Ngân hàng thương mại và bài học cho NHTMCP Công Thương Việt Nam
1.3.1. Kinh nghiệm của Wells Fargo
Wells Fargo là một trong những ngân hàng lớn nhất thế giới với mạng lưới chi nhánh trải rộng toàn cầu. Lợi nhuận thu về từ hoạt động TTQT của Wells Fargo những năm gần đây luôn ở ngưỡng hàng trăm triệu USD. Wells Fargo đạt được thành công này là nhờ một phần không nhỏ của việc QTRRHĐ trong TTQT hiệu quả. Nhận thấy xu hướng các doanh nghiệp ưa dùng phương thức chuyển tiền trong TTQT, cùng với đó là tình hình tội phạm lừa đảo trong phương thức này ngày càng gia tăng cả về số lượng và độ tinh vi nên Wells Fargo đã kịp thời đưa ra những giải pháp nhằm bảo vệ khách hàng cũng như ngân hàng. Wells Fargo nhận thấy hiện nay có hai cách thức lừa đảo phổ biến trong phương thức chuyển tiền:
- Tội phạm giả danh/hack mail đối tác của công ty, thực hiện ký hợp đồng và yêu cầu thanh toán trước khi giao hàng.
- Tội phạm giả danh/hack mail/gọi điện giả giọng Lãnh đạo của công ty và yêu cầu nhân viên thanh toán gấp một khoản tiền cho đối tác.
Ở cả hai cách thức này, tội phạm đều yêu cầu chuyển khoản cho một số tài khoản mới nhưng tên chủ tài khoản vẫn là đối tác cũ của cơng ty đó. Các thị trường mà tội phạm thường chọn để mở tài khoản là Mỹ, Anh, Hồng Kông và Trung Quốc bởi những tập quán thanh tốn hoặc luật pháp của các nước này cịn có nhiều bất cập. Ở Mỹ, Anh hay Hồng Kông chỉ cần khớp số tài khoản lập tức ngân hàng người thụ hưởng báo có cho khách hàng nên tội phạm có thể lập tức rút tiền mặt ngay. Cịn tại Trung Quốc, để được thối hối thì cần có quyết định của tịa án nước này nên dù kịp thời phát hiện ra lừa đảo cũng rất khó để địi lại được tiền.
Tuy là ngân hàng miễn trách nhiệm với các khoản chuyển tiền bị lừa đảo như thế này nhưng khơng tránh khỏi việc ảnh hưởng đến uy tín của ngân hàng khi khách hàng bị lừa đảo. Với loại rủi ro mà gần như không thể khắc phục khi đã xảy ra này thì biện pháp duy nhất là tìm cách ngăn chặn và đó là cách mà Wells Fargo đã thực hiện. Họ đào tạo khách hàng để chính khách hàng phát hiện được lừa đảo bằng cách gửi tặng khách hàng những clip hướng dẫn xử lý những giao dịch nghi ngờ. Họ chỉ cho khách hàng thấy những chiêu thức lừa đảo và dấu hiện nhận biết lừa đảo, cụ thể như sau:
(1) Tội phạm thường giả danh những đối tác lâu năm của cơng ty và đã có lịch sử thay đổi số tài khoản hay ngân hàng mở tài khoản. Chúng đưa ra lý do đối tác đang bị kiểm toán, tài khoản ngoại tệ cũ đã hết giới hạn nhận.
(2) Tội phạm theo dõi và giả dạng lãnh đạo công ty đang đi công tác yêu cầu nhân viên thực hiện chuyển khoản gấp, yêu cầu giữ bí mật.
(3) Số tài khoản chúng yêu cầu thường là của cá nhân thay vì doanh nghiệp
(4) Tài khoản mới được mở tại ngân hàng ít tên tuổi và/hoặc tại các nước có kẽ hở về tập quán thanh tốn và luật pháp để gây khó khăn cho việc u cầu thối hối khi phát hiện lừa đảo.
1.3.2. Kinh nghiệm của NHTMCP Ngoại Thương Việt Nam
Kết quả hoạt động tại Ngân hàng Ngoại Thương trong những gần đây cho thấy có rất nhiều RRHĐ phát sinh trong phương thức nhờ thu và tín dụng chứng từ. Một trong những biện pháp để hạn chế được họ sử dụng là liệt kê ra các rủi ro thường gặp, sắp xếp theo mức độ rủi ro giảm dần như sau:
2 Số tiền thanh toán bởi ngân hàng thu hộ thấp hơn rất nhiều so với giátrị nhờ thu/trị giá chiết khấu bởi ngân hàng Ngoại Thương 3 Ngân hàng thu hộ khơng có thực
4 Người mua khơng nộp tiền thanh tốn tính đến hạn thanh tốn bộchứng từ trả chậm 5 Khơng địi được phí dịch vụ từ ngân hàng nhờ thu khi gửi trả bộ chứngtừ cho họ
Mức rủi ro Loại rủi ro
Khi là ngân hàng thơng báo
1 Sai sót của bưu điện/dịch vụ chuyển phát
2 Bị khiếu kiện vì thơng báo hoặc chuyển tiếp chậm 3 Sai sót trong việc xác định tính chân thực của L/C
Khi là ngân hàng xác nhận
1 Khơng phát hiện sai sót của L/C do bất cẩn 2 Gửi chứng từ không theo quy định của L/C
3 Chứng từ bị bất hợp lệ về thời gian xuất trình chứng từ do L/C quy địnhhạn hiệu lực tại nước ngoài
Khi là ngân hàng phát hành
1 Người mở L/C khơng nộp tiếp phần tiền cịn lại/vỡ nợ/phá sản/ mất khả năng thanh tốn
2 NHĐCĐ khơng trả lại tiền khi ngân hàng Ngoại Thương địi vì phát hiệnbộ chứng từ bất hợp lệ 3 Khách hàng khiếu kiện Ngân hàng Ngoại Thương về việc xác định tìnhtrạng chứng từ hợp lệ do sự bất cẩn của nhân viên 4 Giá cả hàng hoá biến động bất lợi
5 Có tranh chấp liên quan đến việc bảo lãnh nhận hàng
6 Phát hành bảo lãnh nhận hàng nhưng khơng thể kiểm sốt toàn bộ B/L
Nguồn: Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam
Từ sự sắp xếp trên, Ngân hàng Ngoại Thương đưa ra các giải pháp cụ thể để hạn hoặc khắc phục hậu quả của RRHĐ.
1.3.3. Bài học kinh nghiệm rút ra
Mỗi NHTM trên thế giới đều có những quy trình QTRRHĐ khác nhau cịn RRHĐ trong TTQT thì ngày càng đa dạng, phức tạp nên việc học hỏi kinh nghiệm từ những ngân
hàng khác là vơ cùng hữu ích đối với tất cả NHTM nói chung và NHTMCP Cơng Thương Việt Nam nói riêng. Từ kinh nghiệm của hai ngân hàng nói trên có thể rút ra những bài học vô cùng quý báu cho NHCT:
Một là, bài học về đa dạng hóa các biện pháp hạn chế rủi ro, không chỉ tập trung
đào tạo nâng cao kỹ năng cán bộ ngân hàng hay hồn thiện quy trình hoặc nâng cấp hệ thống cơng nghệ mà cịn cần phải nâng cao khả năng nhận biết rủi ro của chính khách hàng. Cần phải sẵn sàng tư vấn, giúp đỡ, thậm chí đào tạo khách hàng về cơng tác phịng chống rủi ro về tội phạm lừa đảo, cấm vận hay tài trợ khủng bố. Để từ đó phối hợp với khách hàng cùng hạn chế rủi ro một cách triệt để nhất.
Hai là, bài học về việc thống kê các RRHĐ đã và có thế gặp phải trong quá trình
thực hiện TTQT để chuẩn bị sẵn những kịch bản từ trước, tạo sự chủ động trong việc xử lý/khắc phục tổn thất. Nhờ đó, mức tổn thất được đưa về ngưỡng tối thiểu. Mặt khác, việc lường trước những rủi ro có thể xảy ra cịn giúp rà sốt, nhìn nhận ra những lỗ hổng trong quy trình, hệ thống hay quản lý, đào tạo cán bộ để kịp thời khắc phục hay đề xuất/hoàn thiện những biện pháp QTRRHĐ hiệu quả hơn.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG RỦI RO HOẠT ĐỘNG VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO HOẠT ĐỘNG TRONG THANH TỐN QUỐC TẾ TẠI
NHTMCP CƠNG THƯƠNG VIỆT NAM