Thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế 2013-2015

Một phần của tài liệu Rủi ro hoạt động và quản trị rủi ro hoạt động trong hoạt động thanh toán quốc tế tại NH TMCP công thương việt nam khoá luận tốt nghiệp 655 (Trang 39 - 41)

2.2. Thực trạng rủi ro hoạt động trong thanh toán quốc tế tại NHTMCP Công Thương

2.2.1. Thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế 2013-2015

Trong hoạt động TTQT, NHCT không ngừng cải tiến cơ chế quy trình xử lý nghiệp vụ, đẩy mạnh kinh doanh các sản phẩm truyền thống song song với phát triển đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ, đáp ứng nhu cầu của các phân khúc khách hàng chuyên biệt, thúc đẩy hợp tác các ngân hàng uy tín trong nước và quốc tế. Nhờ vậy, hoạt động TTQT phát triển bền vững và có doanh số liên tục tăng qua các năm.

28

Chuyển tiền 6,67 4,55 6.98

Số lượng RRHĐ xảy ra Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Do cán bộ ngân hàng 123 151 182

Do quy trình, quy định 16 20 22

Do yếu tố bên ngoài 21 29 25

Tổng 160 200 229

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Nguồn: NHCT, đơn vị: tỷ USD

Tiếp nối sự tăng trưởng của năm 2013, doanh số TTQT năm 2014 đạt 38,05 tỷ USD, tăng 14% so với năm trước đó. Trong đó, nổi bật là sự gia tăng của doanh số trong phương thức nhờ thu và tín dụng chứng từ, tăng lần lượt 38% và 17% so với năm 2013.

Năm 2015, Sở Giao dịch NHCT chuyển đổi mơ hình thành Trung tâm Tài trợ Thương mại NHCT. Đây là bước tiến để NHCT thực hiện tốt hơn nhiệm vụ xử lý tập trung nghiệp vụ TTQT và TTTM cho hệ thống.

Năm 2015, tổng doanh số TTQT của NHCT đạt 42,1 tỷ USD, tăng 10,64% so với năm 2014; tổng phí dịch vụ TTQT và TTTM (chưa bao gồm Bảo lãnh trong nước) đạt 538,44 tỷ đồng, tăng 17,08% so với năm 2014. Đây là thành công không chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế; mà cịn xác lập và tạo dấu ấn trong sự hợp tác bền chặt giữa NHCT với Bank of Tokyo - Mitsubishi UFJ, Ltd (BTMU). UPAS L/C tiếp tục là sản phẩm hiệu quả giữa hai ngân hàng với số lượng L/C phát hành tăng 39% so với năm 2014, đạt 139 giao dịch, giá trị L/C đạt trên 100 triệu USD. NHCT và BTMU đã nghiên cứu và triển khai các giải pháp như tài trợ UPAS L/C có ký quỹ và trả nợ trước hạn theo UPAS L/C để cải thiện cấu trúc tài trợ UPAS L/C, nhằm tăng tính cạnh tranh của sản phẩm, đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng. Bên cạnh đó, để khai thác lợi thế của BTMU về nguồn vốn có lãi suất thấp phục vụ khách hàng nhập khẩu, NHCT và BTMU cịn hợp tác tích cực về sản phẩm Tái tài trợ thư tín dụng (L/C refinancing). Doanh số thực hiện trong năm 2015 đạt 100 triệu USD. Nhờ có nguồn vốn ngoại tệ tái tài trợ thư tín dụng, NHCT có thể đáp ứng được nhu cầu tài trợ vốn ngoại tệ lãi suất hợp lý cho khách hàng.

Cũng trong năm 2015, Trung tâm đã phát triển các sản phẩm chuyên biệt như: Chuyển tiền châu Á trong ngày, bảo lãnh thanh toán cho các đại lý của Tổng Công ty Xăng dầu, Công ty Cổ phần Tập đồn Tơn Hoa Sen; chương trình tín dụng theo tài trợ với

29

ngân hàng KEXIM... Trung tâm còn hợp tác với Ngân hàng HSBC bảo lãnh cho đại lý phân phối của Coca Cola.

Một phần của tài liệu Rủi ro hoạt động và quản trị rủi ro hoạt động trong hoạt động thanh toán quốc tế tại NH TMCP công thương việt nam khoá luận tốt nghiệp 655 (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(74 trang)
w