Thực trạng rủi ro hoạt động trong hoạt động thanh toán quốc tế 2013-2015

Một phần của tài liệu Rủi ro hoạt động và quản trị rủi ro hoạt động trong hoạt động thanh toán quốc tế tại NH TMCP công thương việt nam khoá luận tốt nghiệp 655 (Trang 41 - 49)

2.2. Thực trạng rủi ro hoạt động trong thanh toán quốc tế tại NHTMCP Công Thương

2.2.2. Thực trạng rủi ro hoạt động trong hoạt động thanh toán quốc tế 2013-2015

Với khối lượng giao dịch TTQT lớn, lại trải rộng khắp các thị trường trên thế giới, RRHĐ là điều mà NHCT không thể tránh khỏi.

Bảng 2.2. Số lượng rủi ro hoạt động trong thanh tốn quốc tế NHCT 2013-2015

Ngn: NHCT

Trong giai đoạn 2013-2015, số lượng RRHĐ trong TTQT liên tục tăng. Nguyên nhân lớn là do doanh số TTQT ngày càng tăng cùng với việc môi trường hoạt động TTQT ngày một phức tạp. Tuy nhiên mức độ tăng lại thấp dần qua các năm, nếu như năm 2014 có 200 vụ, tăng 40 vụ so với năm 2013 thì năm 2015 lại chỉ tăng 29 vụ so với năm 2014. RRHĐ trong TTQT chủ yếu xảy ra do cán bộ ngân hàng mắc sai sót khi tác nghiệp vì cơng việc TTQT phức tạp, khối lượng giao dịch của NHCT lại lớn và yêu cầu tốc độ xử lý cao.

Chi phí bù đắp RRHĐ (tỷ đồng) 8,01 8,69 9,53 Tỷ lệ Chi phí bù đắp RRHĐ trong

Nguôn: NHCT

Số lượng RRHĐ ở các phương thức TTQT đều có xu hướng gia tăng kéo chi phí bù đắp cho rủi ro cũng tăng theo từ 8,01 tỷ đồng năm 2013 lên 8,69 tỷ đồng năm 2014 và 9,53 tỷ đồng năm 2015. Nhưng chi phí trung bình bỏ ra để bù đắp cho 1 RRHĐ trong TTQT lại giảm dần: từ 50 triệu đồng năm 2013 giảm 6.5 triệu còn 43.5 triệu năm 2014 và tiếp tục giảm còn 41,6 triệu năm 2015. Hơn nữa, tỷ lệ Chi phí bù đắp RRHĐ trong TTQT/Chi phí bù đắp rủi ro cũng giảm trong giai đoạn này. Từ mức 8,2% năm 2013, tỷ lệ này đã giảm 0,64% còn 7,56% năm 2014 và tiếp tục giảm sâu hơn thêm 0,77% xuống mức 6,79% năm 2015.

Để có được cái nhìn cụ thể hơn về thực trạng RRHĐ trong TTQT tại NHCT giai đoạn 2013-2015, xin đưa ra một số vụ việc RRHĐ tiêu biểu mà NHCT đã từng gặp phải trong quá trình thực hiện TTQT.

2.2.2.1. Rủi ro hoạt động trong thanh tốn quốc tế có ngun nhân từ cán bộ ngân hàng

a. Sai sớt trong tác nghiệp:

Ngày 05/08/2013, khách hàng đến chi nhánh u cầu chuyển tiền thanh tốn cho hóa đơn số INV20130803022 số tiền 42.323 USD. Tuy nhiên giao dịch viên lại tạo điện MT103 số tiền 43.232 USD đề nghị Sở Giao dịch chuyển tiếp cho ngân hàng người hưởng. Đến cuối ngày, KSV chi nhánh mới phát hiện ra số tiền trên điện MT103 và lệnh chi của khách hàng khác nhau và lập tức gửi điện yêu cầu hoàn tiền. Tuy nhiên ngân hàng hưởng thơng báo đã thực hiện ghi có vào tài khoản người hưởng do đó khơng thể thực hiện việc hồn trả.

b. Cán bộ ngân hàng khơng phát hiện ra giao dịch cớ yếu tố cấm vận:

Nhà xuất khẩu xuất trình chứng từ đến chi nhánh NHCT để đòi tiền theo L/C được mở bởi nhà nhập khẩu Trung Quốc, giá trị 80.091 USD, mặt hàng than đá, giá FOB, tàu MV Yong Sheng. Trên bề mặt bộ chứng từ không thể hiện yếu tố cấm vận. Cán bộ tại chi nhánh scan hồ sơ lên Trung tâm Tài trợ Thương mại và yêu cầu Trung tâm thực hiện yêu cầu của khách hàng. Tuy nhiên, cán bộ TTQT tại Trung tâm tìm hiểu qua Cục hàng hàng quốc tế (IMB), phát hiện rằng tàu MV Yong Sheng là tàu có nguồn gốc Cuba và đã đổi tên. Do đồng tiền thanh toán là USD và Cuba thời điểm đó thuộc danh sách cấm vận của Văn phòng kiểm sốt tài sản nước ngồi (OFAC) - Bộ Tài chính Hoa Kỳ nên Trung tâm thơng báo về chi nhánh rằng NHCT từ chối thực hiện yêu cầu của khách hàng.

c. Cán bộ ngân hàng không phát hiện ra giao dịch lừa đảo:

Khách hàng xuất khẩu xuất trình bộ chứng tới NHCT theo phương thức nhờ thu kèm chứng từ (D/P). Địa chỉ của NHTH mà bên nhập khẩu cung cấp cho bên xuất khẩu là: FILIARE DI MONTAGNANA TTI N.28, CAP: 35044 (PADOVAD), ITALY. Địa chỉ này không phải địa chỉ của NHTH mà lại chính là địa chỉ của 1 cơ sở kinh doanh của bên nhập khẩu. Do khách hàng và cả cán bộ TTQT không xác thực địa chỉ của NHTH nên vẫn tiến hành gửi bộ chứng từ đi.

c2. Nhà nhập khẩu lồng thông tin liên hệ cá nhân vào địa chỉ của NHTH:

Khách hàng xuất khẩu xuất trình bộ chứng tới NHCT theo phương thức nhờ thu kèm chứng từ (D/P). Bên nhập khẩu cung cấp cho địa chỉ của NHTH cùng với tên và số điện thoại của một cá nhân để khi gửi bộ chứng từ, bên bưu điện có thể liên lạc để trao bưu phẩm:

o NHTH: BANCAPOPOLARE DI VICENZA SCPARL

o Địa chỉ: via Romea N. 31 C.A.P45014 Porto Viro (Rovigo) o Tên người liên hệ: Rigatello Stefano

o SWIFT: BPVIIT21076

o Số điện thoại: 390426360059

Trong đó, tên và số địa thoại kia lại là của một cá nhân thuộc bên nhập khẩu chứ không phải là của nhân viên NHTH. Cán bộ TTQT đã kiểm tra thấy địa chỉ của NHTH là chính xác nhưng chưa xác thực tên và số địa thoại kia có phải là của cán bộ NHTH hay khơng mà đã gửi bộ chứng từ đi.

c3. Nhà nhập khẩu cung cấp thông tin của NHTH không tồn tại:

Khách hàng xuất khẩu xuất trình bộ chứng tới NHCT theo phương thức nhờ thu kèm chứng từ (D/P). Bên nhập khẩu cung cấp thông tin NHTH như sau:

o AGRIFOOD MERCHANT BANK

o Địa chỉ: 426 Main St, Spotwood, Suite 365, NJ 08884

o Số điện thoại: 7322844584

Cán bộ TTQT kiểm tra trên website www.agrifoodmb.com có thơng tin về ngân hàng như bên nhập khẩu đã cung cấp. Do đó tiến hành gửi bộ chứng từ đi. Tuy nhiên, trên thực tế khơng có ngân hàng AGRIFOOD MERCHANT BANK và website kia là do bên nhập khẩu ngụy tạo ra để lừa đảo.

Ở các trường hợp trên, vì bộ chứng từ được gửi qua đường bưu điện nên nhân viên bưu điện đã đến đúng địa chỉ đó hoặc liên hệ tìm người nhận bộ chứng từ theo tên và số

điện thoại trên, dẫn đến việc bên xuất khẩu mất bộ chứng từ và hàng hóa do bị bên nhập khẩu chiếm đoạt.

c4. Người bán lừa đảo bằng cách lập nhiều bộ chứng từ giả:

Khách hàng xuất trình nhiều bộ chứng từ theo D/P và yêu cầu NHCT chiết khấu. Số lượng hồ sơ chiết khấu của khách hàng đó ngày càng tăng nhưng vì áp lực chỉ tiêu nên chi nhánh vẫn thực hiện chiết khấu. Chỉ khi ngân hàng nước ngoài gửi trả lại 16 bộ chứng từ thì NHCT mới phát hiện ra các bộ chứng từ này là giả và người bán khơng có giao dịch xuất hàng thực tế mà cố tình lập bộ chứng từ giả để chiếm đoạt vốn của NHCT.

2.2.2.2. Rủi ro hoạt động trong thanh toán quốc tế do lừa đảo, gian lận

a. Khách hàng lừa đảo, gian lận:

a1. Người bán thay đổi chỉ thị thanh toán:

Người bán xuất trình bộ chứng từ theo D/P đáp ứng quy định về chiết khấu của NHCT và yêu cầu được chiết khấu. NHCT thực hiện chiết khấu cho khách hàng và gửi bộ chứng từ đến NHTH. NHTH giao lại bộ chứng từ cho NHCT vì trước đó, người bán đã ký với người mua phụ lục hợp đồng thay đổi chỉ dẫn thanh tốn từ nhờ thu sang chuyển tiền. Do đó, NHCT khơng quản lý được dịng tiền về của khách hàng để thu nợ chiết khấu và phải thu nợ từ tài khoản tiền gửi của khách hàng.

a2. Người bán yêu cầu chiết khấu trong khi đã nhận tiền ứng trước từ người mua:

Người bán xuất trình hồ sơ chiết khấu bộ chứng từ theo D/P thể hiện toàn bộ giá trị lô hàng, không thể hiện đã nhận bất cứ một khoản ứng trước nào. NHCT xác định số tiền chiết khấu tính trên tổng giá trị lơ hàng và thực hiện chiết khấu cho khách hàng. Bộ chứng từ gửi bộ chứng từ đến NHTH và NHTH đề nghị giảm số tiền thu hộ vì trước đó người mua đã ứng trước cho người bán. Do số tiền nhận lại từ NHTH khơng đủ hồn trả nợ lãi và gốc chiết khấu nên NHCT tiến hành thu nợ từ tài khoản tiền gửi của khách hàng.

b. Đối tác của khách hàng lừa đảo, gian lận:

b1. Người mua lừa đảo phát hành thêm vận đơn:

Khách hàng xuất trình bộ chứng theo L/C đến NHCT, NHCT gửi bộ chứng từ đi, gồm cả 3/3 vận đơn đường biển gốc theo lệnh của NHPH. Hàng hóa đến trước bộ chứng từ nên nhà nhập khẩu yêu cầu nhà xuất khẩu đề nghị hãng tàu phát hành thêm 1 vận đơn gốc để nhận hàng trước. Nhà xuất khẩu thực hiện yêu cầu đó và nhà nhập khẩu dùng vận đơn thứ 4 đi nhận hàng . Khi bộ chứng từ đến NHPH, vì có sai sót nên NHPH trả lại bộ chứng từ và từ chối thanh toán. Nhà xuất khẩu dù nhận lại được bộ chứng từ nhưng lô hàng đã bị nhà nhập khẩu chiếm đoạt.

Chỉ thị thanh toán đúng Chỉ thị thanh toán bị sửa đổi NH người hưởng Commerzbank AG, Germany Barclay’s bank, Portsmouth, UK

b2. Người mua tráo vận đơn gốc:

Người bán mang bộ chứng từ theo D/P đến NHCT yêu cầu gửi đến NHTH là ABN AMRO BANK, Hà Lan. Bộ chứng từ gồm 3/3 vận đơn đường biển gốc. ABN trao chứng từ cho người mua, người mua đi nhận hàng bằng 1 vận đơn gốc và trả lại bộ chứng từ, từ chối thanh toán, yêu cầu ABN gửi trả bộ chứng từ gồm 3/3 vận đơn gốc trong đó có 1 vận đơn được tráo bởi 1 vận đơn của cùng hãng tàu thuộc 1 lô hàng trước đây. Hậu quả là người bán bị mất tồn bộ lơ hàng.

b3. L/C giả:

Một L/C được yêu cầu NHCT thông báo:

o Giá trị L/C: 2.315.000 USD dung sai 10% o Mặt hàng: Gạo

o Cảng đến tại UAE

o NHPH: REGNUM BANK, Nga

o Người yêu cầu mở L/C: ARABIAN DISTRIBUTOR LLC PORT SAEED,

BEHIND HYNDAI SHOWROOM OBAID KHALIFA BUILDING OFF.103, DEIRA, DUBAI, UAE.P.O, BOX 97251

L/C đã được Bank Turanalem Alma-Ata, BTA Bank Belarus và Vietcombank thông báo trước khi gửi tới NHCT yêu cầu thơng báo. Do có nhiều ngân hàng tham gia vào thơng báo nên NHCT khơng thể xác thực được tính chân thực của L/C và tiến hành thông báo đến người thụ hưởng. Dù L/C không được xác thực nhưng người thụ hưởng vẫn tiến hành giao hàng và làm bộ chứng từ, xuất trình đến MB. MB gửi bộ chứng từ tới REGNUM BANK nhưng REGNUM BANK thơng báo rằng khơng phát hành L/C nói trên. Như vậy, bên nhập khẩu tạo một L/C giả và đề nghị nhiều ngân hàng tham gia thông báo L/C nhằm mục đích NHTB sau khơng thể xác minh được tính chân thực của L/C với các NHTB giai đoạn đầu, từ đó lừa đảo và chiếm đoạt hàng của bên xuất khẩu.

c. Tội phạm công nghệ cao:

Lợi dụng việc hai bên XNK ký hợp đồng ngoại thương qua email, tội phạm dùng cơng nghệ cao chiếm đoạt quyền kiểm sốt email của người xuất khẩu và giả làm người xuất khẩu, trao đổi phụ lục hợp đồng với người nhập khẩu trong đó yêu cầu thay đổi chỉ dẫn thanh toán cho đúng tên người xuất khẩu (Eichetti Confect Spezialiaten a. Eichelmenn GMBH & Co.KG) nhưng có tài khoản mở tại một ngân hàng ở quốc gia khác (Anh) với quốc gia người xuất khẩu (Đức). Do tập quán TTQT ở Anh chỉ cần khớp số tài

34

khoản, không cần khớp tên tài khoản là ngân hàng lập tức báo có nên một khi người nhập khẩu thực hiện thanh toán theo chỉ dẫn bị sửa đổi thì khơng thể u cầu thối hối được.

TK người hưởng DE06793400540657263000 GB20BARC20693460137944 Tên người hưởng Eichetti Confect Spezialiaten a.

Eichelmenn GMBH & Co.KG

Eichetti Confect Spezialiaten a. Eichelmenn GMBH & Co.KG

Một phần của tài liệu Rủi ro hoạt động và quản trị rủi ro hoạt động trong hoạt động thanh toán quốc tế tại NH TMCP công thương việt nam khoá luận tốt nghiệp 655 (Trang 41 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(74 trang)
w