Phân tán rủi ro tín dụng thơng qua đa dạng hóa phương thức cho vay, đa

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại NHTMCP việt nam thịnh vượng thực trạng và giải pháp khóa luận tốt nghiệp 639 (Trang 80 - 82)

CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG QTRRTD TẠI VPBank

3.2 Một số giải pháp hoàn thiện QTRRTD tại ngân hàng VPBANK

3.2.1 Phân tán rủi ro tín dụng thơng qua đa dạng hóa phương thức cho vay, đa

dạng hóa khách hàng, đa dạng hóa lĩnh vực đầu tư

Bước sang năm 2020, thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đã chứng kiến sự bùng phát khủng khiếp của dịch bệnh Covid-19, ảnh hưởng nặng nề đến mọi mặt hoạt động của con người, doanh nghiệp cũng như các NHTM. Trong đó, dịch bệnh đã ảnh hưởng nặng nề nhất tới các lĩnh vực du lịch, nhà hàng, khách sạn; đối với nông lâm hải sản bị ảnh hưởng bởi gián đoạn xuất khẩu; đối với các doanh nghiệp sản xuất khác thì vận hành có thể bị tạm dừng. Nếu Covid-19 được kiểm sốt, thì

các hoạt động sản xuất kinh doanh của tất cả các ngành sẽ được "bung ra" sau khi bị "nén" lại. VPBank nên chuẩn bị kịch bản để tăng trưởng tín dụng trở lại: lựa chọn khách hàng, ngành hàng nào để tập trung phát triển, đa dạng hóa danh mục đầu tư....Đồng thời, xây dựng các giải pháp để thu hồi, xử lý nợ xấu nếu xảy ra.

Đa dạng hóa phương thức cho vay: Áp dụng linh hoạt các phương thức cho

vay như cho vay hạn mức, cho vay thấu chi, cho vay theo món, cho vay đồng tài trợ... VPBank nên có các sản phẩm tín dụng ngắn hạn chuyên biệt hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa chịu tác động của Covid-19 như: tài trợ hàng tồn kho, cho vay hỗ trợ xuất khẩu nhanh. Cung cấp cho doanh nghiệp nhỏ và vừa đạt được doanh số tiêu thụ thông qua hoạt động hỗ trợ xuất khẩu, đồng thời hỗ trợ điều tiết thi trường thông qua kênh phân phối trong nước. Các doanh nghiệp có thể đăng ký hạn mức tín dụng hoặc kỳ hạn trước khi hoàn tất việc bán hàng xuất khẩu hoặc trong khi theo đuổi các cơ hội ở nước ngoài, chẳng hạn như xác định một khách hàng mới ở nước ngoài nếu việc bán hàng xuất khẩu bị mất do Covid-19.

Đa dạng hóa khách hàng: mở rộng cho vay với mọi thành phần kinh tế, mọi

đối tượng khách hàng, tránh việc cho vay quá mức đối với một khách hàng nhằm giảm thiểu rủi ro có thể gặp phải khi khách hàng không trả được nợ. Mở rộng cho vay các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, doanh nghiệp SME, cá nhân. và hạn chế cho vay đối với các doanh nghiệp nhà nước hoạt động không hiệu quả.

Đa dạng hóa lĩnh vực đầu tư: mọi lĩnh vực kinh doanh nào cũng đều có chu kỳ

tăng trưởng và suy thối. Vì vậy, dùng nguồn tiền để đầu tư vào nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau là biện pháp hữu hiệu giúp ngân hàng phân tán rủi ro. Để việc đa dạng hóa lĩnh vực đầu tư có hiệu quả và an tồn thì ngân hàng cần đề ra chiến lược kinh doanh ổn định dựa trên định hướng tín dụng của tồn ngân hàng trong từng thời kỳ. Dựa vào việc dự báo, phân tích tình hình biến động nền kinh tế để đưa ra quyết định lĩnh vực đầu tư khuyến khích, đem lại hiệu quả cao cho toàn ngân hàng.

VPBank nên tận dụng cơ hội để phát triển thị trường, sản phẩm, kênh phân phối mới như: phát triển ngay các gói sản phẩm ngân hàng chuyên biệt cho nhóm khách hàng là doanh nghiệp trong các ngành đang có các lợi thế kinh doanh tương

đối trong đại dịch Covid-19 như: kinh doanh online, thực phẩm, đồ dùng thiết yếu, khẩu trang, nước rửa tay, máy đo thân nhiệt, máy thở.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại NHTMCP việt nam thịnh vượng thực trạng và giải pháp khóa luận tốt nghiệp 639 (Trang 80 - 82)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(95 trang)
w