Hình 1.1 – Tỷ lệ dƣ nợ tín dụng năm 2011 theo phân ngành kinh tế
2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác huy động nguồn vốn tín dụng vào phát triển nơng nghiệp cịn một số tồn tại như: lượng vốn tín dụng cho nông dân vay đã tăng lên trong các năm nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu vốn tín dụng để phát triển một nông nghiệp ven đô hiện đại, bền vững; cho vay vốn tín dụng trung hạn cịn ở mức thấp; ngân hàng phải sử dụng một phần vốn tín dụng ngắn hạn để cho vay dài hạn dễ dẫn đến rủi ro trong các quan hệ tín dụng của ngân hàng. Thủ tục cho nông dân vay vốn tuy đã được đơn giản hóa nhưng vẫn cịn nhiều vướng mắc; cơng tác tuyên truyền, giới thiệu ngân hàng cho vay hộ sản xuất chưa
tốt nên hầu hết các hộ nông dân chưa nhận thức được đầy đủ các kênh có thể vay được vốn tín dụng; khả năng sử dụng vốn vay của hộ nơng dân cịn hạn chế, có nhiều hộ vay tín dụng sử dụng khơng đúng mục đích. Qua số liệu điều tra đối với các hộ sử dụng vốn vay khơng đúng mục đích cho thấy: có 27,1% số hộ dùng vốn tín dụng bổ sung cho ăn uống, 25% số hộ mua sắm phương tiện sinh hoạt, 2,1% số hộ chơi hụi họ và 4,2% số hộ mua, thuê đất ; nợ quá hạn tại ngân hàng khá lớn. Những tồn tại nêu trên đã hạn chế việc huy động nguồn vốn tín dụng vào phát triển nơng nghiệp ven đơ.
2.3.2.1. Những hạn chế
Một là, Chưa huy động được lượng vốn ngân sách nhà nước đủ mạnh đáp
ứng yêu cầu thực tiễn để phát triển một nền nông nghiệp ven đô hiện đại. Trong những năm qua, vốn ngân sách nhà nước đầu tư cho xây dựng cơ bản ở Từ Liêm tuy có tăng lên về số lượng, nhưng vẫn không đáp ứng được yêu cầu thực tiễn trong việc đầu tư vốn; cơ cấu đầu tư chưa hợp lý. Phần lớn vốn ngân sách tập trung cho xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ nông nghiệp; vốn đầu tư trực tiếp vào sản xuất chưa được quan tâm đúng mức. Ngay trong lĩnh vực đầu tư vào kết cấu hạ tầng phục vụ nông nghiệp cũng chưa đủ mạnh để cải biến một cách cơ bản, đồng bộ lĩnh vực này. Thành thử, các cơng trình thủy lợi bị xuống cấp, năng lực tưới tiêu giảm; hệ thống điện thiếu công suất và tổn hao lớn; hệ thống đường giao thông nông thôn đang xuống cấp, nhất là ở các đường cấp phối... gây cản trở cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng nghiệp ven đơ theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Hai là, Chưa khai thác được triệt để nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư nằm
dưới vàng bạc, đá quý, bất động sản... cũng như vốn tiềm tàng trong các doanh nghiệp vào phát triển nơng nghiệp ven đơ.
Ba là, Vốn tín dụng chưa thực sự trở thành một kênh chủ yếu để huy động
vốn phát triển nơng nghiệp ven đơ; chất lượng tín dụng chưa cao, thủ tục cho vay tuy đã được cải tiến nhưng vẫn còn rườm rà, gây phiền hà cho hộ sản xuất. Đặc biệt, vốn tín dụng cho nơng dân vay chủ yếu là vốn ngắn hạn, khoản vay nhỏ, lẻ khiến nơng dân chỉ có thể mua được những giống cây, vật tư, xăng dầu, phân bón, thuốc
trừ sâu... phục vụ sản xuất giữa hai kỳ thu hoạch. Đây là khoản vay rất cần thiết nhưng chưa đủ để phát triển nền nông nghiệp ven đô chất lượng cao. Vấn đề quyết định là hộ nông dân, các hợp tác xã... phải được vay những khoản tín dụng trung và dài hạn để đầu tư chiều sâu, cải tạo ruộng đồng, xây dựng kênh mương, ứng dụng công nghệ mới cũng như mua sắm được máy móc, thiết bị chế biến, bảo quản sản phẩm sau thu hoạch. Kinh nghiệm cho thấy, chỉ khi nào vốn tín dụng chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu vốn đầu tư (khoảng 75%- 80%) và vốn tín dụng trung và dài hạn chiếm trên 50%; khả năng hấp thụ vốn tín dụng ở khu vực nơng nghiệp, nơng thơn tốt thì khi đó nơng nghiệp, nơng thơn mới phát triển bền vững và làm chỗ dựa vững chắc cho q trình cơng nghiệp hóa. Ở thành phố Hà Nội nói chung, ở Từ Liêm nói riêng cịn tồn tại một nghịch lý là dùng vốn tín dụng ngắn hạn (khoảng 40%) cho vay dài hạn để phát triển nông nghiệp. Xét về bản chất kinh tế, bản thân nó đã hàm chứa tính khơng hiệu quả trong hoạt động đầu tư. Bởi lẽ, cách thức, thời lượng huy động và cho vay vốn tín dụng ngắn hạn khác xa với vốn tín dụng trung và dài hạn (chi phí cả về đầu vào và đầu ra của nguồn vốn tín dụng). Đó là chưa kể đến những sai sót, yếu kém chủ quan khi huy động, cho vay, quản lý và sử dụng nguồn vốn trên.... khi dùng vốn ngắn hạn để cho vay dài hạn chứa đựng rất nhiều rủi ro.
Khó khăn đối với người đi vay vốn: Thơng thường, để tự tiếp cận được nguồn vốn vay ngân hàng người dân phải có tài sản thế chấp; có kế hoạch kinh doanh rõ ràng/khả thi; đã có nhiều phương án kinh doanh thành công trong lĩnh vực vay vốn. Tuy nhiên người dân thường khơng có tài sản thế chấp, tài sản chủ yếu là đất đai phục vụ nông nghiệp trong khi đa phần là đất được Nhà nước giao – trả tiền hàng năm (không thuộc đối tượng tài sản được các Ngân hàng thương mại chấp nhận làm tài sản thế chấp). Với các tài sản khác như giống lúa, vật ni (lợn, gà, bị…), cây trồng… người dân cũng không thể đem thế chấp để vay vốn sản xuất do các NHTM thường đánh giá rủi ro với những loại tài sản đảm bảo trên rất cao: không quản lý được tài sản (do phải đem vào sản xuất), rủi ro về dịch bệnh, rủi ro về bảo quản tài sản (với các giống lúa) & khả năng thanh khoản thấp trong trường hợp phải phát mại tài sản. Ngoài vấn đề về tài sản thế chấp, khó khăn tiếp theo khi
tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng thơng thường đó là mức lãi suất cao. Ngồi ra, một khó khăn khiến các hộ nơng dân khó tiếp cận nguồn vốn vay đó do khơng đủ khả năng lập dự án, phương án sản xuất và thanh toán nợ theo yêu cầu của ngân hàng. Thực tế thời gian qua, không chỉ các hộ nông dân mà các hợp tác xã cũng ít được vay vốn là do không làm sổ sách, phương án kinh doanh không hiệu quả. Trong khi đó, muốn tiếp cận được nguồn vốn vay của ngân hàng, yêu cầu phải có dự án khả thi, sử dụng đồng tiền đúng mục đích, kinh doanh hiệu quả và phải có tài sản thế chấp.
Bốn là, Chưa giải quyết tốt mối quan hệ giữa huy động và cho vay các nguồn
vốn để phát triển nông nghiệp ven đô. Thời gian qua, lượng vốn huy động được từ các nguồn đã tăng lên, do đó vốn dành cho phát triển nông nghiệp ven đô, đặc biệt là vốn để phát triển các dự án, chương trình kinh tế đã bớt eo hẹp. Song trên thực tế, giữa vấn đề huy động và cho vay còn bất cập. Vốn ngân sách nhà nước đầu tư vào các chương trình, dự án cịn mang tính chất dàn đều, giải ngân chậm; vốn tín dụng có thời kỳ cịn bị "đóng băng" tại các ngân hàng thương mại. Trong khi đó nhiều cơng trình, dự án trọng điểm đang cần vốn, nông dân đang thiếu vốn phát triển sản xuất lại phải dừng cơng trình hoặc vay vốn ở thị trường phi chính thức với lãi suất cao làm giảm hiệu quả đầu tư vốn.
Khó khăn đối với người cho vay vốn (các ngân hàng): như đã nói ở trên, về phía ngân hàng việc chấp thuận cho vay vốn đối với lĩnh vực nơng nghiệp nói chung và nơng nghiệp ven đô (thường cho vay các hộ kinh doanh nhỏ lẻ) tiềm ẩn nhiều rủi ro cao: rủi ro về dịch bệnh, rủi ro về khả năng quản lý tài chính của người dân, các khoản vay khơng có tài sản thế chấp… Hơn nữa, với mức lãi suất áp dụng hiện tại khơng nhiều hộ nơng dân có thể bù đắp được chi phí bằng lợi nhuận thuần từ hoạt động nông nghiệp trong khi cho vay với lãi suất thấp, khơng có chính sách bù lãi suất của Nhà nước thì bản thân Ngân hàng khơng thể bù đắp được chi phí hoạt động 2.3.2.2 Nguyên nhân
Kinh tế nông nghiệp ven đô tăng trưởng chậm, thấp hơn hẳn so với các năm trước. Nhiều sản phẩm làm ra không tiêu thụ được do giá bán thấp hơn giá thành
sản xuất, như: đường, sữa, thịt, hoa quả... đã hạn chế sức phát triển sản xuất. Đặc biệt, kinh tế hợp tác trong nơng nghiệp, nơng thơn vẫn cịn yếu kém: vốn tự có khơng lớn, nhất là vốn lưu động, vốn cố định chủ yếu là tài sản cố định của hợp tác xã trước đây, nay xuống cấp nghiêm trọng; trình độ quản lý cũng như năng lực tổ chức sản xuất kinh doanh của Ban quản trị hạn chế, làm giảm lòng tin của xã viên đối với hợp tác xã nơng nghiệp v.v... Những yếu kém trên làm cho tích lũy nội bộ thấp, hạn chế khả năng huy động vốn đầu tư trở lại. Hiện nay, nông nghiệp ven đô đang đứng trước thực trạng: thu nhập thấp - sản xuất không phát triển - sức mua của thị trường thấp - đầu tư thấp - thu nhập thấp. Vòng luẩn quẩn này đã làm chậm q trình phát triển nơng nghiệp ven đơ theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Một là, Công tác vận động, giáo dục thuyết phục nhân dân chưa tốt dẫn đến
chưa khai thác được triệt để nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư vào phát triển nông nghiệp ven đơ, nhất là trong tình hình hiện nay đang tiềm ẩn những nhân tố khủng hoảng và lạm phát. Người dân chưa thực sự đặt niềm tin vào ngân hàng khi gửi những khoản tiền lớn, dài hạn. Mặt khác, ngân hàng chưa thực hiện tốt phương châm "đi vay để cho vay". Trên thực tế nhiều ngân hàng trên địa bàn không nhận tiền gửi dài hạn của nhân dân nên hầu như các ngân hàng đều thiếu vốn cho vay dài hạn. Đặc biệt là, ngân hàng còn ngần ngại đối với những khách hàng là nông dân; chưa phân định rõ ràng, rành mạch khung vốn tín dụng ngắn hạn, trung hạn và dài hạn để xây dựng mức lãi suất vay và cho vay hợp lý. Vì vậy khả năng huy động vốn cịn gặp khó khăn. Ngân hàng chưa làm tốt nhiệm vụ là cầu nối giữa những người cần vốn để mở rộng sản xuất, kinh doanh với những người có tiền và nhiều tiền; giữa ngân hàng với khách hàng là nông dân hay hợp tác xã, doanh nghiệp cần vay những khoản tín dụng trung và dài hạn.
Hai là, Nhiều vấn đề vướng mắc về cơ chế đã được phát hiện nhưng chậm
được đổi mới, thiếu tính hiệu quả, chưa trực tiếp tác động đến kết quả huy động vốn để phát triển nông nghiệp. Chẳng hạn việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho nông dân quá chậm.
Ba là, Chưa xây dựng được một hệ chính sách (chính sách đầu tư, chính sách
giá cả, lãi suất, chính sách tín dụng, chính sách khoa học - công nghệ...) một cách đồng bộ tạo điều kiện thuận lợi cho công tác huy động vốn. Đặc biệt là chưa có chính sách đầu tư tổng hợp, tồn diện có cơ sở khoa học và thực tiễn mang tính chiến lược phát triển nơng nghiệp ở Từ Liêm Hà Nội, do đó cơng tác huy động vốn phát triển lĩnh vực này còn tràn lan, hiệu quả thấp.
Bốn là, Chưa có một cơ chế quản lý vốn đầu tư thống nhất giữa huyện với
các cơ quan, tổ chức tài trợ vốn để phát triển nông nghiệp, dẫn đến quản lý vốn chồng chéo, thất thốt, lãng phí làm giảm hiệu quả đầu tư.
Kết luận chƣơng 2
Từ Liêm là một trong các huyện ngoại thành, Thủ đô Hà Nội. Trong những năm qua, nông nghiệp ven đô ở Từ liêm đã huy động được tổng hợp các nguồn vốn (vốn ngân sách nhà nước, vốn doanh nghiệp, vốn tín dụng, vốn dân cư), với những phương thức huy động đa dạng, phong phú... đã từng bước giải quyết được tình trạng thiếu vốn phát triển nơng nghiệp, góp phần làm thay đổi bộ mặt kinh tế - xã hội. Việc đa dạng hóa các kênh huy động vốn đầu tư phát triển là nét nổi bật trong chương trình huy động vốn phát triển kinh tế hiện nay. Q trình này đã bám sát định hướng nơng nghiệp của Thành phố. Phát hiện và xử lý các vướng mắc về cơ chế huy động và cho vay một cách đơn giản và hiệu quả.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được cịn có những bất cập cần tiếp tục giải quyết để đẩy mạnh huy động vốn vào phát triển nông nghiệp ven đô. Nguồn NSNN chưa đầu tư đủ mạnh để đáp ứng nhu cầu thực tiễn phát triển nền nông nghiệp ven đô hiện đại, chưa khai thác triệt để nguồn nhàn rỗi trong dân cư, chưa giải quyết tốt mối quan hệ giữa huy động và cho vay để nguồn tín dụng thực sự trở thành kênh chủ yếu. Tình hình trên có ngun nhân từ: cơng tác vận động nhân dân chưa tốt, nhiều vướng mắc về cơ chế chậm đổi mới, chưa có chính sách đầu tư tổng hợp và tồn diện, quản lý vốn cịn chồng chéo làm giảm hiệu quả đầu tư phát triển nông nghiệp ven đô.
CHƢƠNG 3