn (phần vốn sự nghiệp giao thông cân đối
qua ngân sách huyện). Kết quả đã cải tạo, nâng cấp được 20 km đường liên xã, hỗ trợ xây dựng trên 50 km đường bê tông cấp phối. Ngồi ra, vốn ngân sách cịn dành để cải tạo, nâng cấp và xây dựng hệ thống điện. Từ 2006 - 2011 đã huy động được 8.740 triệu đồng vốn ngân sách vào phát triển hệ thống điện. Kết quả 100% số xã trên địa bàn có điện, tiếp tục cải tạo, nâng cấp hệ thống đường điện hiện có, phấn đấu hạ giá điện năng tiêu thụ ở nơng thơn.
Nhìn chung, việc huy động vốn qua hệ thống ngân sách để phát triển nông nghiệp ven đơ đã có tác động tích cực khơng những đến bản thân ngành nơng nghiệp mà cịn có ảnh hưởng tốt đến khả năng phát triển toàn bộ nền kinh tế Từ Liêm, góp phần đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Tuy nhiên, vốn ngân sách nhà nước cịn đầu tư dàn trải ở nhiều cơng trình, chủ yếu là hạ tầng cơ sở phục vụ nông nghiệp mà chưa chú trọng đầu tư cho sản xuất nhất là công nghiệp chế biến, mở rộng mạng lưới tiêu thụ nông sản.