Bối cảnh kinh tế mớ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB huy động vốn cho phát triển nông nghiệp từ liêm hà nội (Trang 72 - 74)

Hình 1.1 – Tỷ lệ dƣ nợ tín dụng năm 2011 theo phân ngành kinh tế

3.1.1. Bối cảnh kinh tế mớ

Việt Nam đang chứng kiến một tốc độ đơ thị hóa cao chưa từng có. Lượng dân cư vào đơ thị đã chiếm tới 28% tổng dân cư tồn quốc và mỗi năm đã có khoảng 1 triệu người vào đơ thị. Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới, Việt Nam là nước có tốc độ đơ thị hóa cao nhất Đơng Nam Á. Riêng Hà Nội dự kiến năm 2020, tỷ lệ đơ thị hóa đạt 55 – 62% và dân số đô thị sẽ là 7,9 – 8,5 triệu người [30, tr.8 ].

Tốc độ đơ thị hóa cao sẽ đặt nơng nghiệp ở các vùng ven đô trước nhiều thách thức như: khả năng đáp ứng hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật đơ thị, lãng phí trong thu hồi và sử dụng đất, đặc biệt là giảm đáng kể diện tích đất nơng nghiệp ở các vùng ven đô dẫn đến giảm sút sản xuất nông nghiệp ở các vùng ven đô này. Dự kiến giai đoạn 2010 – 2020 trong phạm vi vành đai gần, diện tích đất nơng nghiệp sẽ giảm 30% khiến cho việc sản xuất những hàng hóa nơng sản như rau quả, hoa, trái cây, thủy canh, chăn nuôi sẽ giảm. Theo nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Hệ thống nông nghiệp (CASRAD), ở Hà Nội khu vực cung cấp các mặt hàng nông sản đang dịch chuyển dần ra xa nội thành, thậm chí đã tới các tỉnh lân cận.

Để phát triển nông nghiệp ven đô một cách bền vững, cần phải tổ chức sản xuất tại khu vực đơ thị, duy trì hoạt động sản xuất ở vừng ven đơ. Điều đó khơng chỉ là sự cần thiết về mặt kinh tế, mà cịn có ý nghĩa về mặt xã hội.

Theo Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của Thành phố Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, tổ chức khơng gian đơ thị Hà Nội theo mơ hình chùm đơ thị, với trung tâm là khu vực nội thành Hà Nội hiện nay và một trong những hướng mở rộng, phát triển đô thị trung tâm là về phía Tây. Như vậy trong

thời gian 20 – 30 năm tới, trên địa bàn thành phố Hà Nội sẽ diễn ra q trình đơ thị hóa mạnh mẽ, trong đó bao gồm cả huyện Từ Liêm.

Theo định hướng Quy hoạch chung của Thủ đô đến năm 2030 tầm nhìn 2050, quy hoạch phát triển nơng nghiệp Từ Liêm đến năm 2020 chia thành 2 giai đoạn gắn với 2 q trình tác động của nhịp độ đơ thị hóa. Giai đoạn đầu từ nay đến 2015, chịu ảnh hưởng của tổ chức không gian phát triển kinh tế xã hội đối với vùng ngoại vi thành phố. Giai đoạn từ sau 2016 trở đi, phát triển nông nghiệp Từ Liêm chịu sự ảnh hưởng của tổ chức không gian phát triển kinh tế xã hội đối với khu vực nội thị thành phố Hà Nội.

Giai đoạn 2006 – 2015, các xã có sản xuất nơng nghiệp của Từ Liêm vẫn là một trong những địa chỉ cung cấp nguồn thực phẩm an tồn và có chất lượng cho khu vực nội thị; đồng thời cũng là không gian để điều tiết quy mô phát triển dân số cho nội thị và các dịng di dân nơng thôn, cải thiện môi trường sinh thái và tạo bầu khơng khí trong lành, tổ chức các khu nghỉ dưỡng – du lịch. Tuy nhiên, đơ thị hóa dẫn đến mất nhiều đất nơng nghiệp, nếu khơng có kế hoạch điều chỉnh đồng bộ sẽ dẫn đến tình trạng đình trệ, phá vỡ cơ cấu nông nghiệp ven đô. Thu hồi đất nông nghiệp phải song hành cùng việc tổ chức tái định cư và có phương hướng cụ thể trong đào tạo nghề cho đối tượng bị mất đất. Đơ thị hóa địi hỏi phải nâng cao sản lượng cũng như chất lượng nguồn thực phẩm cung cấp cho nội thị mà vấn đề an toàn thực phẩm của các sản phẩm nông nghiệp đối với dân cư trở thành một yêu cầu cấp bách. Sau giai đoạn này, Từ Liêm sẽ được phân định một cách rõ ràng thành hai khu vực: Khu vực phát triển đơ thị có diện tích 4016,75 ha và khu vực ngồi đơ thị (ven đơ) có diện tích 3498,5 ha gồm các xã Thượng Cát, Liên Mạc, Tây Tựu, Minh Khai, Xuân Phương, Tây Mỗ, Đại Mỗ. Khu vực này dự kiến sẽ hình thành vành đai xanh theo dọc vành đai 4 của đơ thị trung tâm.

Như vậy, vùng nơng nghiệp phía bắc chủ yếu phát triển cây ăn quả đặc sản, trồng hoa tươi, cây dược liệu, các loại rau gia vị, chăn ni gia cầm có giá trị kinh tế cao. Đầu tư theo chiều sâu, phát triển vùng chuyên canh, kết hợp nông nghiệp với phát triển du lịch sinh thái. Vùng nơng nghiệp phía nam chủ yếu phát triển lúa đặc

sản, trồng nấm và một số loại rau, nuôi trồng thủy sản với xu hướng phát triển sản xuất tập trung và sẵn sàng nhường đất cho phát triển đô thị và xây dựng các khu công nghiệp.

Quy hoạch các vùng trồng trọt, sản xuất tại Từ Liêm dự kiến:

Vùng sản xuất lúa: sản xuất lúa giống, lúa đặc sản tập trung tại các xã: Tây

Mỗ, Đại Mỗ, Xuân Phương.

Vùng trồng hoa: tập trung tại các xã Thượng Cát, Tây Tựu, Liên Mạc, Thụy Phương. Vùng trồng cây ăn quả, cây lâu năm: tập trung tại các xã: Minh Khai, Phú

Diễn, Xuân Phương.

Vùng sản xuất rau: tập trung tại các xã Minh Khai, Phú Diễn, Liên Mạc tập

trung sản xuất rau an toàn, rau sạch.

Vùng trồng màu, cây ngắn ngày: tập trung tại Liên Mạc, Thượng Cát. Vùng trồng cây dược liệu: tập trung tại Liên Mạc, Thượng Cát.

Vùng nuôi trồng thủy sản: tập trung tại Tây mỗ, Xuân Phương cùng với hệ

thống mặt nước, kênh mương trong huyện kết hợp nuôi trồng thủy sản và phục vụ phát triển nông nghiệp.

Sau năm 2015, sản xuất nông nghiệp của huyện chỉ tập trung vào 3 vùng chuyên canh: Vùng sản xuất hoa, cây cảnh: 500 ha tập trung ở vùng hoa xã Tây Tựu, Thượng Cát. Vùng trồng cây ăn quả, cây lâu năm: tập trung ở Minh Khai, Phú Diễn, Xuân Phương, khoảng 400 ha. Vùng sản xuất rau an toàn: 100 ha tại các xã Liên Mạc Minh Khai. Đặc biệt phát triển vùng hoa Tây Tựu ( tổng đầu tư hơn 100 tỷ đồng với quy mơ diện tích trồng hoa theo quy hoạch là 359, 65 ha), phát triển cùng cây ăn quả, du lịch sinh thái đơ thị ở phía Tây thủ đơ, tại làng sinh thái du lịch Phú Diễn.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB huy động vốn cho phát triển nông nghiệp từ liêm hà nội (Trang 72 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(116 trang)
w