Khuyến nghị với nhà nước

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển nguồn nhân lực tại NHTMCP quân đội chi nhánh trần duy hưng khoá luận tốt nghiệp 710 (Trang 91)

Biểu đồ 2.1 Số lao động đuợc cử đi đào tạo phân theo đối tuợng

3.3. ĐIỀU KIỆN ĐỂ THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP

3.3.1. Khuyến nghị với nhà nước

- Hoàn thiện pháp luật về tiền luơng: do hầu hết các văn bản quy định về chế độ chính sách tiền luơng, BHXH còn nằm rải rác ở nhiều văn bản luật khác nhau, chua đuợc hệ thống hóa gây khó khăn chung cho cơ quan nhà nuớc, đơn vị hành chính sự nghiệp, doanh nghiệp. Để các doanh nghiệp, đơn vị có thể thuận tiện hơn trong việc tìm hiểu, thu thập, nghiên cứu và thực hiện thì nhà nuớc cần có cơ chế chính sách đảm bảo thống nhất và nhất quán các quy định, văn bản hơn nữa.

- Chi phí cho cơng tác đào tạo nghề trong doanh nghiệp không nên chịu thuế

thu nhập doanh nghiệp vì đây là một khoản đầu tu mang lại giá trị gia tăng nhiều nhất cho chính doanh nghiệp.

3.3.2. Khuyen nghị với cá C bộ, ba n, ngành

Một là, xây dựng chiến luợc đào tạo nguồn nhân lực: Để thực hiện đuợc điều

này, thiết nghĩ NHNN cần nghiên cứu xây dựng chiến luợc đào tạo nguồn nhân lực chất luợng cao, giao cho hai cơ sở đào tạo có uy tín ở trong nuớc trực thuộc NHNN là Học viện Ngân hàng và Đại học Ngân hàng TP.HCM làm đầu mối giúp NHNN nghiên cứu xây dựng chiến luợc nguồn nhân lực cho ngành ngân hàng. Theo đó, cần dự báo nguồn nhân lực trong từng thời kỳ để có kế hoạch đào tạo; xây dựng chuơng trình đào tạo khung trên cơ sở chuẩn mực quốc tế; xây dựng bộ giáo trình chuẩn theo tiêu chuẩn ở những quốc gia phát triển có chỉnh sửa cho phù hợp trong điều kiện cụ thể ở VN; chuẩn hóa đội ngũ giảng viên, cán bộ viên chức ngành ngân hàng...Các truờng đào tạo nguồn nhân lực cho ngành ngân hàng cần xây dựng chỉ tiêu tuyển sinh phù hợp với nhu cầu thị truờng, không nên đào tạo chạy theo số luợng mà bỏ qua đến chất luợng đào tạo, từ đó dẫn tình trạng cung lớn hơn cầu lao động.

Hai là, đổi mới phuơng pháp dạy và học, tạo môi truờng học tập nghiên cứu

lành mạnh cho sinh viên: để có nguồn nhân lực chất luợng tốt thì đào tạo nguồn nhân lực từ ghế nhà truờng có ý nghĩa vô cùng quan trọng cho phát triển ngành ngân hàng, vì đây chính là nguồn lực cung ứng cho ngành ngân hàng. Vì thế, các cơ sở đào tạo cần tiếp tục đổi mới phuơng pháp đào tạo, coi nguời học là trung tâm, nâng cao ý thức tự học, khả năng tu duy sáng tạo, khả năng nghiên cứu độc lập của nguời học; giáo dục toàn diện cho sinh viên cả về kiến thức chuyên môn, kiến thức bổ trợ, cũng nhu giáo dục tu tuởng, đạo đức, lối sống và thể chất cho sinh viên.

Ba là, đầu tu cơ sở vật chất kỹ thuật, có chính sách uu đãi đối với các cơ sở

giáo dục đào tạo và đội ngũ giảng viên: để thực hiện đuợc điều này thì rất cần đuợc sự quan tâm đầu tu nhiều mặt của Nhà nuớc cho giáo dục đại học nhu đầu tu về cơ sở vật chất kỹ thuật, chính sách tiền luơng, khen thuởng cho đội ngũ giáo viên để từ đó đội ngũ nhà giáo có thể tồn tâm, toàn ý cho sự nghiệp giáo dục đào tạo. Bên cạnh đó, Chính phủ cần có những chính sách động viên, khuyến khích để các doanh nghiệp đóng góp cho sự nghiệp giáo dục đào tạo và các doanh nghiệp cũng cần chủ

động, có trách nhiệm đóng góp về cơ sở vật chất và kỹ năng thực tế cho các cơ sở đào tạo. Huy động các nguồn vốn để phát triển hệ thống truờng học chất luợng cao; thu hút đầu tu thành lập truờng Đại học Quốc tế có chất luợng; uu tiên đầu tu ngân sách cho phát triển nhân lực; duy trì và phát triển các đề án đào tạo nhân lực chất luợng cao; khai thác, sử dụng hiệu quả các nguồn vốn đầu tu theo chủ truơng xã hội hóa, vốn FDI, ODA, NGO, tín dụng thuơng mại uu đãi cho ngành giáo dục.

Bốn là, mở rộng đào tạo và hợp tác quốc tế nguồn nhân lực: Quá trình hội

nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, để tiếp cận với trình độ khoa học của các nuớc tiên tiến trên thế giới, cũng nhu đẩy mạnh giao luu học hỏi giữa các ngân hàng của các nuớc; thiết nghĩ các cơ sở đào tạo chuyên ngành tài chính ngân hàng, NHNN và các NHTM cần quan tâm hơn nữa đến việc gởi cán bộ cơng nhân viên của mình đi đào tạo, giao luu học hỏi tại các cơ sở đào tạo, ngân hàng trung uơng và các NHTM ở một số nuớc có nền kinh tế phát triển. Qua học hỏi, cán bộ sẽ tiếp thu đuợc những kiến thức, kinh nghiệm của bạn để có thể ứng dụng vào thực tiễn ở VN. Tiếp tục mở rộng liên kết và hợp tác với các truờng đại học, đặc biệt là các truờng đại học danh tiếng trên thế giới để đào tạo đại học và sau đại học chuyên ngành tài chính ngân hàng, quản trị kinh doanh, từ đó đào tạo ra đuợc nguồn lao động có trình độ chun mơn cao cho ngành ngân hàng.

Năm là, khẩn truơng xây dựng một bộ quy tắc chuẩn về chức danh các công

việc ngân hàng, tiêu chuẩn nghề nghiệp ngân hàng: hiện nay, đa số các ngân hàng trên thế giới đã áp dụng một cách phổ biến nhung ở VN chua đuợc nhiều ngân hàng xây dựng. Cho nên, NHNN và các NHTM cần khẩn chuơng nghiên cứu xây dựng bộ quy tắc về chức danh công việc và tiêu chuẩn nghề nghiệp ngân hàng, từ đó làm cơ sở cho việc huớng đến việc tiêu chuẩn hóa cán bộ ngành ngân hàng theo các cấp độ đào tạo khác nhau cho từng vị trí cơng việc.

Sáu là, đẩy mạnh hợp tác giữa cơ sở đào tạo và các ngân hàng nhu là trình bày ở

trên; suy cho c ng, các truờng đào tạo ra nguồn nhân lực là làm việc ở các ngân hàng, doanh nghiệp và các tổ chức khác. Do đó, các cơ sở đào tạo cần mở rộng hợp tác với các ngân hàng để chuyển giao khoa học cơng nghệ. Về phía các ngân hàng, hỗ trợ các sinh viên, giáo viên thực tập những kiến thức, tình huống xử lý trong thực tế, từ đó giúp

cho sinh viên ra trường có thể vào làm việc ngay, khơng cần phải đào tạo lại nghiệp vụ. Các ngân hàng nên chủ động tham gia đào tạo nguồn nhân lực theo đơn đặt hàng với các trường, viện nghiên cứu, có thể trực tiếp cử chuyên gia ngân hàng vào giảng dạy một số chuyên đề; cấp học bổng cho sinh viên có thành tích học tập tốt, tuyển dụng những sinh viên đạt tiêu chuẩn ngay sau khi ra trường.

Bảy là, thành lập cơ quan chuyên môn dự báo nguồn nhân lực: nhằm tránh tình

trạng thừa, hoặc thiếu nguồn nhân lực nói chung, nguồn nhân lực có chất lượng cao nói riêng, thiết nghĩ Chính phủ giao cho NHNN thành lập một cơ quan chuyên môn, cơ quan này chuyên nghiên cứu về nhu cầu nguồn nhân lực ngành ngân hàng để dự báo nguồn nhân lực trong một giai đoạn nhất định, qua đó khuyến nghị cho các cơ sở đào tạo và người dân biết được nhu cầu nguồn nhân lực ngành ngân hàng trong một giai đoạn nhất định, dựa vào thông tin này, các cơ sở đào tạo có thể xem xét, quyết định số lượng đào tạo, ngành nghề đào tạo và người dân căn cứ vào nhu cầu và khả năng của mình để có thể định hướng nghề nghiệp của mình trong tương lai.

Tóm lại: để hệ thống ngân hàng có thể phát triển nhanh và bền vững, từng

bước theo kịp các quốc gia phát triển trên thế giới thì hệ thống ngân hàng rất cần có một đội ngũ cán bộ đủ mạnh, trong đó nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong những yếu tố không thể thiếu. Hy vọng những giải pháp đã đề xuất, nếu được triển khai áp dụng đồng bộ sẽ phát triển được nguồn nhân lực có chất lượng cho hệ thống ngân hàng ở VN trong thời gian tới nói chung và cho MB nói riêng.

3.3.2. Khuyến nghị với MB

Một là, tuyển dụng nguồn nhân lực: Dựa trên chiến lược phát triển của toàn

ngành, nhu cầu tuyển dụng của hệ thống Ngân hàng TMCP Quân đội, đưa ra chính sách tuyển dụng khoa học để thu hút nguồn nhân lực thực sự có chất lượng; khi tuyển dụng cần xem xét khả năng nhân sự cho từng vị trí tuyển dụng, phát hiện ra sở trường của mỗi cá nhân để bố trí vào vị trí phù hợp, từ đó người được tuyển dụng có thể phát huy được hết năng lực, sở trường của mình. Cơng tác tuyển dụng cần phải được thực hiện công khai, minh bạch, dân chủ, khách quan, cơng bằng, có như vậy mới tuyển được nguồn nhân lực thực sự có chất lượng vào làm việc trong hê thống ngân hàng.

Hai là, đổi mới cơ chế thi đua, khen thưởng: Xây dựng cơ chế thi đua, khen

thưởng trong toàn hệ thống dựa trên năng suất, chất lượng và hiệu quả công việc được giao để xây dựng và đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ, trên cơ sở đó đưa ra cơ chế phân phối tiền lương phù hợp nhằm động viên người lao động làm việc có năng suất, chất lượng; khen thưởng xứng đáng đối với những lao động có trình độ chuyên môn cao, đóng góp lớn đối với ngân hàng. Bên cạnh đó có cơ chế phạt, thậm chí sa thải đối với những cán bộ khơng đáp ứng được yêu cầu cơng việc, suy thối về đạo đức, lối sống ảnh hưởng đến uy tín của MB.

Ba là, đào tạo, đào tạo lại đội ngũ cán bộ: MB cần thường xuyên đào tạo, đào

tạo lại đội ngũ các bộ cơng nhân viên, ngồi những kiến thức cơ bản, các văn bản chỉ đạo của ngành ngân hàng, cần đào thêm kiến thức về pháp luật, kỹ năng bán hàng, kiến thức về quản lý, kỹ năng giao tiếp... đồng thời, quan tâm hơn nữa tới việc đào tạo ngoại ngữ cho đội ngũ cán bộ cơng nhân viên.

KẾT LUẬN

Tìm ra và nhận thức được một hướng đi mới, chính là yếu tố xung đột tạo nên nền tảng của sự thành công, sự đột phá trong doanh nghiệp. Mà yếu tố con người tạo nên nền tảng cho sự phát triển bền vững. Trong thời gian qua Ngân hàng TMCP Quân đội đã và đang thực hiện những chiến lược nhằm phát triển nguồn nhân lực, thu được một số thành quả nhất định như thu hút được đội ngũ lao động trình độ cao, trẻ năng động nhiệt tình, ln sẵn sàng cống hiến hết mình vì sự phát triển của ngân hàng. Nhưng bên cạnh đó đào tạo và phát triển nguồn nhân lực còn nhiều hạn chế.

Phát triển nguồn nhân lực là một giải pháp quan trọng giúp doanh nghiệp thực hiện được các mục tiêu phát triển và vượt qua những thách thức của hội nhập kinh tế. Phát triển nguồn nhân lực là nhiệm vụ trọng tâm chiến lược lâu dài nhưng cũng cần có kế hoạch cụ thể trước mắt nhằm đảm bảo cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.

Khóa luận đã hệ thống hóa những lý luận về phát triển nguồn nhân lực và đã nêu ra một cách tổng quát về nội dung, phương pháp và cách tiếp cận về phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp và ngân hàng thương mại. Tác giả cũng đã đã thu thập thơng tin, tìm hiểu và phân tích thực trạng phát triển nguồn nhân lực trong Ngân hàng TMCP Quân đội chi nhánh Trần Duy Hưng, chỉ ra những mặt hạn chế tồn tại trong cơng tác này. Qua đó ta thấy rằng khơng phải bộ phận nhân sự mà Ban lãnh đạo chi nhánh cũng có vai trị trách nhiệm về phát triển nguồn nhân lực, khơng có chính sách và chiến lược phát triển nguồn nhân lực rõ ràng. Công tác quản lý đào tạo, phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp còn nhiều bất cập. Trên cơ sở đó khóa luận đề ra những giải pháp cơ bản để phát triển nguồn nhân lực đáp ứng mục tiêu của MB Trần Duy Hưng đến năm 2020: Gia tăng số lượng nguồn nhân lực, Hoàn thiện cơ cấu nguồn nhân lực, nâng cao năng lực nguồn nhân lực, Nâng cao động lực thúc đẩy người lao động.

Phát triển nguồn nhân lực vừa là mục tiêu vừa là động lực để tạo ra sự phát triển bền vững cho doanh nghiệp. Nhận thức rõ tầm quan trọng của việc phát triển

nguồn nhân lực, MB Trần Duy Hung đã và đang cố gắng cải tiến, hoàn thiện chiến luợc phát triển nguồn nhân lực để đảm bảo đáp ứng tốt nhất những yêu cầu trong thời kỳ mới, theo xu huớng phát triển chung của đất nuớc. Đóng góp một phần vào cơng cuộc xây dựng hạ tầng kỹ thuật và thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội.

Khóa luận tập trung nghiên cứu, phân tích, đua ra những giải pháp đối với những nội dung cơ bản nhất nhằm góp phần phát triển nguồn nhân lực tại MB Trần Duy Hung. Kính mong nhận đuợc sự đóng góp ý kiến của quý Thầy, Cô giáo và những nguời quan tâm./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu, giáo trình

1. Trần Xuân Cầu, Mai Quốc Chánh (2011). Giáo trình kinh tế nguồn nhân lực. Trường đại học Kinh tế Quốc dân. NXB đại học Kinh tế Quốc dân.

2. Mai Quốc Chánh (1999) “Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

3. Doanh nhân tự học. (2009). Mô tả công việc, yêu cầu chuyên môn và các tiêu chuẩn hồn thành cơng việc. Quản trị nguồn nhân lực trong DNVVN. MPDF Nhà xuất bản trẻ.

4. Nguyễn Xuân Dũng (2009). “Đào tạo nghề: Tiếp tục đổi mới cho mục tiêu phát triển bền vững”, tạp chí Kinh tế và phát triển, số 140 tháng 2/2009

5. Trần Khánh Đức (2010), Giáo dục và đào tao: Phát triển nguồn nhân lực trong thế kỷ XXI, NXB Giáo dục, Hà Nội.

6. Nguyễn Minh Đường - Bồi dưỡng và đào tạo lại đội ngũ nhân lực trong điều kiện mới - Chương trình KHCN cấp Nhà nước KX - 07 Đề tài KX - 07- 14, Hà Nội 1996.

7. Phạm Minh Hạc (1996) “ Vấn đề con người trong công cuộc đổi mới” Chương trình khoa học - Cơng nghệ cấp nhà nước KX07

8. Bùi Hiền (2001) Từ điển giáo dục học, NXB Từ điển Bách Khoa, HN.

9. Đinh Việt Hòa (2009) “Phát triển nguồn vốn nhân lực - Chiến lược tối ưu của nhà lãnh đạo”Tạp chí khoa học ĐHQGHN, Kinh tế và kinh doanh.

10. Võ Xuân Hồng (2004) “Lựa chọn phương pháp đào tạo nhân viên cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam”, Tạp chí phát triển Kinh tế, số 161 tháng 3/2004

11. Nguyễn Đắc Hưng, Phạm Xuân Dũng (2004) Nhân tài trong chiến lược phát

triển quốc gia, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

12. Nguyễn Đắc Hưng (2007) “ Phát triển nhân tài chấn hưng đất nước”, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

13. Nguyễn Mai Hương (2011) “ Kinh nghiệm của một số quốc gia Châu Á về phát triển nguồn nhân lực trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế - Bài học cho Việt

nam”, Tạp chí khoa học Đại học QGHN, khoa học xã hội và nhân văn ,27, 52- 58.

14. Phạm Văn Kha (2007) Đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực trong nền kinh tế thị trường Việt Nam, NXB Giáo dục.

15. Lê Thị Ái Lâm (2003) Phát triển nguồn nhân lực thông qua giáo dục và đào tạo - Kinh nghiệm Đông A, NXB Khoa học xã hội

16. Quách Thị Hồng Liên “Bàn về công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp hiện nay”, Tạp chí Ngân hàng.

17. Lê Thị Mỹ Linh (2009) “Phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong qua trình hội nhập kinh tế” Luận án Tiến sĩ. Đại học Kinh tế Quốc dân.

18. Nguyễn Lộc (2010) “Một số vấn đề lý luận về phát triển nguồn nhân lực” Tạp chí khoa học giáo dục.

19. Nguyễn Văn Long “Phát huy nguồn nhân lực bằng động lực thúc đẩy” Tạp chí khoa học cơng nghệ, số 4 năm 2010.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển nguồn nhân lực tại NHTMCP quân đội chi nhánh trần duy hưng khoá luận tốt nghiệp 710 (Trang 91)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(104 trang)
w