3.3.1. Kiến nghị với Chính phủ, các Bộ, Ban, Ngành
3.3.1.1. Hồn thiện hệ thống luật pháp, chính sách liên quan đến hoạt động thanh tốn quốc tế
Hệ thống pháp lý hồn thiện tạo điều kiện thuận lợi, an toàn cho hoạt động TTQT vốn tiềm ẩn nhiều rủi ro phát triển. Bên cạnh đó, cần có những hướng dẫn kịp thời, chi tiết đến các NHTM, doanh nghiệp XNK về thay đổi trong các văn bản quy phạm pháp luật liên quan/ảnh hưởng đến hoạt động TTQT.
3.3.1.2. Tăng cường quản lý thị trường
Quy định tiêu chuẩn các doanh nghiệp được tham gia kinh doanh XNK. Tiêu chuẩn này phản ánh năng lực thực sự, uy tín của các doanh nghiệp khi muốn tham gia thị trường quốc tế. Tăng cường giám sát quá trình kinh doanh bằng chế độ kiểm tra, kiểm sốt, kiểm tốn báo cáo tài chính,...
Tư vấn, hỗ trợ các doanh nghiệp XNK thông tin về thị trường quốc tế. Hầu hết các daonh nghiệp Việt Nam có quy mơ vừa và nhỏ nên việc tự tìm kiếm thơng tin thị trường, thiết lập kênh phân phối, xúc tiến thương mại quốc tế là không thể thực hiện. Chính phủ cần hỗ trợ cho họ về thơng tin, tư vấn pháp lý, nguồn tài chính,...để gia nhập thị trường quốc tế một cách vững vàng, hạn chế rủi ro khi phải kinh doanh trong tình trạng thiếu thơng tin, bất lợi hay thiếu bình đẳng.
3.3.1.3. Nâng cao vai trị của các đại sứ quán Việt Nam tại nước ngoài
Đại sứ quán cần hỗ trợ tối đa cho các doanh nghiệp XNK trong việc thu thập thơng tin thị trường, tìm hiểu đối tác, tìm hiểu phong tục tập quán các quốc gia, giải quyết các vụ tranh chấp (nếu có). Đại sứ quán cần thơng báo kịp thời cho doanh nghiệp tình hình chính sự tại các quốc gia đó.
3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước
NHNN là cơ quan trực tiếp quản lý hoạt động của ngành ngân hàng, do vậy vai trò của NHNN trong việc hạn chế RRHĐ trong TTQT là vô cùng quan trọng.
3.3.2.1. Tham mưu chính sách cho Chính phủ, hồn thiện quy định về phịng chống rủi ro hoạt động trong thanh tốn quốc tế
NHNN cần tham mưu cho Chính phủ về các chính sách ngoại thương, trực tiếp ban hành các thông tư hướng dẫn cơng tác phịng chống RRHĐ trong TTQT tạo động lực cho hoạt động TTQT phát triển bền vững.
3.3.2.2. Xây dựng ngân hàng dữ liệu rủi ro hoạt động
NHNN cần yêu cầu Hiệp hội Ngân hàng và các NHTM nhanh chóng thành lập ngân hàng dữ liệu chung của RRHĐ, tránh tình trạng giấu thơng tin như về RRHĐ hiện nay tại các NHTM. Những thông tin cốt lõi cung cấp ngân hàng dữ liệu tổn thất bao gồm: (i)Tổng số tiền thiệt hại (trước khi được khôi phục), (ii)Trợ cấp bảo hiểm và những khôi phục khác, (iii)Loại rủi ro tương ứng, (iv)Lĩnh vực kinh doanh, nơi xảy ra tổn thất, (v)Ngày, tháng xuất hiện biến cố và khám phá sự kiện, (vi)Nguyên nhân của sự kiện.
Nghiên cứu đưa ra các biện pháp quản lý đồng bộ về phần mềm phục vụ báo cáo, khai thác sử dụng thơng tin trong tồn hệ thống ngân hàng, đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao về báo cáo và khai thác thông tin trong bối cảnh hội nhập khu vực và quốc tế. Tăng cường sự phối hợp giữa các Vụ, Cục của NHNN để kiểm tra việc thực hiện báo cáo thông tin.
Để nâng cao trách nhiệm và chất lượng cung cấp thông tin của các NHTM, đảm bảo lượng thơng tin đầu vào an tồn, chính xác, kịp thời, NHNN cần có biện pháp xử lý hành chính đối với các NHTM khơng chấp hành đúng các quy định về cung cấp thông tin báo cáo.
Đồng thời cần cải tiến các kênh cung cấp thông tin đầu ra đa dạng hơn, kịp thời hơn nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin khách hàng của các NHTM.
3.3.2.3. Đổi mới cơ bản và tồn diện cơng tác thanh tra giám sát
Giám sát ngân hàng phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế. Rà soát những hạn chế, bất cập làm giảm hiệu lực, hiệu quả công tác thanh tra, giám sát ngân hàng, làm cơ sở cho việc xây dựng đề án cải cách tổ chức và hoạt động thanh tra của NHNN.
3.3.3. Kiến nghị với các doanh nghiệp tham gia xuất, nhập khẩu
Các doanh nghiệp XNK cần có kiến thức TTQT, có cán bộ có chun mơn về TTQT. Hiện nay các doanh nghiệp Việt Nam thường có nguy cơ gặp rủi ro cao khi tham gia vào thương mại quốc tế, nguyên nhân chính là do chưa trang bị đầy đủ kiến thức trong ngoại thương. Khi tham gia trao đổi mua bán hàng hóa quốc tế, các doanh nghiệp cần chú ý:
- Tình hình kinh tế, chính trị, pháp luật của quốc gia của đối tác. - Thông tin về đối tác.
- Uy tín của ngân hàng tham gia TTQT. - Đồng tiền thanh toán và quy định cấm vận.
KẾT LUẬN
Xu thế mở cửa hội nhập của nền kinh tế hiện nay mang lại rất nhiều cơ hội cho các ngân hàng thương mại phát triển hoạt động Thanh tốn quốc tế, cùng với đó các ngân hàng cũng phải đương đầu với rủi ro hoạt động ngày càng đa dạng và phức tạp. Trước cơ hội và thách thức đó, Ngân hàng Cơng Thương Việt Nam đã có nhiều biện pháp để để quản trị rủi ro hoạt động trong thanh toán quốc tế hiệu quả. Trong thời gian qua, với sự quan tâm sát sao của Ban lãnh đạo ngân hàng cùng sự nỗ lực của toàn hệ thống, hoạt động thanh tốn quốc tế của Ngân hàng Cơng Thương đã đạt được nhiều thành tự tuy nhiên không tránh khỏi việc đối mặt với một số rủi ro hoạt động phát sinh. Để đạt được mục tiêu dẫn đầu ngành ngân hàng Việt Nam về hoạt động thanh toán quốc tế, vấn đề đặt ra cần Ngân hàng Công Thương giải quyết là nâng cao chất lượng công tác quản trị rủi ro hoạt động. Mặc dù rủi ro hoạt động trong thanh toán quốc tế là một tất yếu khách quan nhưng nếu có những biện pháp phịng chống phù hợp thì việc hạn chế là hồn tồn có thể thực hiện được, đặc biệt là đối với ngân hàng có bề dày kinh nghiệm quản trị rủi ro như Ngân hàng Cơng Thương. Khóa luận “Rủi ro hoạt động và quản trị rủi ro hoạt động trong hoạt động thanh toán quốc tế tại NHTMCP Cơng Thương Việt Nam” chỉ xin trình bày một số quan điểm cá nhân về quy trình quản trị rủi ro hoạt động trong thanh tốn quốc tế của Ngân hàng Cơng Thương. Mong rằng khóa luận này sẽ đưa ra một số ý kiến hữu ích góp phần giúp Ngân hàng Công Thương quản trị rủi ro hoạt động trong thanh toán quốc tế hiệu quả hơn nữa.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. GS.TS. Nguyễn Văn Tiến - TS. Nguyễn Thị Hồng Hải (đồng chủ biên), 2013:
Giáo trình Thanh tốn quốc tế & Tài trợ ngoại thương. Nhà xuất bản Thống kê. 2. TS. Lê Thanh Tâm & Phạm Bích Liên, 2011: Quản trị rủi ro hoạt động: Kinh
nghiệm quốc tế và bài học đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam.
http://bacvietluat.vn/
3. THS. Đào Thị Thanh Tú - Học viện Ngân hàng, 2014: Xây dựng hệ thống quản
trị rủi ro hoạt động tại các ngân hàng thương mại Việt Nam.
http://tapchitaichinh.vn/
4. ThS. Trần Thị Thái Hằng - Khoa Tài chính - Kế Tốn, Đại học Đơng Á: Quản lý
rủi ro các phương thức thanh toán quốc tế tại ngân hàng Ngoại Thương.
5. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: Quản lý rủi ro vận hành và khả năng áp dụng
các chuẩn mức BASEL 2 tại Việt Nam.
6. Ngân hàng TMCP Cơng Thương Việt Nam: Báo cáo tài chính 2013,2014,2015
7. Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam: https://www.vietinbank.vn/
8. Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam: Quy chế quản lý rủi ro tác nghiệp
trong hệ thống Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam.
9. KPMG, 2007, Financial Services: Managing Operational Risk Beyond Basel II CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ***
NHẬN XÉT THỰC TẬP
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Trung tâm Tài trợ Thương mại xác nhận:
Sinh viên Đặng Minh Hoàng, lớp K15NHA, khoa Ngân hàng, trường Học viện Ngân hàng đã có thời gian thực tập tốt nghiệp tại Ngân hàng từ ngày 20/01/2016 đến ngày 20/05/2016.
Trong thời gian thực tập tại Ngân hàng, sinh viên Đặng Minh Hồng đã có ý thức kỷ luật tốt, chấp hành đầy đủ các nội quy và quy chế của cơ quan, có thái độ đúng mực với cán bộ nhân viên trong cơ quan; tích cực học hỏi và nghiên cứu học tập để hoàn thành tốt kỳ thực tập với khóa luận:
“Rủi ro hoạt động và quản trị rủi ro hoạt động trong hoạt động thanh toán quốc tế tại NHTMCP Công Thương Việt Nam ”.
Hà nội, ngày 20 tháng 05 năm 2016 GIÁM ĐỐC