Cơ cấu tổ chức quản lý rủi ro hoạt động trong thanh toán quốc tế

Một phần của tài liệu Rủi ro hoạt động và quản trị rủi ro hoạt động trong hoạt động thanh toán quốc tế tại NH TMCP công thương việt nam khoá luận tốt nghiệp 655 (Trang 50 - 55)

2.3. Quản trị rủi ro hoạt động trong thanh toán quốc tế tại NHTMCP Công Thương Việt

2.3.2.Cơ cấu tổ chức quản lý rủi ro hoạt động trong thanh toán quốc tế

Sơ đồ 2.1 Mơ hình tổ chức quản lý rủi ro hoạt động của Ngân hàng Cơng Thương

Chú thích:

• Khối KHDN: Khối Khách hàng doanh nghiệp • TTTTTM: Trung tâm Tài trợ Thương Mại • Phịng ĐCTC: Phịng Định chế tài chính

2.3.2.1. Cơ cấu tổ chức

Công tác QLRRHĐ của NHCT gồm 3 vịng kiểm sốt:

Vịng kiểm soát 1 bao gồm các đơn vị/bộ phận kinh doanh, dịch vụ, hỗ trợ và vận

hành tại Trụ sở chính, Trung tâm Tài trợ thương mại và các chi nhánh; là tuyến phòng thủ đầu tiên, chủ động và chịu trách nhiệm trực tiếp trong việc thực hiện thành lập bộ phận, phân công cán bộ chịu trách nhiệm thực hiện cơng tác QLRRHĐ, có các cơ chế giám sát để đảm bảo công tác QLRRHĐ được triển khai thực tế, hiệu quả phù hợp với mơ hình hoạt động kinh doanh của đơn vị, báo cáo trực tiếp đến NHCT trong trường hợp có nguy cơ hoặc phát sinh RRHĐ.

Vịng kiểm sốt 2 gồm Phòng QLRRHĐ tại Trụ sở chính; có nhiệm vụ phối hợp

chặt chẽ với các đơn vị tại Vịng kiểm sốt 1 để đảm bảo RRHĐ được xác định, quản lý, báo cáo phù hợp với chính sách của NHCT; là tuyến phịng thủ thứ hai, độc lập với các đơn vị, bộ phận thuộc Vịng kiểm sốt 1, chủ động và chịu trách nhiệm trực tiếp trong việc thực hiện:

- Tuyên truyền văn hóa QLRRHĐ;

- Tham mưu xây dựng, phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai, giám sát vận hành, kiểm tra tính tuân thủ của chính sách, quy định, quy trình, báo cáo về RRHĐ.

Vịng kiểm sốt 3 bao gồm các đơn vị thuộc bộ máy Kiểm toán nội bộ tại Trụ sở

chính; chịu trách nhiệm chính trong việc rà sốt, đánh giá độc lập cơng tác QLRRHĐ của NHCT; đảm bảo phát hiện các yếu kém tại đơn vị và xác định rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động QLRRHĐ; đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao tính hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ, hiệu lực của quy định QLRRHĐ.

2.3.2.2. Trách nhiệm và quyền hạn

a. Hội đồng quản trị:

- Phê duyệt, ban hành và định kỳ hằng năm rà sốt chiến lược, chính sách và quy định nội bộ về QLRRHĐ, đảm bảo tính ổn định, minh bạch, tồn vẹn của chính sách nội bộ, quy định về QLRRHĐ của NHCT.

- Thiết lập, phê duyệt cơ cấu tổ chức, quyền hạn và trách nhiệm của các đơn vị, bộ phận, cá nhân trong việc triển khai thực hiện quy định và chính sách nội bộ về QLRRHĐ. Cử một thành viên trong HĐQT giám sát công tác QLRRHĐ.

- Giám sát hoạt động của BĐH trong việc triển khai các định hướng chiến lược, mục tiêu và quy định về QLRRHĐ một cách hiệu quả, tồn diện ở tất cả các cấp thơng qua các cuộc họp định kỳ.

b. Ủy ban quản lý rủi ro thuộc Hội đồng quản trị:

- Rà soát các đề xuất từ BĐH về chính sách QLRRHĐ trình HĐQT phê duyệt. - Rà sốt, đánh giá tồn diện sự tn thủ chính sách về QLRRHĐ; Rà sốt các báo

cáo về cơng tác QLRRHĐ định kỳ/đột xuất do BĐH đệ trình.

- Giám sát BĐH trong việc tuân thủ pháp luật liên quan, yêu cầu bổ sung chỉnh sửa chính sách về QLRRHĐ nếu cần thiết.

c. Ban điều hành:

- Đệ trình UBQLRR/HĐQT xem xét, phê duyệt chính sách, quy định QLRRHĐ trong từng thời kỳ.

- Ban hành và định kỳ rà sốt cập nhật quy trình QLRRHĐ.

- Phân công nhiệm vụ, trách nhiệm cụ thể cho các cá nhân, đơn vị có liên quan đến cơng tác QLRRHĐ

- Tổ chức, triển khai thực hiện các quy định, quy trình về QLRRHĐ, xác định vai trị trách nhiệm của các phòng ban liên quan, đảm bảo thực hiện tốt công tác QLRRHĐ.

- Phân cơng một thành viên trong BĐH, chính thức phụ trách chuyên trách trực tiếp công tác QLRRHĐ.

- Chịu trách nhiệm trước HĐQT về kết quả triển khai các chính sách, quy định, quy trình QLRRHĐ.

d. Ban rủi ro:

- Rà sốt và đệ trình BĐH/UBQLRR/HĐQT xem xét, phê duyệt chính sách QLRRHĐ trong từng thời kỳ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Chịu trách nhiệm đề xuất lịch trình và nội dung các cuộc họp của UBQLRR liên quan đến QLRRHĐ.

- Trực tiếp tổ chức thực hiện, chỉ đạo, kiểm tra việc tuân thủ các quy định về QLRRHĐ.

- Ban hành các văn bản hướng dẫn, cảnh báo, thông báo liên quan đến công tác QLRRHĐ.

- Phê duyệt các báo cáo định kỳ và đột xuất trong công tác QLRRHĐ của NHCT gửi NHNN và các cơ quan chức năng.

e. Phòng Quản lý rủi ro hoạt động:

- Tham mưu, xây dựng các chính sách, quy định, quy trình, hướng dẫn về QLRRHĐ trình HĐQT/BĐH/Ban rủi ro phê duyệt.

- Thường xuyên cập nhật các thay đổi pháp lý tại Việt Nam và các thị trường NHCT có hoạt động để rà sốt, cập nhật, chỉnh sửa chính sách, quy định, quy trình, hướng dẫn về QLRRHĐ tại NHCT, đảm bảo tính phù hợp với thực tiễn, thơng lệ quốc tế. - Phối hợp với các đơn vị liên quan tham gia q trình QLRRHĐ tại NHCT với vai

trị là đầu mối, có trách nhiệm chính trong việc:

o Nhận diện/ xác minh, đo lường/đánh giá RRHĐ trong mọi hoạt động nghiệp vụ.

o Hướng dẫn và quản lý tính trung thực của việc thực hiện chính sách chấp nhận khách hàng.

o Điều tra, phân tích, đánh giá các trường hợp có dấu hiệu nghi ngờ phát sinh RRHĐ; xây dựng các kịch bản về RRHĐ dựa trên các thông tin thu thập được để từ đó giúp các bộ phận tác nghiệp nhận biết và phát hiện dấu hiệu RRHĐ.

- Phối hợp xây dựng và triển khai thực hiện chương trình đào tào nghiệp vụ QLRRHĐ và các vấn đề liên quan cho các đơn vị thuộc hệ thống NHCT.

- Phối hợp xây dựng kế hoạch và chương trình kiểm tra, rà sốt việc tn thủ chính sách, quy định, quy trình, hướng dẫn về QLRRHĐ của các đơn vị trong hệ thống NHCT.

- Phối hợp các đơn vị chức năng có liên quan nghiên cứu xây dựng các hệ thống công nghệ thông tin phục vụ công tác QLRRHĐ, nâng cao hiệu quả của cơng tác phân tích, đảm bảo tính tuân thủ theo quy định của NHCT, NHNN và pháp luật hiện hành.

- Lập báo cáo kết quả kiểm tra, đánh giá cơng QLRRHĐ trong tồn hệ thống NHCT báo cáo UBQLRR/BĐH/ Ban rủi ro và các đối tác chiến lược của NHCT theo định kỳ hoặc khi có u cầu.

f. Phịng/ban tại Trụ sở chính, Trung tâm Tài trợ Thương mại:

- Chịu trách nhiệm tuân thủ và triển khai có hiệu quả các nội dung, trách nhiệm được quy định cụ thể tại các chính sách, quy định, quy trình, hướng dẫn về QLRRHĐ mà NHCT đã ban hành; chịu trách nhiệm trước Ban lãnh đạo NHCT về các rủi ro phát sinh do không tuân thủ theo các nội dung của công tác QLRRHĐ.

- Thực hiện các bước trong quá trình QLRRHĐ theo chức năng, nhiệm vụ của đơn vị và Vịng kiểm sốt 1: giám sát, phát hiện, phân tích, điều tra, đánh giá các trường hợp có dấu hiệu phát sinh RRHĐ.

- Phối hợp với Phòng QLRRHĐ và các Phòng/ban liên quan thực hiện xử lý đối với các trường hợp có nguy cơ xảy ra RRHĐ phát hiện được trong nội bộ NHCT, thơng tin về phịng QLRRHĐ để tổng hợp báo cáo UBQLRR/BĐH/Ban rủi ro. - Phối hợp nghiên cứu xây dựng hệ thống công nghệ thông tin phục vụ công tác

QLRRHĐ, tối ưu hóa chi phí, đảm bảo NHCT duy trì hệ thống QLRRHĐ có luồng xử lý cơng tác QLRRHĐ một cách thống nhất toàn hệ thống.

g. Các chi nhánh:

- Chịu trách nhiệm tuân thủ và triển khai có hiệu quả các nội dung, trách nhiệm được quy định cụ thể tại các chính sách, quy định, quy trình, hướng dẫn về QLRRHĐ mà NHCT đã ban hành; chịu trách nhiệm trước Ban lãnh đạo NHCT về các rủi ro phát sinh do không tuân thủ theo các nội dung của công tác QLRRHĐ. - Thực hiện các bước trong quá trình QLRRHĐ theo chức năng, nhiệm vụ của đơn

vị và Vòng kiểm sốt 1: giám sát, phát hiện, phân tích, điều tra, đánh giá các trường hợp có dấu hiệu phát sinh RRHĐ.

- Phân cơng lãnh đạo phụ trách và cán bộ chịu trách nhiệm thực hiện công tác QLRRHĐ. Thông báo bằng văn bản cho NHCT khi có thay đổi thành viên phụ trách QLRRHĐ.

- Xây dựng, tổ chức triển khai các quy định của NHCT về QLRRHĐ tại đơn vị có hiệu quả phù hợp với mơ hình hoạt động kinh doanh của đơn vị.

h. Phịng Kiểm tra kiểm sốt nội bộ:

- Phối hợp kiểm tra, rà sốt đánh giá tính tn thủ các quy định về QLRRHĐ tại các đơn vị.

- Báo cáo Ban rủi ro các trường hợp khơng tn thủ, các trường hợp nghi ngờ có dấu hiệu phát sinh RRHĐ qua kiểm tra, giám sát.

- Đề xuất các biện pháp ngăn ngừa, cải tiến quy định, quy trình của NHCT về cơng tác QLRRHĐ để phịng ngừa và giảm thiểu rủi ro.

- Phối hợp điều tra, giải quyết các vấn đề RRHĐ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Lập báo cáo về kết quả kiểm tra, đánh giá thực hiện công tác QLRRHĐ, báo cáo UBQLRR/BĐH/Ban rủi ro đối với các trường hợp nghi ngờ có dấu hiệu phát sinh

RRHĐ phát hiện được trong nội bộ NHCT, phối hợp với các Phòng/Ban liên quan để xử lý.

i. Phịng Kiểm tốn nội bộ:

- Hàng năm, tiến hành kiểm toán nội bộ cơng tác QLRRHĐ; kiểm tra, rà sốt, đánh giá một cách độc lập, khách quan hệ thống kiểm soát nội bộ, việc tuân thủ quy chế nội bộ đã được thiết lập và kiến nghị, đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả, hiệu lực của công tác QLRRHĐ.

Một phần của tài liệu Rủi ro hoạt động và quản trị rủi ro hoạt động trong hoạt động thanh toán quốc tế tại NH TMCP công thương việt nam khoá luận tốt nghiệp 655 (Trang 50 - 55)