Dự báo nhu cầu về vốn phát triển nông nghiệp nông thôn giai đoạn 2011 –

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB huy động vốn cho phát triển nông nghiệp từ liêm hà nội (Trang 74 - 77)

Hình 1.1 – Tỷ lệ dƣ nợ tín dụng năm 2011 theo phân ngành kinh tế

3.1.2. Dự báo nhu cầu về vốn phát triển nông nghiệp nông thôn giai đoạn 2011 –

Dự báo nhu cầu vốn là công việc rất phức tạp, đặc biệt dự báo nhu cầu vốn để phát triển nơng nghiệp tính phức tạp cịn tăng gấp nhiều lần. Bởi vì, sản xuất kinh doanh ở khu vực này rất phân tán; kết quả kinh doanh nông nghiệp không chỉ phụ thuộc vào điều kiện kinh tế, điều kiện thị trường mà còn chịu sự tác động lớn của điều kiện tự nhiên, hệ sinh thái...

*Hệ thống đƣờng giao thơng: Kinh phí khái tốn để phát triển đường trục

liên xã: 413.500 triệu đồng (xem Phụ lục 1). Các hạng mục gồm: Đường trục Thượng Cát – Liên Mạc – Thụy Phương: 6km; Đường trục nghĩa trang Thượng Cát ra đường vành đai 4: 4,5 km; Làm mới, cải tạo đường trục xã: 9,8 km; Cải tạo đường trục thơn, xóm: 26,72 km; Xây dựng mới, mở rộng, cải tạo đường ngõ, xóm: 84,69 km; Làm mới, sửa chữa 16 cầu, cống [ 32, tr.51].

*Hệ thống thủy lợi: Kinh phí khái toán 44.650 triệu đồng (xem Phụ lục 2).

Do đơ thị hóa nhanh, hệ thống thủy lợi trên địa bàn huyện bị chia cắt, ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp ven đơ. Huyện chủ trương khơng đầu tư cứng hóa hệ thống kênh mương, mà hàng năm duy trì nạo vét đáp ứng yêu cầu sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của nhân dân [ 32, tr.53]

Huyện sẽ xây dựng mới trạm bơm tiêu úng Cầu Gạch tại xã Tây Tựu (01 trạm; 01 máy bơm; công suất 1.000m3/h); Cải tạo 09 trạm bơm (01 trạm bơm cầu Noi – xã Cổ Nhuế; 08 trạm bơm tại xã Tây Tựu); Lát mái chống sụt lở một số đoạn kênh mương: Tổng số 2.900m2 (7,5km). Cụ thể:

Xã Tây Tựu: 1,35 km gồm các đoạn mương tiêu: từ Nghĩa trang nhân dân

đến sông Pheo; Mương tiêu cửa Đình; Mương tiêu đường dãy dừa: 1,35 km.

Xã Liên Mạc: 1,45km gồm các đoạn: từ điểm vui chơi thôn Đại Cát đến cầu Cụ

tư; Từ đơn vị 701 đến giáp xã Tây Tựu; Từ đường 5 tỷ đến nghĩa trang Hoàng Xá.

Xã Xuân Phương: 3,5km gồm các đoạn: Từ cổng nhà Anh Hải đến đồng

Dâu, từ cổng giếng qua cửa nhà bà Dâu xuống khu lăng thôn Tu Hồng (2km); Xây mương tiêu vịng quanh làng Thị Cấm (1,5km).

Xã Phú Diễn: 1,15km gồm các đoạn: từ ao đình đến cổng xóm đơng xuống

mương tiêu đường liên thơn (0,4km) Từ ao giữa làng Đình Quán đến mương tiêu đường 32 (0,35km); Từ đầu Du đến mương tiêu Xuân Phương (0,4 km).

- Cải tạo nạo vét: 69,7km kênh mương hiện có đảm bảo tưới, tiêu thốt nước trên địa bàn phục vụ nhu cầu sản xuất nông nghiệp ven đô và dân sinh.

*Hệ thống điện: Kinh phí khái tốn: 214.475 triệu đồng (xem Phụ lục 3). Để

số. Xây mới 139 trạm, lắp mới 279km đường dây hạ thế và 5km đường dây cao thế. Cần cải tạo 28 trạm biến áp. Lắp bổ sung: 150 km đường điện chiếu sang [ 32, tr.53]

*Phát triển chợ nơng thơn: Kinh phí khái tốn: 343.461 triệu đồn (xem Phụ

lục 4). Thực hiện rà soát quy hoạch mạng lưới chợ. Tập trung xây dựng mới 16 chợ tại các xã: Thụy Phương ( chợ Thụy Phương); Phú Diễn ( chợ Phú Diễn); Minh Khai ( chợ Phúc Lý, Ngọa Long); Mễ Trì ( chợ Mễ Trì; chợ thơn Phú Đơ; Thượng); Tây Mỗ ( chợ Tây Mỗ; chợ dân sinh Tây Mỗ ( khu vườn Muồng)); Cổ Nhuế (chợ thơn Trù; Hồng 4); Đông Ngạc ( chợ Nhật Tảo); Liên Mạc ( chợ Đại Cát); Tây Tựu ( chợ thơn 1); Mỹ Đình (Nhân Mỹ); Xn Phương (chợ thơn Thị Cấm). Thực hiện xã hội hóa quản lý kinh doanh khai thác chợ. [ 32, tr.55]

*Kinh tế và tổ chức sản xuất: kinh phí khái tốn: 850.834 triệu đồng (xem

Phụ lục 5). Tập trung đầu tư phát triển kinh tế. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ giải pháp ngăn chặn suy giảm kinh tế đảm bảo an sinh xã hội. Thực hiện tốt cơ chế chính sách, tạo điều kiện phát triển sản xuất, tạo việc làm cho người nông dân. Đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển nông nghiệp xanh, sạch, công nghệ cao. Phấn đấu 15/15 xã thu nhập bình quân đầu người gấp 1,5 lần Thành phố. Giảm tỷ lệ hộ nghèo dưới 3%. Phối hợp các nhà khoa học, chuyên gia hàng năm tổ chức tập huấn kỹ thuật cho nơng dân; Xây dựng các mơ hình sản xuất xanh, cơng nghệ cao, cây trồng, vật ni có giá trị kinh tế cao. Đào tạo chuyển đổi nghề cho người nông dân mất đất. Xây dựng làng nghề, khu trưng bày sản phẩm từ nông nghiệp công nghệ cao. Xây dựng các trung tâm thương mại tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân mua bán hàng hóa. Hỗ trợ phát triển các HTX, các trang trại ( TB, yếu). Đào tạo, tập huấn, nâng cao kiến thức cho đội ngũ cán bộ, Ban quản lý các HTX, trang trại trên địa bàn huyện.

*Về văn hóa – xã hội – mơi trƣờng: Khái tốn vốn 1.380.104 triệu đồng

(xem Phụ lục 6), gồm các hoạt động:

Đẩy mạnh công tác bồi dưỡng đào tạo nâng cao kiến thức tay nghề để chuẩn hóa đội ngũ kỹ sư nông nghiệp huyện.

Tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện nếp sống văn minh. Nâng cao chất lượng cuộc vận động. “ Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”. Trọng tâm là xây dựng gia đình văn hóa, làng văn hóa, khu dân cư văn hóa. Thực hiện tốt cơ chế dân chủ ở cơ sở. Tạo tiền đề phát triển làng du lịch, du lịch nông nghiệp sinh thái.

Xử lý chất thải: Thực hiện đề án xã hội hóa Mơi trường giai đoạn 2008 – 2015. Thực hiện tốt các chương trình nước sạch và vệ sinh mơi trường, duy trì nạo vét khơi thơng cống rãnh tại các thơn, ngõ, xóm. Tun truyền nhân dân tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường. [ 32, tr.61]

Tổng nhu cầu vốn để xây dựng thành công một nền nông nghiệp ven đô xanh, sạch, tạo tiền đề cho phát triển nông thôn mới theo quy hoạch của thành phố Hà Nội dự kiến khoảng: 3.247.024 triệu đồng. Đứng trước nhu cầu vốn, đã tạo cho huyện nhiều thách thức như phân tích các nguồn vốn để khai thác, huy động có hiệu quả, tránh gánh nặng cho nguồn NSNN, quản lý, đầu tư các nguồn vốn đảm bảo hiệu quả đúng định hướng đề ra.

Như vậy, với quy hoạch chi tiết thành các vùng nông nghiệp chuyên canh đồng thời cũng đưa Từ Liêm đến những thách thức về huy động vốn và sự đa dạng hóa các nguồn vốn phục vụ cho việc nâng cấp cơ sở hạ tầng, giải quyết ô nhiễm, đào tạo lực lượng lao động, tư duy đổi mới của nông dân … để phát triển nền nông nghiệp ven đô theo hướng xanh và sạch. [ 32, tr.57]

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB huy động vốn cho phát triển nông nghiệp từ liêm hà nội (Trang 74 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(116 trang)
w