So sánh hệ thống công nghệ ngânhàng cũvà mới

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ NH điện tử tại NHTMCP ngoại thương việt nam khoá luận tốt nghiệp 511 (Trang 32 - 44)

1 Khả năng bảo mật và toàn vẹn dữ liệu Thấp

________________________________Cao

2 Mơ hình xử lý tập trung_____________ Khơng đáp ứng Đáp ứng

3 Khối lượng giao dịch lớn____________ Không đáp ứng Đáp ứng

4 Quản lý khách hàng quan hệ

__________________________________ Không đáp ứng Đáp ứng

5 Giao dịch 24/24

__________________________________ Không đáp ứng Đáp ứng

6 Xử lý đa tệ và xử lý tỷ giá hàng ngày

cũng như giao dịch đa tệ_____________ Không đáp ứng Đáp ứng

7 Quyết tốn mọi thời điểm (Chỉ có thể thựcKhơng đáp ứng

hiện vào 31/12)

Đáp ứng 8

Đổi mới quy trình giao dịch, chữ ký điện tử, chứng từ điện từ. Tăng năng suất_____________________________

Không đáp ứng Đáp ứng

9 Khả năng không hạn chế số lượng

truy cập__________________________ Khơng đáp ứng Đáp ứng

10 Tính tích hợp

___________________________________________________Thấp _______________Cao

11 Backup, phục hồi dữ liệu tự động_____ Thấp

_________________

Cao

_______________

12 Đồng bộ hóa hệ thống______________ Khơng đáp ứng Cao

(Nguồn: Nghiệp vụ ngân hàng, TS. Nguyễn Minh Kiều, NXB Thống kê)

Có thể nói, cơng nghệ ngân hàng đang được xem là một thứ vũ khí cực mạnh trong cạnh tranh. Các NHTM cần không ngừng đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật,xây dựng một kết cấu công nghệ thông tin hiện đại, bởi một lẽ công nghệ lạc hậu sẽ dẫn tới chỗ diệt vong.

23

Nguồn vốn đầu tư

Như đã phân tích ở trên, các dịch vụ NHĐT đều gắn liền với yếu tố khoa học cơng nghệ nên địi hỏi một lượng vốn đầu tư rất lớn. Chẳng hạn như để có thể kết nối dữ liệu giữa các chi nhánh trong một ngân hàng đồng bộ, các ngân hàng phải có hệ thống cơ sở dữ liệu tập trung, được quản lý bằng một hệ thống máy tính với phần mềm tương thích, mà chi phí cho các phần mềm cơng nghệ hiện đại là không hề nhỏ... Ngoài ra, ngân hàng cũng cần phải mua sắm các trang thiết bị, công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực. để đảm bảo hoạt động dịch vụ được thông suốt, cung cấp các dịch vụ điện tử đa dạng gần gũi và dễ sử dụng tới khách hàng.

Nguồn nhân lực

Các ngân hàng với xu hướng ứng dụng khoa học kỹ thuật cao vào lĩnh vực hoạt động của mình thì yếu tố con người khơng mất đi vai trị của mình mà ngược lại ngày càng đóng vai trị quan trọng hơn. Cơng nghệ cao cho phép giảm số lượng cán bộ hoạt động trong hệ thống ngân hàng, nhưng địi hỏi rất cao về trình độ nghiệp vụ và kỹ năng cơng tác của mỗi cán bộ. Đầu tiên, nhân viên ngân hàng phải là những người có kiến thức chun mơn, am hiểu các nghiệp vụ và là những người năng động, sáng tạo, có tác phong của cán bộ trong thời đại mới. Đồng thời, họ cũng cần phải có thái độ niềm nở, thân thiện, chu đáo, nhiệt tình để có thể thu hút và giữ chân các khách hàng sử dụng dịch vụ NHĐT của ngân hàng. Bên cạnh thái độ ứng xử với khách hàng, đạo đức nghề nghiệp thì khả năng làm chủ được cơng nghệ là một trong những điều kiện tiên quyết để phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại. Để đạt được điều đó, các cán bộ ngân hàng cần được đào tạo tốt về công nghệ thông tin và truyền thông để cung cấp các ứng dụng cần thiết, đáp ứng yêu cầu hỗ trợ và chuyển giao các tri thức kỹ thuật thích hợp. Thiếu các kỹ năng làm việc với cá thiết bị hiện đại, hạn chế về khả năng sử dụng tiếng Anh cũng là những trở ngại cho việc phát triển các dịch vụ e-Banking.

Năng lực điều hành quản trị

Năng lực quản trị điều hành của Ban lãnh đạo ngân hàng cũng là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng ảnh hưởng tới sự phát triển của hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động NHĐT nói riêng. Những người đứng đầu này sẽ đưa ra những chiến lược phát triển hiệu quả, nhằm định hướng cho tổ chức và sử dụng, khai thác một cách tốt nhất các nguồn lực như con người, tài sản, tài chính. cũng như tận

24

dụng các cơ hội nhằm đạt được những mục tiêu đã đề ra theo đúng luật định và thông lệ xã hội. Sự phát triển dịch vụ NHĐT cũng không ngoại lệ, phải gắn liền với chất lượng điều hành của mỗi ngân hàng, đảm bảo cho sự phát triển ổn định, bền vững và kiểm soát được.

1.3. KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ

TẠI MỘT

SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM

1.3.1. Kinh nghiệm phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại một số nước

trên thế giới

Trên thế giới, “Ngân hàng điện tử”hay còn được gọi là e-Banking được coi là một xu hướng tất yếu để phát triển ngân hàng bán lẻ, đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ,

duy trì và mở rộng khách hàng. E-Banking tạo ra các kênh giao dịch thay thế giúp cho ngành ngân hàng vượt qua được được những hạn chế mà hình thức dịch vụ Ngân hàng truyền thống khơng thể làm được. Chính vì vậy, các ngân hàng trên thế giới luôn hướng tới việc phát triển các dịch vụ NHĐT gắn kết với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thơng tin hiện đại thơng qua mạng tồn cầu Internet, điện thoại di động máy tính,.., khơng ngừng tăng cường và đưa ra các dịch vụ NHĐT tiện lợi, nhanh gọn để thúc đẩy quá trình hội nhập, thu hút khách hàng cũng như giành giật cơ hội trong kinh doanh.

E-Banking, đặc biệt là Internet Banking ra đời đã làm thay đổi hoàn toàn cách sống và cách làm việc của tất cả mọi người, dĩ nhiên là bởi những tiến bộ mà chính nó mang lại. Do đó, sau khi xuất hiện lần đầu tiên tại Mỹ vào năm 1995, khi phần mềm Quicken của công ty Intuit được triển khai, thu hút 16 ngân hàng lớn nhất nước Mỹ tham gia thì đến nay, e-Banking đã và đang được nhân rộng ra ngoài nước Mỹ đến tất cả các châu lục khác. Đi đầu tất nhiên vẫn là nước Mỹ, tiếp đến là các nước châu Âu và tiếp sau đó là các quốc gia và vùng lãnh thổ như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Hồng Kông, Đài Loan...

Tại Mỹ, hầu hết các ngân hàng cung ứng dịch vụ trên Internet, trong đó số lượng các Ngân hàng thực hiện giao dịch điện tử trên các website ngày càng tăng lên. Trung bình mỗi ngày, một ngân hàng trên Internet ở Mỹ thu hút được hơn 10000 khách hàng. Năm 2008, thanh toán trực tuyến chiếm 85% tổng thanh toán trong khi

25

ngân hàng ngoài việc đẩy mạnh phát triển hệ thống thanh toán điện tử, dịch vụ trực tuyến Internet Banking thì cịn mở rộng phát triển các kênh giao dịch điện tử như Phone Banking, Mobile Banking... Tại châu Âu, 55% số lượng bảo lãnh, cầm cố tại ngân hàng được thực hiện qua hệ thống Phone Banking, là công cụ hỗ trợ đắc lực cho khách hàng trong hoạt động tư vấn dịch vụ, thực hiện giao dịch tại ngân hàng. Trong khi đó có 60% số lượng khách hàng thường xuyên sử dụng Internet để giao dịch với Ngân hàng tính đến năm 2006. Và những con số này vẫn tiếp tục tăng cho đến thời điểm hiện tại.

Ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, e-Banking cũng được phát triển từ rất sớm tại nhiều nước như Trung Quốc, Hồng Kông, Singapore. Từ đầu những năm 90, dịch vụ NHĐT đã xuất hiện tại Hồng Kơng và phải đến 1/8/2000 thì dịch vụ Internet Banking mới bắt đầu được cung cấp tại đây bởi ngân hàng HSBC. Dịch vụ Ngân hàng trực tuyến này cũng được đưa vào triển khai ở Singapore từ năm 1997 và đến nay các ngân hàng lớn tại nước này đều cung cấp dịch vụ Internet Banking . Tại Trung Quốc, đến năm 2000, Ngân hàng Trung Ương nước này mới khuyến khích sử dụng các dịch vụ ngân hàng qua Internet nhưng đã có rất nhiều chính sách cải cách cũng như chiến lược để phát triển lĩnh vực này. Còn ở Thái Lan, Internet Banking được đưa vào hoạt động từ năm 2001.

Cũng theo Hiệp hội thông tin điện tử quốc tế vừa công bố báo cáo cho hay hiện nay mỗi ngày có khoảng 3 tỷ người trên toàn cầu sử dụng dịch vụ Internet. Đến cuối năm 2014, có khoảng 44% số hộ dân trên tồn thế giới kết nối Internet, tăng 14% so với 4 năm trước đó và 7 tỷ thuê bao di động tương đương với dân số toàn cầu.Với đà phát triển của cơng nghệ thơng tin như vậy thì trong vịng vài năm tới thanh toán trực tuyến sẽ trở thành phương thức thống lĩnh, khi đó các sản phẩm và dịch vụ NHĐT sẽ được sử dụng phổ biến ở hầu hết các nước trên thế giới và dự tính số người sử dụng dịch vụ này sẽ còn tăng lên gấp nhiều lần.

1.3.2. Một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Xu thế phát triển dịch vụ NHĐT trên thế giới cùng những lợi ích thiết thực mà dịch vụ này đem lại càng chứng tỏ việc các NHTM Việt Nam đầu tư và phát triển các loại hình dịch vụ NHĐT là một hướng đi đúng đắn, phù hợp với mục tiêu và tiến trình hiện đại hóa ngân hàng. Tuy nhiên, để đưa phương thức thanh tốn khơng dùng tiền mặt

26

tiễn đi trước của các nước trên thế giới, Việt Nam cần phải rút ra những kinh nghiệm để tạo điều kiện tốt nhất cho phát triển dịch vụ ứng dụng công nghệ hiện đại này:

Một là, hệ thống pháp luật phải phù hợp, tạo điều kiện cho các dịch vụ NHĐT

phát

triển. Quy định của pháp luật cần mang tính mở để các bên cung cấp, sử dụng dịch vụ NHĐT có thể cập nhật các tiến bộ khoa học vào hoạt động của mình.

Hai là, trình độ phát triển cơng nghệ là một trong những điều kiện quan trọng

để phát triển thành công dịch vụ NHĐT.Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật cần phải được nâng cấp để việc triển khai các dịch vụ trở nên khả thi hơn ở các vùng miền, đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa.

Ba là, dịch vụ NHĐT muốn phát triển phải kết hợp được hài hòa 3 nhân tố:

người sử

dụng (khách hàng), người cung cấp dịch vụ (ngân hàng) và nhân tố môi trường.

Bốn là, nhu cầu, thói quen sử dụng dịch vụ ngân hàng của khách hàng đối với

các dịch vụ ngân hàng truyền thống cần có sự thay đổi. Do một thời gian dài quen với các dịch vụ ngân hàng truyền thống, cách giao dịch trực tiếp tại quầy, thêm vào đó, mức độ hiểu biết về các ứng dụng của công nghệ tin học trong các tầng lớp dân cư không phải ai cũng giống nhau nên phần đông các khách hàng ở nông thơn và ở độ tuổi trung niên thường có tâm lý e dè khi tiếp xúc với các dịch vụ NHĐT. Và vấn đề cho các NHTM Việt Nam là làm thế nào để quảng bá, tuyên truyền, giới thiệu các dịch vụ NHĐT tới khách hàng để họ hiểu được các tiện ích mà các dịch vụ này mang lại, qua đó góp phần thay đổi nhận thức của khách hàng để họ tin dùng vào các sản phẩm dịch vụ NHĐT nhiều hơn.

Năm là, sự cạnh tranh giữa các NHTM, đặc biệt là giữa ngân trong trong nước

và ngân hàng nước ngoài đã buộc các ngân hàng không chỉ nỗ lực cải thiện các dịch vụ truyền thống mà cịn phải khơng ngừng nghiên cứu, phát triển các dịch vụ mới để đủ sức thu hút và giữ chân khách hàng bằng nhiều biện pháp như: tổ chức, cơ cấu lại phù hợp với ngân hàng hiện đại, tích cực trong việc đầu tư nguồn nhân lực và cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật cho việc cung ứng các dịch vụ mới đồng thời phải hướng sự tham gia

27

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương 1 đã trình bày khái quát những vẫn đề lý luận cơ bản của dịch vụ Ngân hàng điện tử. Với những tiện ích của sản phẩm Ngân hàng điện tử cho thấy phát triển dịch vụ này tại các ngân hàng thương mại Việt Nam trong xu thế hội nhập hiện nay là tất yếu khách quan. Tuy nhiên, dịch vụ Ngân hàng điện tử cũng có một số hạn chế và để phát triển dịch vụ này cần có sự hiểu biết, chấp nhận của khách hàng, đồng thời phải có một khn khổ pháp lý phù hợp và sự đầu tư về công nghệ, nguồn nhân lực... Bên cạnh đó là những bài học kinh nghiệm từ sự phát triển dịch vụ tại một số quốc gia tiêu biểu trên thế giới, góp phần quan trọng cho việc triển khai thành công dịch vụ Ngân hàng điện tử tại Việt Nam.

Đây chính là những kiến thức nền tảng, là cơ sở cho việc phân tích thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam sẽ được trình bày ở chương 2 của bài khóa luận.

28 CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM

2.1. KHÁI QUÁT VỀ SỰ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NHĐT TẠI CÁC

NHTM VIỆT NAM

Hiện nay, các NHTM Việt Nam đang trong cuộc chạy đua cải tiến công nghệ, đẩy

mạnh đầu tư cơ sở kỹ thuật... ứng dụng phát triển dịch vụ NHĐT để nâng cao năng lực cạnh tranh không chỉ trong nước mà cịn trước sức ép từ phía các ngân hàng nước ngoài với

những sản phẩm, dịch vụ hiện đại với tiềm lực tài chính lớn mạnh.

Dịch vụ ngân hàng điện tử xuất hiện ở Việt Nam từ đầu những năm 1990. Năm 1992, giao dịch thanh tốn qua máy tính điện tử đầu tiên ở Việt Nam là tại Ngân hàng Công thương. Tiếp theo là Vietcombank, các ngân hàng khác và NHNN. Cho đến tháng 3-1995, e-Banking bắt đầu có sự tham gia của hệ thống thanh toán liên ngân hàng quốc tế - SWIFT (Society for Worldwidde Interbank Financial Telecommunications). Vào thời kỳ đầu này, việc thanh tốn tài chính trực tuyến qua mạng cho các dịch vụ ngân hàng ở Việt Nam cịn vơ cùng non trẻ. Cả nhân viên ngân hàng lẫn khách hàng sử dụng vẫn cịn nhiều bỡ ngỡ trước hệ thống máy tính điện tử. Trang chủ của các ngân hàng vẫn còn nghèo nàn về cả nội dung lẫn hình thức, chủ yếu giống như một tờ quảng cáo và các thông tin về ngân hàng thì rất chung chung. Trong khi đó, trang chủ của các ngân hàng liên doanh và nước ngoài như ANZ, HSBC, Citibank đã cung cấp dịch vụ tỷ giá hối đối trực tuyến hay kết nối với các trang thơng tin nổi tiếng nhằm thu hút khách hàng.

Tuy nhiên, từ năm 2000 trở về sau, các ngân hàng trong nước cũng đã tăng cường áp dụng nhiều hình thức khác nhau của e-Banking để phục vụ khách hàng tốt hơn, giúp giảm nhiều chi phí, làm cho lượng tiền tệ của quốc gia lưu thông dễ dàng hơn và đã đạt được những thành công nhất định. Năm 2001, lần lượt các ngân hàng tung ra thị trường dịch vụ Internet Banking. Điển hình là ACB khai trương dịch vụ ngân hàng tại nhà bằng việc hợp tác với công ty phát triển phần mềm và truyền thông

29

bắt đầu áp dụng các dịch vụ cơ bản của e-Banking. Đến cuối năm 2002, ACB lại phối hợp

với VASC phát triển và đưa vào thử nghiệm dịch vụ Mobile Banking. Năm 2002 cũng là

năm ra đời dự thảo Luật Thương mại điện tử Việt Nam và Quyết định 44 của Chính Phủ

cơng nhận chữ ký điện tử trong chuyển tiền điện tử.

Từ đó đến nay, nhiều NHTM nước ta đã mạnh dạn đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin, hiện đại hóa cơng nghệ ngân hàng, tập trung phát triển dịch vụ e-Banking, đặc biệt là Internet Banking. Hiệp hội ngân hàng Việt Nam cho biết có khoảng 40 ngân hàng cơng bố đã triển khai hệ thống Internet Banking ở các mức độ khác nhau. Mạnh mẽ nhất là Internet Banking của một số ngân hàng lớn như Vietcombank trong khối quốc doanh hay Techcombank đứng đầu khối NHTMCP. Bên cạnh ACB, Vietcombank, Techcombank là những Ngân hàng đi đầu trong lĩnh vực này thì các NHTM cổ phần khác như Vietinbank, Sacombank, Eximbank, Đông Á... cũng đã nỗ lực triển khai các dịch vụ NHĐT như: Internet Banking, Phone Banking, Mobile Banking,... để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Theo ước tính, chỉ trong 3 năm, đến cuối năm 2013, số người sử dụng dịch vụ Internet Banking đã tăng 45%. Riêng trên địa bàn các tỉnh, gần như tất cả câc ngân hàng đều triển khai e- Banking dưới nhiều hình thức khác nhau, phù hợp với chiến lược cũng như nhu cầu của đối tượng khách hàng mà mình nhắm đến.

Có thể thấy E-Banking là một bước tiến thực sự của các NHTM Việt Nam trước sức ép rất lớn của tiến trình hội nhập tồn cầu về dịch vụ ngân hàng. Đứng về phía khách hàng, e-Banking đã mang lại những lợi ích thiết thực: nhanh chóng - an tồn - thuận tiện chính là những ưu thế lớn mà mơ hình ngân hàng “hành chính” truyền thống

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ NH điện tử tại NHTMCP ngoại thương việt nam khoá luận tốt nghiệp 511 (Trang 32 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(102 trang)
w