Giải pháp phát triển dịch vụ NHBL tại SHB chi nhánh Thái Bình

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ NH bán lẻ tại NHTMCP sài gòn hà nội chi nhánh thái bình khoá luận tốt nghiệp 497 (Trang 87 - 89)

3.2.1. Tiếp tục hoàn thiện bộ máy bán lẻ theo hướng “NHBL hiện đại”

Yêu cầu cấp thiết đặt ra là chi nhánh phải khẩn trương bổ sung các phòng ban còn thiếu, đặc biệt là ở bộ phận tín dụng tránh việc một nhân viên làm kiêm nhiệm nhiều vai trò để gảm thiểu rủi ro trong HĐKD bán lẻ, kiểm soát được tỷ lệ nợ xấu. Đồng thời xây dựng một đội ngũ nhân viên chuyên về mảng marketing bán lẻ cho ngân hàng. Hồn thiện được mơ hình sẽ giúp chi nhánh chun mơn hóa được từ khâu

bán hàng, thẩm định cho đến quản lý rủi ro.

3.2.2. Nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng.

Quản lý tốt rủi ro nhằm đảm bảo an toàn hoạt động cho hệ thống và nâng cao hiệu quả về mặt tài chính, đồng thời cũng tạo sự an tâm, tin tưởng cho KH. Các giải pháp cụ thể:

- Tăng cường cơng tác kiểm sốt quản lý rủi ro tín dụng: Nhằm chun mơn hóa và giảm thiểu rủi ro, chi nhánh phải đảm bảo tách bạch rõ ràng giữa chức năng

quản lý rủi ro và chức năng kinh doanh.

- Xây dựng hệ thống chấm điểm KHCN để phân tích và định lượng rủi ro. Đây là một trong những căn cứ để quyết định cấp hạn mức tín dụng.

- Nâng cao bảo mật dữ liệu bằng cách thường xuyên hiện đại hóa hiện thống lưu trữ dự phịng dữ liệu và kiểm tốn nội bộ liên tục

3.2.3. Đa dạng hóa đồng đều các SPDV trong danh mục bán lẻ

Tích cực phát triển các SPDV mới thuộc mảng dịch vụ chuyển tiền, bảo lãnh, đầu tư và PNRR, quản lý tiền tệ và tài khoản theo hướng tạo được sự khác biệt so với

các SPDV của ngân hàng khác nhằm một mặt đáp ứng toàn diện nhu cầu của các khách hàng và thu hút được khách hàng mới, mặt khác là tạo điều kiện “lội ngược dòng” gia tăng tốc độ tăng trưởng thu nhập từ hoạt động dịch vụ thanh toán, bảo lãnh.

3.2.4. Thực hiện giải pháp marketing hiệu quả hướng tới các kháchhàng hàng

Quy mô cung ứng SPDV bán lẻ ra thị trường chịu sự ảnh hưởng không hề nhỏ

của các chiến lược marketing. Vì vậy mà SHB cần thực hiện những giải pháp marketing sao cho đạt được hiệu quả tối ưu nhất như:

- Tổ chức quảng bá, ra mắt những chương trình khuyến mại về SPDV mà chi nhánh đang cung cấp, về những tiện ích và những lợi ích mà khách hàng

được hưởng

khi sử dụng dịch vụ ...

- Thường xuyên cập nhật nhu cầu và ý kiến phản hồi của KH; tích cực đo lường mức độ hài lịng của KH khi sử dụng dịch vụ của ngân hàng.

- Đề xuất SPDV mới phù hợp với yêu cầu thị trường mà chi nhánh đang hoạt động, bổ sung tính năng của những SPDV đã có đến Hội sở chính nhằm nâng

cao sức

cạnh tranh của sản phẩm.

3.2.5. Mở rộng và nâng cao chất lượng mạng lưới phân phối.

3.2.6. Nâng cao chất lượng cán bộ nhân viên

Chất lượng cán bộ nhân viên quyết định đến rất nhiều chất lượng cung cấp SPDV bán lẻ của chi nhánh. Vì những nguồn nhân lực này chính là đầu mối để gắn kết ngân hàng với KH. Mặt khác, phần lớn các nhân viên mới của chi nhánh đêu rất trẻ tuổi nên học hỏi và nắm bắt rất nhanh. Do đó, chi nhánh nên mạnh dạn đầu tư cho

những nhân sự mới tham gia những khóa học đào tạo, huấn luyện chuyên sâu về kĩ năng bán hàng cũng như bổ sung về mặt kiến thức chuyên môn, kết hợp với học hỏi kinh nghiệm thực tế của những cán bộ, nhân viên ngân hàng đã có kinh nghiệm lâu năm nhằm tạo ra một đội ngũ nhân viên bán lẻ chuyên nghiệp kể cả trong tư duy và cách làm.

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ NH bán lẻ tại NHTMCP sài gòn hà nội chi nhánh thái bình khoá luận tốt nghiệp 497 (Trang 87 - 89)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(100 trang)
w